Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ, mô hình PESTEL trở thành một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp phân tích được sự tăng trưởng hay suy thoái của thị trường để từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp. Vậy mô hình PESTEL là gì? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình PESTEL là gì?

PESTEL là mô hình thường được áp dụng để đánh giá môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp, từ đó giúp xác định được các cơ hội tiềm ẩn và những rủi ro có thể xuất hiện. 

Mô hình này bao gồm sáu yếu tố quan trọng cần được phân tích:

  • Yếu tố Chính trị: P - Political
  • Yếu tố Kinh tế: E - Economic
  • Yếu tố Xã hội: S - Social
  • Yếu tố Công nghệ: T - Technological
  • Yếu tố Môi trường: E - Environmental
  • Yếu tố Pháp lý: L - Legal

Các yếu tố này liên quan đến môi trường kinh doanh và có thể thay đổi theo thời gian. Do vậy, phân tích PESTEL sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá các ảnh hưởng từ bên ngoài và đưa ra hướng đi đúng đắn bất kể là phải đối mặt với sự thay đổi mang tính chất cốt lõi. Từ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội khi chúng xuất hiện, ví dụ như mở rộng thị trường sang các địa điểm hay lĩnh vực kinh doanh mới.

Ưu điểm của mô hình PESTEL: 

  • Dễ áp dụng: Không cần kiến thức chuyên sâu về kinh tế, luật pháp hay công nghệ, PESTEL là một công cụ dễ dàng để sử dụng trong môi trường doanh nghiệp.
  • Phạm vi phân tích rộng: Bao gồm 6 yếu tố chính, mô hình PESTEL bao quát nhiều khía cạnh của môi trường kinh doanh, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan.
  • Hỗ trợ quyết định chính xác hơn: PESTEL giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, hướng dẫn chiến lược và đánh giá cụ thể rủi ro, cơ hội.
  • Sự chuẩn bị cho tương lai: Không chỉ dừng lại ở hiện tại, mô hình PESTEL còn dự báo tương lai, giúp doanh nghiệp chuẩn bị cho các tình huống và lập kế hoạch phù hợp.
  • Tăng tính cạnh tranh: Hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Nhược điểm của mô hình PESTEL:

  • Không đưa ra giải pháp cụ thể: Mặc dù cung cấp thông tin quý báu, phân tích PESTEL thường không điều chỉnh giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề.
  • Không phân biệt mức độ ảnh hưởng của yếu tố: Mô hình này không phân loại sự ảnh hưởng của từng yếu tố, không xác định được yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố khác.
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm chủ quan: Phân tích PESTEL dễ dàng bị ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân của các quản lý và chuyên gia, từ đó có thể dẫn đến đánh giá không khách quan.

Xem thêm ngay: 5 bước xây dựng một mẫu kế hoạch Marketing chuyên nghiệp

2. Vai trò của phân tích mô hình PESTEL là gì?

Mô hình PESTEL là một công cụ không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Sự nắm bắt và hiểu rõ các khía cạnh của môi trường vĩ mô là quan trọng để định hình quyết định và chiến lược đúng đắn như:

  • Thích nghi và phát triển: Môi trường bên ngoài luôn thay đổi hàng ngày. Do đó, tổ chức doanh nghiệp cần linh hoạt thích nghi với những biến đổi này để duy trì và gia tăng sự phát triển liên tục.
  • Tối ưu hóa sản phẩm: Mô hình PESTEL giúp doanh nghiệp xác định liệu sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại có đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường hay không. Nó giúp xác định thời điểm thích hợp để ra mắt sản phẩm mới hoặc điều chỉnh sản phẩm hiện có để phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Chiến lược tiếp thị: Phân tích các yếu tố xã hội giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, sở thích và xu hướng mua sắm của người tiêu dùng. Điều này giúp họ xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp thị hiệu quả, hướng tới thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Kế hoạch kinh doanh: PESTEL cung cấp cái nhìn tổng quan về môi trường xung quanh hoạt động doanh nghiệp, giúp đánh giá và quản lý các rủi ro tiềm ẩn như đại dịch, chiến tranh, sự biến đổi khác. Điều này giúp doanh nghiệp xác định kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn một cách có hiệu quả.

>>> Xem thêm bài viết: Cách xây dựng chiến lược Marketing Online hiệu quả cho doanh nghiệp

3. Phân tích chi tiết 6 yếu tố cốt lõi trong mô hình PESTEL 

3.1. Political - Yếu tố Chính trị

Những yếu tố chính trị có thể tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp ở một mức độ nhất định, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Các yếu tố này bao gồm chính sách thuế, chính sách bảo vệ người tiêu dùng, thay đổi trong lĩnh vực thương mại, chính sách quản lý ngành công nghiệp và tình hình chính trị tổng quan.

Khi chính phủ quyết định thay đổi mức thuế, ví dụ như việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) có thể gây ra những tác động tích cực lên doanh thu thông qua việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, trong trường hợp tình hình chính trị trong quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động không ổn định, các nhà đầu tư có thể rút vốn ra khỏi thị trường, làm cho doanh nghiệp mất khả năng tiếp tục hoạt động và tái đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

3.2. Economic - Yếu tố Kinh tế

Yếu tố kinh tế trong mô hình PESTEL liên quan đến việc đánh giá các điều kiện kinh tế và cách chúng có thể ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp, bất kể là trong tương lai ngắn hạn hay dài hạn. Các yếu tố kinh tế phổ biến bao gồm lãi suất, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát.

Ví dụ, khi lãi suất cho vay tăng cao, các doanh nghiệp đang vay vốn từ các nguồn tài chính có thể phải đối mặt với các khoản trả nợ lớn hơn so với trước. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, thường là theo hướng giảm.

3.3. Social - Yếu tố Xã hội

Đây là một trong những yếu tố then chốt trong việc nhận biết các sự thay đổi trong xu hướng và văn hóa xã hội trên thị trường và nó có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Yếu tố xã hội này bao gồm các khía cạnh như sở thích của khách hàng, độ tuổi trung bình và lối sống của cộng đồng, cũng như tôn giáo và giá trị văn hóa.

Ví dụ, các quốc gia có dân số lớn tuổi như Nhật Bản thường quan tâm đến các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và thực phẩm an toàn. Dựa trên yếu tố xã hội này, các doanh nghiệp có thể xem xét lại chiến lược sản xuất và tiếp thị của họ để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng trong môi trường đó.

3.4. Technological - Yếu tố Công nghệ 

Yếu tố công nghệ trong mô hình PESTEL liên quan đến sự xuất hiện của các phát minh và công nghệ mới, có thể có tác động đến chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, quá trình sản xuất, quản lý doanh nghiệp và cách tiếp thị. 

Sự phát triển của công nghệ số đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau và thúc đẩy sự dịch chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình trực tuyến hoặc kết hợp đa kênh. Điều này cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa các điểm tiếp xúc với khách hàng và cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho họ.

Ví dụ, các phần mềm chăm sóc khách hàng ngày càng trở nên phổ biến và gần như là một công cụ hỗ trợ quản lý khách hàng không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp. 

StringeeX là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp phần mềm tổng đài Contact Center hoạt động được trên đa kênh, đa nền tảng đang được 1000+ doanh nghiệp tin dùng:

- Tích hợp tính năng video call, live-chat ngay trên website/mobile app, khách hàng chỉ cần click-to-call trên website là có thể gọi ngay tới bộ phận CSKH nhanh chóng. 

Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn như Tổng đài, Facebook, Zalo OA, live-chat, email… về một nền tảng duy nhất để CSKH kịp thời.

- Tự động chia cuộc gọi, chat từ Website, Fanpage, OA cho nhân viên tiếp nhận theo.

- Tự động gọi ra/gửi SMS/email đến khách hàng để xác nhận thông tin đặt hàng, thông báo chương trình khuyến mãi…

- Lưu trữ toàn bộ lịch sử cuộc gọi, file ghi âm và quản lý thông minh bằng phiếu ghi.

- Cung cấp các chỉ số về hiệu quả hoạt động của tổng đài và báo cáo trực quan tại mỗi thời điểm giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi, đánh giá.

- Và hơn 100 tính năng khác…

Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây:

3.5. Environmental - Yếu tố môi trường

Yếu tố này nhằm đánh giá liệu hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và nhân tạo hay không. Mỗi tổ chức doanh nghiệp đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên và năng lượng, chú ý đến biến đổi khí hậu toàn cầu, quản lý khí thải và chất lượng môi trường.

Ví dụ, mới đây, Nhật Bản quyết định sẽ xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý ra biển Thái Bình Dương đã gây ảnh hưởng tâm lý không nhỏ đến người dân các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc. Người tiêu dùng có xu hướng tích trữ nhiều muối và hạn chế ăn hải sản từ biển. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của các doanh nghiệp.

Yếu tố pháp lý liên quan đến các vấn đề hợp pháp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, bao gồm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn công nghệ và quản lý cơ sở vật chất. Bất kể doanh nghiệp hoạt động ở quốc gia nào, chúng phải tuân thủ nghiêm túc các quy định và luật pháp của quốc gia đó, kể cả khi doanh nghiệp đó là 100% vốn đầu tư từ nước ngoài.

Ví dụ, hầu hết các quốc gia đều có các quy định về thuế và yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp thuế đầy đủ. Nếu không tuân thủ các quy định này, doanh nghiệp có thể bị xử phạt và đối mặt với ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của họ.

Xem thêm bài viết: Tổng hợp các mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh đầy đủ và mới nhất 2023

4. Phân tích các case study cụ thể về mô hình PESTEL

Vinamilk - một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sữa tại Việt Nam, đã sử dụng mô hình PESTEL để đánh giá tác động của các yếu tố trong môi trường đối với hoạt động kinh doanh của họ. Cụ thể như sau:

  • Chính trị (Political): Để tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và chất lượng, Vinamilk đã tăng cường đầu tư và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
  • Kinh tế (Economic): Trong bối cảnh thị trường sữa Việt Nam phát triển mạnh, Vinamilk đã tập trung vào tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh về giá cả và chất lượng.
  • Xã hội (Social): Với sự thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng, Vinamilk đã đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là về sữa tươi và sữa đặc.
  • Khoa học và công nghệ (Technological): Vinamilk đã đặt nhiều nguồn lực vào nghiên cứu và phát triển để duy trì chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn công nghệ.
  • Môi trường (Environmental): Bảo vệ môi trường và động vật là ưu tiên quan trọng của Vinamilk và họ đã đầu tư vào công nghệ xử lý chất thải cũng như thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
  • Pháp lý (Legal): Vinamilk đã tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm, đồng thời đầu tư vào nghiên cứu để đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý.

Nhờ phân tích kỹ càng các yếu tố này trong mô hình PESTEL, Vinamilk đã có cái nhìn tổng thể về môi trường kinh doanh và đưa ra quyết định chiến lược thông minh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Tạm kết

Bài viết trên đây đã cung cấp rất đầy đủ các thông tin chi tiết về mô hình PESTEL kèm theo ví dụ thực tế. Môi trường xung quanh doanh nghiệp luôn luôn thay đổi, do vậy StringeeX hy vọng bài viết trên đây đã góp phần giúp doanh xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp dựa vào phân tích mô hình PESTEL.