Mở bài

Trong những năm gần đây, công nghệ low code/no code đã trở thành một xu hướng nổi bật trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Bởi nó có thể hỗ trợ người dùng không có kỹ năng lập trình tạo ra các ứng dụng và quy trình tự động hóa.

Low code/no code là gì?

Nguồn: Internet

Low-code được phát triển để đơn giản hóa quy trình phát triển phần mềm. Nó giúp cả người không chuyên và lập trình viên tạo ứng dụng mà không cần viết (chỉ sử dụng các công cụ trực quan) hoặc viết ít mã hơn phương pháp truyền thống.

Một số nền tảng low-code phổ biến trên thị trường ngày nay bao gồm bubble.io, airdev.co, webflow.com, zapier.com và airtable.com.

Nó không chỉ mở rộng khả năng tiếp cận công nghệ cho nhiều đối tượng mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí.

Low-code/no-code hoạt động như thế nào?

Nguồn: Internet

Trước khi phát triển phần mềm thông qua nền tảng low code/no code, bạn cần xác định nhu cầu và kết quả mong muốn ngay từ đầu. Ví dụ, ứng dụng cần phải giải quyết được vấn đề gì? Ai sẽ sử dụng nó? Bạn cần thông tin và dữ liệu nào để ứng dụng hoạt động.

Người dùng sẽ sử dụng công cụ quản lý quy trình kinh doanh (Business Process Management) để lập kế hoạch về cách thức ứng dụng sẽ hoạt động. Ứng dụng được chia nhỏ thành các module độc lập. 

Mỗi module đảm nhiệm một chức năng cụ thể, chẳng hạn như thu thập dữ liệu, xử lý thông tin hoặc kích hoạt một hành động. Người dùng chỉ cần chọn, kéo thả thành phần, thiết lập thông số và kết nối chúng để tạo giải pháp hoàn chỉnh.

Chuyên gia CNTT hoặc người thử nghiệm beta sẽ kiểm tra ứng dụng đã được thiết kế để đưa ra phản hồi hoặc khuyến nghị cải tiến. Sau khi xử lý vấn đề (nếu có), phần mềm sẽ được đưa vào sử dụng thực tế.

Lợi ích của low code/no code trong phát triển phần mềm

Nguồn: Internet

Thu hẹp khoảng cách giữa developer và non-developer

Công cụ low code và no code cho phép người không có kỹ năng lập trình chuyên sâu cũng có thể tham gia thiết kế và phát triển ứng dụng. 

Cách này giúp giảm bớt việc cho nhóm developers để họ tập trung vào các nhiệm vụ phức tạp hơn trong chu trình phát triển phần mềm như tích hợp hệ thống, tối ưu hóa hiệu suất hoặc xử lý các vấn đề kỹ thuật.

Đẩy nhanh thời gian phát triển phần mềm

Theo nghiên cứu của Forrester, sử dụng low code đẩy nhanh quá trình phát triển phần mềm gấp 10 lần so với phương pháp truyền thống. Nó đặc biệt có ích khi doanh nghiệp cần thay đổi nhanh chóng hoặc ra mắt sản phẩm mới.

Cụ thể, áp dụng các template có sẵn giảm thời gian xây dựng từ đầu. Bạn có thể đơn giản hóa quy trình chỉ bằng cách kéo thả các thành phần vào vị trí mong muốn. Bạn còn được hỗ trợ sẵn một số công cụ để tổ chức và quản lý dữ liệu một cách trực quan.

Giảm rủi ro và tăng lợi tức đầu tư (ROI)

Các nền tảng low-code được phát triển dựa trên các tiêu chuẩn ngành và tích hợp bảo mật tiên tiến nên bạn có thể yên tâm rằng quy trình làm việc và dữ liệu của doanh nghiệp được bảo vệ an toàn.

Người dùng có thể tập trung vào các nhiệm vụ kinh doanh cốt lõi thay vì lo lắng về các vấn đề kỹ thuật phức tạp.

Thách thức và hạn chế của low code/no code

Giới hạn chức năng

Low code chỉ cung cấp các tính năng cơ bản phù hợp với các trường hợp đơn giản và phổ biến thông qua kéo thả. 

Nếu cần triển khai một tính năng phức tạp hoặc tùy chỉnh mà công cụ không hỗ trợ, bạn phải sử dụng mã hóa thủ công để mở rộng chức năng.

Chưa kể đến việc bạn có thể làm được không, tích hợp mã thủ công vào các nền tảng low-code đôi khi phức tạp và tốn kém. Trong một số trường hợp, chi phí và công sức tùy chỉnh nền tảng low-code có thể cao hơn việc phát triển một giải pháp phần mềm hoàn chỉnh ngay từ đầu.

Nói tóm lại, low code không phải lựa chọn tối ưu cho các dự án quá phức tạp hoặc yêu cầu nhiều tùy biến.

Giới hạn bảo mật

Mặc dù các nền tảng low code thường đi kèm với các giao thức bảo mật tích hợp sẵn nhưng độ bảo mật của chúng không cao như các giải pháp phần mềm được phát triển độc lập ngay từ đầu.

Khi sử dụng low code, người dùng không có quyền kiểm soát đầy đủ đối với mã nguồn hoặc bảo mật dữ liệu nên bạn buộc phải phụ thuộc vào giao thức bảo mật do nhà cung cấp nền tảng low code thiết lập. Nó cũng không cho phép bạn tự kiểm tra và khắc phục các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn. 

Tương lai của low code/no code trong phát triển phần mềm
 

Nguồn: Internet

Theo Gartner, đến năm 2024, low code sẽ chiếm hơn 65% hoạt động phát triển ứng dụng, tăng mạnh so với mức 20% vào năm 2020. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi nhu cầu chuyển đổi số ngày càng lớn, với 66% tổ chức dự định tăng cường nỗ lực phát triển mã thấp. 

Điều này cũng dẫn đến một làn sóng áp dụng low code mạnh mẽ, với dự báo thị trường sẽ đạt giá trị 187 tỷ USD vào năm 2030, theo nghiên cứu từ Forrester Research.

Sự phát triển và thách thức là đôi bạn song hành. Để đi đến con đường đầy sự hứa hẹn của tăng trưởng, đa dạng và đổi mới, low code phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản.

Hầu hết mọi người đều nghĩ low code chỉ phù hợp với các ứng dụng đơn giản, sơ khai. Nhiều doanh nghiệp trong các ngành có nhu cầu phức tạp như tài chính và y tế thường nghi ngờ khả năng của các nền tảng low code trong việc xử lý các chức năng phức tạp, yêu cầu bảo mật và tuân thủ quy định.

Sự kháng cự với thay đổi trong tổ chức cũng có thể là một rào cản lớn. Ví dụ, các lập trình viên truyền thống có thể cảm thấy bị đe dọa bởi sự xuất hiện của low-code và phản đối việc triển khai nó.

Kết bài

Tương lai của phát triển phần mềm không còn bị giới hạn bởi kiến thức lập trình chuyên sâu. Ngày nay, người không chuyên cũng có thể phát triển phần mềm và ứng dụng đơn giản trên nền tảng low code/no code. Hãy thử ngay nhé!