Mở bài
Dữ liệu khách hàng là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Vì nó giúp bạn hiểu khách hàng muốn gì để cung cấp đúng những gì họ cần, những gì giải quyết được vấn đề của họ.
Quản lý khối dữ liệu khổng lồ này sao cho hiệu quả và tối ưu không phải dễ. Hãy để Customer Data Platforms giúp bạn đơn giản hóa công việc này.
Customer Data Platforms (CDP) là gì?
Nguồn: Internet
Customer Data Platform (CDP) là một nền tảng công nghệ tiên tiến, giúp doanh nghiệp thu thập, tích hợp và phân tích dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. CDP tạo ra một hệ thống dữ liệu thống nhất, toàn diện và chi tiết, mang lại cái nhìn sâu sắc và đầy đủ về khách hàng.
Phân biệt CDP với CRM và DMP
CDP, CRM VÀ DMP có nhiều điểm tương đồng vì chúng đều liên quan đến việc thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng. Để phân biệt, hãy tham khảo những điểm sau.
CDP
Nguồn: Internet
CDP vượt trội hơn trong việc thu thập và lưu trữ dữ liệu khách hàng vì nó tổng hợp từ nhiều nguồn bao gồm cả online, offline và thậm chí là những tương tác ẩn danh.
Nhờ khả năng tích hợp dữ liệu toàn diện và đa chiều, CDP mang lại bức tranh toàn cảnh về khách hàng để cải thiện chiến lược tiếp thị, cá nhân hóa trải nghiệm và nâng cao hiệu quả bán hàng.
CRM
CRM (Customer Relationship Management) tập trung vào việc quản lý quan hệ khách hàng, tương tác trực tiếp giữa họ và doanh nghiệp. Mục tiêu chính là duy trì và phát triển các mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
DMP
Nguồn: Internet
DMP thu thập dữ liệu trực tuyến từ cookie. Nó ở dạng ẩn danh và có thời gian lưu trữ ngắn, chỉ khoảng 90 ngày để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. DMP được sử dụng dành riêng cho quảng cáo trực tuyến như Facebook Ads và Google Ads để hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số.
Vai trò và lợi ích của CDP đối với kinh doanh và marketing
Nguồn: Internet
Cá nhân hóa và tối ưu trải nghiệm khách hàng
Nhờ khả năng tổng hợp dữ liệu toàn diện từ CDP, doanh nghiệp có thể nắm bắt sâu sắc hành vi, sở thích và nhu cầu của từng khách hàng. Điều này cho phép họ xây dựng các thông điệp, sản phẩm hoặc dịch vụ được cá nhân hóa tối đa, đáp ứng chính xác kỳ vọng của mỗi cá nhân.
Quy trình này tự động hóa, giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian và chi phí so với các phương pháp truyền thống.
Phối hợp hiệu quả với các chiến dịch marketing
Việc triển khai chiến dịch marketing trên nhiều kênh khác nhau thường gây khó khăn trong việc thu thập và quản lý thông tin khách hàng. CDP giải quyết vấn đề này bằng cách thống nhất dữ liệu từ các kênh, tạo nên một nguồn thông tin tập trung, đồng nhất.
Không chỉ hỗ trợ cung cấp dữ liệu chính xác cho các hoạt động hiện tại, CDP còn sắp xếp và tổng hợp thông tin mới giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến dịch marketing trong tương lai.
Tối ưu quảng cáo dựa trên dữ liệu khách hàng
Bằng cách liên kết dữ liệu khách hàng với lịch sử mua sắm của họ, CDP cho phép doanh nghiệp nhận diện chính xác tệp khách hàng mục tiêu. Điều này giúp giảm thiểu tối đa việc phân phối quảng cáo không phù hợp, tránh lãng phí nguồn lực.
Tăng cường hiệu quả chiến lược marketing
Khuyến khích khách hàng tham gia các hoạt động như đăng ký, khảo sát hoặc cung cấp thông tin.
Khi khách hàng nhận nội dung được cá nhân hóa và phù hợp với sở thích, họ sẽ tương tác tích cực hơn với các kênh tiếp thị. Chúng bao gồm bài đăng trên mạng xã hội, email hoặc các cuộc gọi từ doanh nghiệp.
Cá nhân hóa giúp khách hàng cảm thấy họ được doanh nghiệp quan tâm và đánh giá cao. Những người này sẽ chủ động trở thành khách hàng trung thành của công ty.
Các tính năng CDP quan trọng
Hợp nhất dữ liệu khách hàng
Các loại dữ liệu mà CDP có thể thu thập bao gồm:
- Hồ sơ khách hàng
- Dữ liệu tương tác
- Dữ liệu hành vi
- Thông tin chiến dịch
- Dữ liệu hỗ trợ khách hàng
- Dữ liệu từ hệ thống khác
Xử lý dữ liệu đa dạng về định dạng và loại
Dữ liệu khách hàng thường tồn tại ở ba định dạng chính:
- Dữ liệu phi cấu trúc
- Dữ liệu có cấu trúc
- Dữ liệu bán cấu trúc
CDP được thiết kế để thu thập và xử lý dữ liệu từ mọi định dạng này, thậm chí dữ liệu ở cấp độ event data, đảm bảo khả năng tích hợp toàn diện và hiệu quả.
Không giới hạn thời gian lưu trữ dữ liệu
Hiện nay, nhiều CDP tự động xóa dữ liệu sau 30 ngày. Nếu cần CDP cho doanh nghiệp, bạn nên chọn giải pháp không giới hạn thời gian lưu trữ.
Điều này không có nghĩa là bạn nên lưu trữ vô thời hạn. Các công ty cần cân nhắc xóa một số loại dữ liệu để đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo mật và quyền riêng tư của khách hàng.
Khả năng học máy (ML) và trí tuệ nhân tạo (AI)
Khối lượng dữ liệu khách hàng của hầu hết doanh nghiệp đều rất lớn nên phân tích thủ công chúng là điều không khả thi. CDP tích hợp trí tuệ nhân tạo và học máy giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hồ sơ Dynamic
Học máy và AI có thể giúp doanh nghiệp tạo hồ sơ Dynamic. Nó được cập nhật liên tục dựa trên các thuộc tính và hành vi của khách hàng trong thời gian thực. Nhờ phân khúc khách hàng chính xác, hồ sơ này hỗ trợ xây dựng thông điệp phù hợp và cá nhân hóa trải nghiệm cho từng người.
Trải nghiệm được cá nhân hóa
Chia sẻ dữ liệu khách hàng từ CDP đến các hệ thống khác trong doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng trải nghiệm cá nhân hóa tốt hơn.
Ví dụ, website hiển thị nội dung và sản phẩm phù hợp với từng người dựa trên dữ liệu. Nó còn tạo các chiến dịch email được thiết kế riêng, nhắm đúng đối tượng với thông điệp phù hợp.
Dựa vào CDP, doanh nghiệp có thể điều chỉnh các điểm chạm để đáp ứng nhu cầu khách hàng ở từng giai đoạn khác nhau trong hành trình mua sắm.
Khả năng mở rộng dữ liệu
Khi chọn CDP, bạn hãy nghĩ đến tương lai xa hơn. Nếu doanh nghiệp mở rộng chiến lược quản lý dữ liệu và trải nghiệm khách hàng, hãy xem xét tính năng mở rộng quy mô phân tích, xử lý và truy vấn dữ liệu.
Linh hoạt trong hành trình khách hàng
Nhu cầu của khách hàng liên tục thay đổi. CDP cần có khả năng linh hoạt và thích ứng nhanh chóng để bắt kịp sự biến động của thị trường.
Bảo mật và quyền riêng tư
Bạn hãy chọn một CDP được trang bị tính năng bảo mật cấp doanh nghiệp. Đó có thể gồm mã hóa dữ liệu trong quá trình truyền và lưu trữ, tuân thủ các tiêu chuẩn xác thực và ủy quyền, cùng chứng nhận từ các tổ chức uy tính như ISO/IEC 27001 và SOC 2 Type 2.
Triển khai nhanh chóng và hiệu quả
Một CDP chất lượng nên mang lại giá trị sử dụng ngay lập tức thông qua khả năng tích hợp sẵn và sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia ngay từ những bước đầu triển khai.
Thách thức khi triển khai CDP
Một số doanh nghiệp có thể gặp trở ngại trong việc tích hợp CDP vì hệ thống hiện tại của họ đã lỗi thời hoặc thiếu dữ liệu chất lượng.
Để vận hành CDP hiệu quả, doanh nghiệp cần đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp.
Các giai đoạn cần thiết để xây dựng CDP
Xác định mục tiêu và yêu cầu
Trước khi xây dựng CDP, hãy nghĩ về mục tiêu của bạn. Ví dụ, nhu cầu của khách hàng là gì? Bạn cần làm gì để đáp ứng những mong muốn này?
Từ đó, bạn xác định yêu cầu đối với CDP. Chẳng hạn như khả năng lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả, thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, khả năng phân tích dữ liệu và đưa ra thông tin hữu ích.
Phân tích dữ liệu hiện có
Phân tích dữ liệu hiện có giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về dữ liệu khách hàng mà họ đang có. Đó bao gồm định dạng lưu trữ, mức độ đầy đủ và tính chính xác của dữ liệu. Khi phát hiện các lỗ hổng, doanh nghiệp có thể bổ sung dữ liệu cần thiết để khắc phục vấn đề.
Lựa chọn CDP
Thị trường hiện nay có rất nhiều giải pháp CDP. Bạn hãy chọn giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của mình thông qua các yếu tố chi phí, chức năng và khả năng tích hợp với các hệ thống hiện có của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược triển khai
Nội dung của chiến lược triển khai thường bao gồm lộ trình triển khai, nguồn lực, kế hoạch đào tạo và hỗ trợ.
Triển khai và vận hành
Các công việc cần làm trong giai đoạn này gồm:
- Tạo hồ sơ khách hàng
- Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn
- Phân tích dữ liệu và đưa ra những kết luận có ích
Kết bài
Customer Data Platforms đã và đang chứng minh khả năng của mình trong việc nâng cao hiệu quả marketing. Bạn còn chần chờ gì mà đứng ngoài cuộc đua này? Hãy đầu tư vào CDP ngay bây giờ!