Apple là một trong những đế chế công nghệ lớn nhất thế giới khi được định giá lên tới 3.000 tỷ USD vào 2022. Đây chính là con số mà rất nhiều doanh nghiệp mơ ước. Hãy cùng StringeeX tìm hiểu về chiến lược marketing của Apple - một trong những bí quyết làm nên thành công của tập đoàn công nghệ này nhé!

1. Tổng quan về Apple - Tập đoàn công nghệ hàng đầu

Apple chính là một trong những “đế chế công nghệ” hàng đầu thế giới

Apple là một tập đoàn công nghệ của Mỹ, có trụ sở tại Cupertino, bang California. Tập đoàn được thành lập vào năm 1976, bởi 3 nhà sáng lập: Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. 

Trải qua gần 50 năm phát triển, từ một công ty máy tính, Apple đã dần trở thành một “đế chế công nghệ” hàng đầu trên toàn cầu. Các sản phẩm nổi bật của tập đoàn này bao gồm: Điện thoại thông minh Iphone, máy tính bảng Ipad, laptop Macbook, máy tính để bàn Mac, tai nghe không dây AirPods,... 

Trong lĩnh vực phần mềm, Apple gây ấn tượng với hàng loạt hệ điều hành và trình duyệt như: iOS, iPadOS, macOS, iTunes, trình duyệt web Safari,... Có thể thấy, những sản phẩm của Apple đều rất quen thuộc với mỗi chúng ta.

2. Tìm hiểu khách hàng mục tiêu của Apple

Để hiểu sâu về chiến lược marketing của Apple thì trước hết cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu mà “gã khổng lồ” này nhắm đến:

Đặc điểm

Khách hàng mục tiêu của Apple

Giới tính

Cả nam và nữ

Độ tuổi

Từ khoảng 20 - 45 tuổi

Thu nhập

Thu nhập cao

Sở thích

Yêu thích công nghệ, sẵn sàng chi trả số tiền nhiều hơn để sở hữu sản phẩm chất lượng cao

2. Chiến lược marketing của Apple theo mô hình 4P

Chiến lược marketing của Apple có gì độc đáo?

Chiến lược marketing của Apple chính là một trong những nhân tố tạo nên thành công cho tập đoàn tỷ đô này. Chúng ta hãy cùng phân tích chiến lược này theo mô hình 4P:

2.1 Chiến lược marketing mix của Apple về sản phẩm (Product)

Ưu tiên đầu tư vào sản phẩm chính là chìa khóa giúp sản phẩm của Apple trở nên độc đáo và khác biệt so với các đối thủ khác trên thị trường.

Khác biệt hóa - tập trung vào chất lượng sản phẩm

Apple chú trọng tới việc nâng cấp sản phẩm liên tục

Thứ nhất, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple thể hiện ở việc: Không ngừng tạo nên đột phá trong thiết kế sản phẩm. Theo đó, Apple không chỉ tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm của mình bằng các tính năng ưu việt, mà còn thông qua thiết kế vô cùng độc đáo. 

Ví dụ: Apple là hãng tiên phong đi đầu trong việc tạo nên các xu hướng thiết kế mới. Năm 2017, chính hãng này là người tiên phong “khai sinh” ra xu hướng màn hình tai thỏ, bắt đầu với thiết kế của Iphone X.

Thứ hai, chiến lược này của Apple được thể hiện ở việc phát triển hệ điều hành riêng biệt cho sản phẩm.

Nếu như các hãng công nghệ khác sử dụng hệ điều hành Windows cho máy tính, thì Apple lại phát hành riêng hệ điều hành MacOS để sử dụng cho những chiếc Mac hay Macbook. Nếu như các hãng điện thoại khác sử dụng chung hệ điều hành Android cho smartphone thì Apple lại “khác biệt” bằng cách sử dụng hệ điều hành iOS cho Iphone.

Apple thực hiện đa dạng hóa sản phẩm

Không chỉ dừng lại ở vài sản phẩm chủ chốt, Apple liên tục phát triển đa dạng hóa các dòng sản phẩm của mình để phục vụ cho phân khúc cao cấp. 

Ví dụ: Bên cạnh các sản phẩm iPhone, iPad, Mac, Macbook, Apple Watch,... hãng này còn phát triển các dịch vụ khác đi kèm (bao gồm: Dịch vụ chăm sóc và bảo hành Apple Care, dịch vụ thanh toán Apple Pay, dịch vụ lưu trữ đám mây iCloud,...).

2.2 Chiến lược marketing mix của Apple về giá bán (Price)

Các mức giá của sản phẩm đều mang 2 con số 9 và gây ấn tượng với người dùng

Dưới đây là một vài chiến lược giá mà Apple đã sử dụng để góp phần tạo nên thành công:

Chiến lược giá hớt váng sữa

Hiện nay, Apple là một trong những doanh nghiệp sử dụng chiến lược “hớt váng” thành công nhất thế giới. Điều này có thể thấy rõ ở mỗi lần hãng này ra mắt sản phẩm mới.

Trước khi chính thức ra mắt, hàng loạt những tin đồn về sản phẩm sẽ được lan truyền, nhằm mục đích khơi dậy sự tò mò của khách hàng. Như vậy, khách hàng sẽ muốn trở thành người sở hữu sản phẩm sớm nhất và sẵn sàng ứng tiền đặt trước hoặc bỏ ra chi phí lớn để mua hàng.

Cửa hàng của Apple thu hút nhiều người tới xếp hàng để mua sản phẩm mới

Trong đợt mở bán đầu tiên, số lượng sản phẩm của Apple được bán ra rất hạn chế. Đây lại tiếp tục là tín hiệu khiến khách hàng cảm thấy sự khan hiếm của sản phẩm và càng gia tăng quyết tâm mua hàng.

Chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị

Về việc định giá sản phẩm, Apple sử dụng chiến lược định giá theo giá trị. Theo đó, Apple thường xuyên định giá cao để thể hiện rằng sản phẩm của họ thuộc phân khúc cao cấp, mang tính chất lượng, thời thượng. Việc định giá này phần lớn dựa vào cảm nhận của khách hàng hơn so với giá trị thực tế của sản phẩm.

Chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị chính là một chức năng quan trọng trong việc thể hiện giá trị thương hiệu trong mắt khách hàng. 

Chiến lược định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng

Chiến lược này được Apple sử dụng nhằm nâng cao doanh số bán hàng và thu hút khách hàng quan tâm tới sản phẩm. Điều này có thể thấy rõ ở bảng giá niêm yết sản phẩm iPhone 15 Pro Max tại thị trường Mỹ:

Phân loại

Giá bán (USD)

iPhone 15 Pro Max bản 256GB

1199 USD

iPhone 15 Pro Max bản 512GB

1399 USD

iPhone 15 Pro Max bản 1TB

1599 USD

 

Giá bán sản phẩm thường được kết thúc bằng 2 con số 9. Điều này sẽ tạo ra cảm giác giá rẻ hơn và hấp dẫn hơn cho khách hàng, mặc dù sự khác biệt trong mức giá là không đáng kể so với một con số chẵn.

3. Chiến lược marketing mix của Apple về phân phối (Place)

Tập trung vào trải nghiệm khách hàng tại điểm bán là một phần trong chiến lược marketing của Apple

Apple sử dụng chiến lược phân phối đa dạng, thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm:

  • Kênh phân phối trực tiếp: Sản phẩm được phân phối trực tiếp tới tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hệ thống website và cửa hàng chính hãng của Apple.
  • Kênh phân phối trung gian, bao gồm: Đại lý của công ty, các cửa hàng bán lẻ điện tử tại địa phương hoặc đối tác ủy quyền.

Ví dụ, tại thị trường Việt Nam, Apple có 2 nhà phân phối độc quyền chính thức là Viettel và Vinaphone. Ngoài ra, họ cũng hợp tác với nhiều nhà bán lẻ uy tín như: Thế Giới Di Động, Nguyễn Kim, FPTShop, Viễn Thông A,... nhằm mục đích tiếp cận sâu rộng hơn tới khách hàng.  

Tại điểm bán của Apple, hãng cũng tập trung vào trải nghiệm khách hàng. Thay vì PR hay quảng cáo rầm rộ, Apple đề cao trải nghiệm thực tế và đặc biệt quan tâm tới việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. 

Theo một nghiên cứu từ Nielsen, có tới 70% khách hàng tới cửa hàng chính hãng của Apple đều quyết định mua ít nhất 1 sản phẩm. Điều này cho thấy, hãng đã làm rất tốt việc marketing ngay tại điểm bán.

4. Chiến lược marketing mix của Apple về xúc tiến thương mại (Promotion)

Quảng cáo của hãng gây ấn tượng mạnh bởi sự độc đáo, mới lạ

Là một thương hiệu cao cấp, Apple thường tập trung đề cao trải nghiệm khách hàng và nhấn mạnh tới sự khác biệt. Ngoài ra, “gã khổng lồ” này còn rất ít sử dụng tới công cụ khuyến mãi, giảm giá.

Quảng cáo độc đáo, tập trung vào giá trị sản phẩm

Trong chiến lược marketing của Apple về xúc tiến thương mại, quảng cáo chính là một công cụ được hãng sử dụng rất thành công. Theo đó, các quảng cáo của “gã khổng lồ” đều tập trung vào lợi ích sản phẩm mang tới cho khách hàng, đồng thời tập trung vào yếu tố độc đáo, khác biệt.

Ví dụ chiến dịch quảng cáo “Think Different” đã góp phần tạo bước đà để thương hiệu Apple vươn tới đỉnh cao như ngày nay. Steve Jobs cùng đội ngũ sáng tạo của hãng đã tham gia từ khâu lựa chọn diễn viên (Những người có lối suy nghĩ khác biệt và “điên rồ” nhất) để xuất hiện trong quảng cáo của mình. 

Chính nhờ lối suy nghĩ khác biệt mà Apple đã tạo nên một dấu ấn lớn đối với nhiều khán giả trên thế giới. Chỉ sau 12 tháng diễn ra chiến dịch trên,  doanh số của Apple đã tăng vọt, cổ phiếu của công ty cũng tăng gấp 3 lần.

Có rất ít chương trình khuyến mãi, giảm giá

Trong chiến lược marketing của Apple về xúc tiến bán, hãng rất ít khi sử dụng các công cụ xúc tiến bán như khuyến mãi, giảm giá. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi thương hiệu Apple được định vị là một thương hiệu cao cấp, sang trọng. Đồng thời họ chú tâm vào nhấn mạnh từng giá trị trong chất lượng sản phẩm của mình hơn là đề cập tới mức giá. 

Điều này góp phần tạo nên sự cạnh tranh cho các sản phẩm của Apple so với đối thủ. Thay vì chỉ nói về giá, hãng lựa chọn đề cao tính ưu việt của sản phẩm và những giá trị sản phẩm mang tới cho khách hàng. Đây mới là những yếu tố quyết định tới việc khách hàng sẵn sàng trả tiền.

Tạm kết

Như vậy, chúng ta vừa mới tìm hiểu về chiến lượng marketing của Apple. Mặc dù không tập trung vào quảng cáo rầm rộ mà chủ yếu đề cao trải nghiệm khách hàng, Apple vẫn thu về doanh số khổng lồ hàng năm. Có thể thấy đây chính là một trong những bí quyết để tạo nên thành công của “đế chế công nghệ” hàng đầu thế giới này. 

StringeeX là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp phần mềm tổng đài Contact Center hoạt động được trên đa kênh, đa nền tảng đang được 1000+ doanh nghiệp tin dùng:

- Tích hợp tính năng video call, live-chat ngay trên website/mobile app, khách hàng chỉ cần click-to-call trên website là có thể gọi ngay tới bộ phận CSKH nhanh chóng. 

Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn như Tổng đài, Facebook, Zalo OA, live-chat, email… về một nền tảng duy nhất để CSKH kịp thời.

- Tự động chia cuộc gọi, chat từ Website, Fanpage, OA cho nhân viên tiếp nhận theo.

- Tự động gọi ra/gửi SMS/email đến khách hàng để xác nhận thông tin đặt hàng, thông báo chương trình khuyến mãi…

- Lưu trữ toàn bộ lịch sử cuộc gọi, file ghi âm và quản lý thông minh bằng phiếu ghi.

- Cung cấp các chỉ số về hiệu quả hoạt động của tổng đài và báo cáo trực quan tại mỗi thời điểm giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi, đánh giá.

- Và hơn 100 tính năng khác…

Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây: