Giới thiệu 

Việc tạo những sản phẩm tốt đã không còn “đủ” để thu hút khách hàng trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng thay đổi nhanh chóng và thị trường cạnh tranh gay gắt. Để tạo nên lợi thế cạnh tranh và chinh phục người dùng, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược phát triển sản phẩm lấy khách hàng làm trung tâm. Hãy cùng StringeeX khám phá các chiến lược này có thể giúp bạn tạo ra sản phẩm thành công. 

The Blue Diamond Gallery

Giới thiệu về phát triển sản phẩm với khách hàng là trung tâm

Việc hiểu rõ nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng là chìa khóa để doanh nghiệp sống sót và vươn mình trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Vậy chiến lược “khách hàng là trung tâm” có thể giúp bạn làm điều đó như thế nào? 

Định nghĩa

Lấy khách hàng làm trung tâm (customer-centric) không chỉ là một chiến lược, mà là một triết lý kinh doanh. Điều này có nghĩa là mọi hoạt động từ thiết kế sản phẩm cho đến quảng cáo đều phải xoay quanh nhu cầu và mong muốn thực sự của khách hàng. 

Khi bạn áp dụng triết lý này khi xây dựng giải pháp, bạn sẽ đi sâu vào việc hiểu khách hàng thực sự muốn gì, họ gặp phải những vấn đề gì trong cuộc sống và sản phẩm của bạn có thể giải quyết những vấn đề đó như thế nào. 

Và đó là cách bạn tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng — chứ không chỉ là những sản phẩm "tiện ích" hay "high-tech" nhưng lại không thật sự cần thiết.

Vai trò

Đặt khách hàng ở vị trí trung tâm là tiền đề để tạo nên giải pháp hút người dùng và đem đến những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp: 

Trước hết, khi bạn thực sự hiểu khách hàng và đặt họ ở vị trí trung tâm, sản phẩm của bạn sẽ phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của thị trường. Việc này không chỉ giúp bạn xác định đúng đối tượng khách hàng mà còn mở ra cơ hội phát triển sản phẩm cho các phân khúc thị trường cụ thể.  

Đồng thời, khi tập trung vào các tính năng “quan trọng” với người dùng, bạn có thể xây dựng và cho ra mắt sản phẩm trong thời gian ngắn hơn với chi phí tiết kiệm hơn. Khả năng xây dựng giải pháp nhanh chóng sẽ giúp bạn thích nghi nhanh chóng với những xu hướng mới. 

StockVault

Sau tất cả, phát triển giải pháp với khách hàng là trung tâm sẽ giải quyết tốt hơn vấn đề của họ và mang đến trải nghiệm tiêu dùng tốt nhất. Từ đó, họ không chỉ quay lại mua thêm mà còn sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè và người thân. Đây chính là nền tảng để xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành và tạo ra một dòng doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. 

Cách lấy khách hàng làm trung tâm trong phát triển sản phẩm 

StringeeX xin giới thiệu đến bạn những phương pháp hiệu quả nhất để tạo nên giải pháp với khách hàng ở vị trí trung tâm. 

Xác định khách hàng tiềm năng 

Đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tượng khách hàng mà mình muốn nhắm tới. Việc nghiên cứu này có thể thực hiện qua các phương pháp truyền thống như phỏng vấn, khảo sát hoặc các công cụ như Google Analytics và các nền tảng CRM (Customer Relationship Management). 

Khi xác định đúng các nhóm khách hàng cụ thể, hiểu rõ hành vi, sở thích và nhu cầu của họ, bạn sẽ tạo nên sản phẩm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng.

Phát triển tính năng theo nhu cầu ưu tiên của khách hàng

Sau khi hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần quyết định những tính năng nào sẽ thực sự tạo ra giá trị. 

Ví dụ, với một ứng dụng ngân hàng, khách hàng có thể đặc biệt quan tâm đến tính năng bảo mật và tốc độ giao dịch, trong khi đó, một ứng dụng thương mại điện tử lại ưu tiên các tính năng tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng và thanh toán thuận tiện. Việc tập trung vào các tính năng này sẽ giúp bạn cải thiện sản phẩm một cách nhanh chóng và đáp ứng đúng kỳ vọng của người dùng.

Thu thập phản hồi của người dùng khi xây dựng sản phẩm

Phản hồi của khách hàng là chìa khóa giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến sản phẩm, điều chỉnh những điểm yếu và tối ưu trải nghiệm người dùng.

Bằng cách thu thập phản hồi từ người dùng thực tế qua các kênh như TikTok, Facebook, YouTube,... bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc về những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm. Đây cũng là cách hiệu quả để phát hiện những vấn đề tiềm ẩn mà bạn có thể chưa nhận ra trong quá trình phát triển, từ đó điều chỉnh để sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu thực tế. 

Creazialla

Tham khảo ý kiến của người dùng nội bộ 

Mặc dù thu thập phản hồi từ người dùng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, chi phí cho hoạt động này thường khá cao. Một giải pháp thay thế là tổ chức các chương trình trải nghiệm tại công ty để tham khảo ý kiến từ người dùng nội bộ. 

Chẳng hạn như bạn làm về phần mềm kế toán, trước khi ra mắt người dùng, bạn có thể liên hệ với nhân viên kế toán của và để họ trải nghiệm phần mềm. Phản hồi của họ sẽ giúp bạn hiểu họ những bất cập kế toán viên có thể gặp khi sử dụng thực tế, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp. 

Trao đổi cởi mở và liên tục với khách hàng

Doanh nghiệp không thể phát triển thành công nếu không nắm bắt thái độ của người dùng đối với sản phẩm. Do đó, bạn cần lắng nghe và thu thập phản hồi từ người dùng để đảm bảo tạo nên giải pháp “được lòng khách” nhất.

Một cách làm phổ biến là gửi những bài khảo sát ngắn khi người dùng vừa sử dụng xong sản phẩm qua email. Bạn cũng có thể ứng dụng StringeeX Call Center để liên hệ trực tiếp với khách hàng và giải quyết tốt hơn những trường hợp khách chưa hài lòng với sản phẩm. 

IconScout

Tạm kết 

Phát triển sản phẩm lấy khách hàng làm trung tâm không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị thực sự, mà còn là yếu tố cốt lõi xây dựng lòng trung thành và sự tin tưởng. 

Khi sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, bạn không chỉ gia tăng doanh thu mà còn tạo ra một cộng đồng gắn kết, sẵn sàng giới thiệu sản phẩm của bạn cho người khác. 

Đây chính là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn.