Grab là một kỳ lân công nghệ trong lĩnh vực gọi xe công nghệ tại Đông Nam Á. Để đạt được thành công và có vị thế như ngày hôm nay, hãng đã có nhiều chiến lược marketing đúng đắn, đánh trúng insight khách hàng. Trong bài viết này, bạn hãy cùng StringeeX tìm hiểu xem những chiến lược marketing của Grab là gì nhé!
1. Tổng quan về Grab - Ông lớn ngành gọi xe công nghệ
Grab nổi tiếng là một kỳ lân công nghệ tại Đông Nam Á
Grab là một công ty công nghệ hàng đầu Đông Nam Á với trụ sở chính được đặt tại Singapore. Đây là công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển và gọi xe thông qua ứng dụng trực tuyến.
“Ông lớn” trong ngành gọi xe công nghệ - Grab, được thành lập vào năm 2012 bởi 2 nhà sáng lập là: Anthony Tan và Tan Hooi Ling tại Kuala Lumpur, Malaysia. Trải qua 7 năm hành trình phát triển, tới năm 2019 Grab đã phát triển thành một công ty lớn với hơn 6000 nhân viên, hoạt động tại 319 thành phố, thuộc 8 quốc gia.
Grab hoạt động với vai trò kết nối hàng triệu tài xế, nhà hàng, đối tác kinh doanh với khách hàng. Hiện nay, hãng có các dịch vụ nổi bật như sau: GrabTaxi; GrabCar; GrabBike; GrabHitch; Grab Food; GrabExpress; Grabpay. Có thể thấy, càng ngày Grab càng tập trung vào việc mở rộng và cải tiến dịch vụ.
Tại Việt Nam, Grab đang chiếm vị trí số 1 trong ngành gọi xe công nghệ với 74,6% thị phần (Theo số liệu của ABI Research vào năm 2020).
2. Tìm hiểu về khách hàng mục tiêu của Grab
Khách hàng mục tiêu của Grab là người thường xuyên tiếp xúc với công nghệ
Việc tìm hiểu khách hàng mục tiêu của Grab sẽ giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận và phân tích chiến lược marketing của Grab hơn. Dưới đây là những đặc điểm về khách hàng mục tiêu của Grab:
Đặc điểm | Khách hàng mục tiêu của Grab |
Giới tính | Cả nam và nữ |
Độ tuổi | Nhóm thanh niên (18 - 24 tuổi) và nhóm trưởng thành (25 - 35 tuổi) |
Vị trí địa lý | Tập trung ở đô thị, các thành phố phát triển. Đặc biệt là 2 thành phố lớn: Hà Nội và TP.HCM |
Thu nhập | Trung bình - khá trở lên |
Lối sống | Mục tiêu khách hàng là những người bận rộn, luôn muốn tối ưu hóa thời gian. |
Sở thích | Am hiểu về xu hướng công nghệ, thường tìm kiếm sự tiện lợi, nhanh chóng |
Thói quen | Thường di chuyển tới nơi làm việc, học tập bằng dịch vụ gọi xe |
3. Phân tích chiến lược marketing của Grab theo mô hình 4P
Chiến lược marketing của Grab đã giúp hãng nâng tầm thương hiệu tại Việt Nam. Từ đó, trở thành thương hiệu “top of mind” trong ngành gọi xe công nghệ.
3.1 Chiến lược marketing của Grab về sản phẩm (Product)
Grab hiện đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Grab sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Chiến lược này cũng giúp Grab có được thì phần đáng kể ở từng quốc gia mà hãng đi qua.
Ban đầu, khi mới gia nhập thị trường Việt Nam, Grab có các dịch vụ chính như: GrabBike (Dịch vụ gọi xe ôm công nghệ), GrabCar (Dịch vụ đặt xe hơi riêng), GrabTaxi (Dịch vụ đặt taxi),... Sau đó, hãng đã mở rộng thêm nhiều dịch vụ khác như: GrabExpress (Dịch vụ vận chuyển hàng hóa), GrabFood (Dịch vụ giao đồ ăn),... và gần đây là GrabShare (Dịch vụ đi chung xe) để cạnh tranh với các đối thủ Go-Viet hay Be.
Chưa hết, hãng còn cung cấp các dịch vụ thanh toán như: GrabPay, GrabPay Credits giúp khách hàng dễ dàng thanh toán bằng thẻ cho dịch vụ gọi xe.
Nhìn chung, Grab đã liên tục hoàn thiện mình và thay đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng, đồng thời thích nghi với thị trường luôn thay đổi. Điều này đã khẳng định rằng Grab không chỉ đơn thuần là một ứng dụng gọi xe công nghệ, mà còn là một “siêu ứng dụng” cung cấp cho người dùng nhiều dịch vụ hữu ích.
3.2 Chiến lược marketing của Grab về giá bán (Price)
Định giá cước tương đương nhưng ổn định hơn đối thủ là một phần trong chiến lược marketing của Grab tại Việt Nam
Khi mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Grab phải đối mặt với đối thủ lớn nhất là Uber. Vì vậy, hãng đã áp dụng chiến lược định giá xâm nhập, cố gắng cắt giảm chi phí nhiều nhất có thể để hạ mức giá tối đa cho người tiêu dùng.
Có thể thấy, so với Uber thì Grab có mức giá khá tương đương nhưng lại duy trì được tính ổn định cao. Ngoài ra, Grab còn cho người dùng thấy rõ ràng mức phí mà họ cần bỏ ra để sử dụng dịch vụ, trong khi đó Uber chỉ có thể ước tính một con số tương đối. Đây chính là ưu điểm nổi bật mà Grab đã tạo ra so với đối thủ. Ưu điểm này đã góp phần giúp Grab “đẩy” Uber ra khỏi thị trường Việt Nam.
3.3 Chiến lược marketing của Grab về phân phối (Place)
Người dùng có thể đặt dịch vụ trực tiếp thông qua ứng dụng của hãng
Grab chủ yếu sử dụng chiến lược phân phối trực tiếp cho dịch vụ gọi xe. Hãng đã phát triển ứng dụng để kết nối khách hàng với các tài xế. Người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại smartphone là đã có thể tải ứng dụng từ Google Play hoặc App Store về máy. Giao diện ứng dụng đơn giản, bắt mắt, dễ thao tác chính là điểm cộng giúp Grab “ăn điểm” từ khách hàng.
Khi truy cập ứng dụng, người dùng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ, ví dụ như: Đặt xe nhanh chóng, đặt đồ ăn, thanh toán các dịch vụ tiện ích hay chuyển tiền với Moca,...
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể gọi xe trực tiếp thông qua tài xế Grab. Điều này rất dễ dàng bởi hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những tài xế này tại các khu trung tâm mua sắm, ga tàu, sân bay hay các khu văn phòng,...
3.4 Grab và chiến lược marketing về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Grab đã hợp tác với “nữ hoàng rapper” Suboi để truyền thông về thương hiệu
Đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo truyền thông
Grab đã tiếp cận người tiêu dùng qua truyền thông đa kênh, bao gồm mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram,...). Đây vốn là nơi khách hàng mục tiêu của họ hoạt động và tương tác rất nhiều. Thông qua các bài viết được chia sẻ, hãng đã tăng độ nhận diện và nhận thức thương hiệu của người dùng lên một cách nhanh chóng. Grab cũng khá nhanh nhạy trọng việc tận dụng các trend hot trên mạng xã hội để đẩy thông điệp truyền thông tốt hơn.
Ngoài ra, hãng còn sử dụng “visual marketing”, khai thác tối đa các yếu tố thiết kế, màu sắc, hình ảnh để đạt được hiệu quả cao trong việc tăng nhận diện thương hiệu. Có thể dễ thấy rằng, màu sắc chủ đạo xuất hiện trong nội dung quảng cáo của Grab chính là màu xanh lá cây (Màu sắc chủ đạo trong hệ thống nhận diện thương hiệu của hãng).
Grab cũng tích cực hợp tác với người nổi tiếng để PR về thương hiệu, đồng thời giúp thương hiệu trở nên uy tín hơn. Một số người nổi tiếng đã hợp tác với Grab để quảng bá sản phẩm là: Hoa hậu H’hen Niê trong chiến dịch truyền thông “Cùng Grab chung tay chở Tết về gần”, nữ hoàng rapper Suboi trong chiến dịch “Grab liên hoàn deal”,...
Liên tục tung ra chương trình khuyến mãi
Grab liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của hãng
Để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ, Grab thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu hay các chương trình tri ân khách hàng, tích điểm đổi quà. Ví dụ: Hãng đã giảm tới 30% cho những ai nhập mã giảm giá “DAYDIGC” hoặc “GB3SIEU” trong chiến dịch “Liên hoàn deal”.
Hãng cũng phát triển GrabRewards để tri ân những khách hàng thân thiết. Với những khách hàng thuộc Hội viên GrabUnlimited, khi chi tiêu mỗi 7000 đồng trên bất kỳ ứng dụng: GrabCar; GrabBike; Grab Food; GrabExpress thì sẽ được cộng thêm 1 điểm. Khách hàng có thể đổi điểm để nhận thêm voucher hoặc đổi lấy quà khác thông qua ứng dụng Grab.
Tạm kết
Vậy là vừa rồi bạn vừa mới cùng StringeeX tìm hiểu chiến lược marketing của Grab tại thị trường Việt Nam. Có thể nói rằng, hãng đã có một chiến lược marketing rất đúng đắn và độc đáo. Điều này đã góp phần đưa Grab trở thành người “soán ngôi vương” trong ngành gọi xe công nghệ tại Việt Nam hiện nay.
Trong thời đại công nghệ phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bên cạnh các chiến lược Marketing, việc triển khai các hoạt động chăm sóc khách hàng cũng vô cùng quan trọng và cần thiết.
Các phần mềm chăm sóc khách hàng ngày càng trở nên phổ biến và gần như là một công cụ hỗ trợ quản lý khách hàng không thể thiếu trong hầu hết các doanh nghiệp.
StringeeX là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp phần mềm tổng đài Contact Center hoạt động được trên đa kênh, đa nền tảng đang được 1000+ doanh nghiệp tin dùng:
- Tích hợp tính năng video call, live-chat ngay trên website/mobile app, khách hàng chỉ cần click-to-call trên website là có thể gọi ngay tới bộ phận CSKH nhanh chóng.
- Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn như Tổng đài, Facebook, Zalo OA, live-chat, email… về một nền tảng duy nhất để CSKH kịp thời.
- Tự động chia cuộc gọi, chat từ Website, Fanpage, OA cho nhân viên tiếp nhận theo.
- Tự động gọi ra/gửi SMS/email đến khách hàng để xác nhận thông tin đặt hàng, thông báo chương trình khuyến mãi…
- Lưu trữ toàn bộ lịch sử cuộc gọi, file ghi âm và quản lý thông minh bằng phiếu ghi.
- Cung cấp các chỉ số về hiệu quả hoạt động của tổng đài và báo cáo trực quan tại mỗi thời điểm giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi, đánh giá.
- Và hơn 100 tính năng khác…
Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây: