Mở bài

Để khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực công nghệ, bạn cần trang bị kiến thức nền và từng bước đào sâu hơn với sự hỗ trợ từ những người có cùng đam mê (cần có kỹ năng mềm giao tiếp tốt).

Đây là một hành trình dài hơi, nên hãy cứ từng bước trở thành doanh nhân công nghệ. Không phải vội làm gì cho đến khi bạn tìm hiểu cả về lý thuyết và tham khảo những tấm gương đi trước mà StringeeX đề cập trong bài viết này.

Doanh nhân công nghệ là gì?

Doanh nhân công nghệ là những người khởi nghiệp, xây dựng, và vận hành doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và Internet. Với kiến thức về công nghệ lẫn kinh doanh, họ có khả năng kết hợp sự sáng tạo và quản lý rủi ro để tìm kiếm cơ hội với các công nghệ đột phá và đổi mới trong thị trường đầy tiềm năng này.

Các kỹ năng cần có của một doanh nhân công nghệ thành công

Thành thạo công nghệ mới

Doanh nhân thuộc lĩnh vực này phải biết cách sử dụng công nghệ mới như blockchain, IoT (Internet of Things), 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), và thực tế hỗn hợp (MR). Tốt hơn hết là có khả năng tích hợp chúng vào việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp trực tuyến

Một trong những yếu tố quyết định thành công là khả năng ngoại giao. Thay vì gặp trực tiếp để trao đổi, thời đại số có sự phục vụ của các công cụ phổ biến như Zoom hay Slack; nếu biết cách sử dụng chúng, bạn có thể duy trì kết nối và làm việc hiệu quả với đối tác, khách hàng trên nền tảng số dựa trên quy tắc giao tiếp trực tuyến.

Hiểu cách tạo nội dung hấp dẫn trên mạng

Người dùng trước khi tìm mua các sản phẩm/ dịch vụ của ngành công nghệ thường phải hiểu thông tin liên quan. Vậy nên việc tạo nội dung thu hút trên chính trang web của doanh nghiệp là một bước  xây dựng và quảng bá thương hiệu, thu hút sự chú ý của khách hàng và đối tác tiềm năng.

Nếu doanh nhân công nghệ có khả năng giải thích các tính năng và hướng dẫn sử dụng sản phẩm dễ hiểu, người tiêu dùng sẽ càng có thiện cảm với thương hiệu của họ hơn.

Khả năng linh hoạt giải quyết vấn đề

Công nghệ luôn đi kèm với biến động và thay đổi theo nhu cầu tiêu dùng. Để đối phó với các tình huống bất ngờ đó, đòi hỏi chúng ta cần có tư duy ứng biến và giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.

Kỹ năng phân tích dữ liệu

Dữ liệu khách hàng, dữ liệu thị trường, và dữ liệu hoạt động kinh doanh chứa rất nhiều thông tin quan trọng. Biết thu thập, phân loại, và phân tích chúng đúng cách giúp bạn hiểu sâu hơn về hoạt động doanh nghiệp, chọn lựa của người dùng, và các cơ hội tiềm năng.

Từ đó, doanh nghiệp đưa ra hướng giải quyết và xử lý triệt để điểm yếu trong kinh doanh cũng như nắm bắt xu hướng để điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ, mang lại lợi thế cạnh tranh.

Nhận thức về an ninh mạng

Vài năm trở lại đây, rất nhiều hoạt động của con người chuyển dần sang hình thức trực tuyến. Dù không thể phủ nhận sự tiện lợi của nó nhưng đồng thời tội phạm an ninh mạng cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng đột biến từ số lượng đến tính chất nghiêm trọng.

Điều này đòi hỏi những người làm về công nghệ cần cẩn trọng hơn để bảo vệ doanh nghiệp của mình trước các mối đe dọa an ninh mạng.

4 bước để kinh doanh công nghệ

Sau đây là lộ trình 4 bước đưa bạn vào con đường kinh doanh công nghệ:

Tự trau dồi kiến thức

Bạn không cần lấy bằng MIT, nhưng ít nhất phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về công nghệ. Để nhanh chóng học hỏi về những kỹ năng quan trọng này, cần thiết đầu tư vào một khoá đào tạo lập trình ngắn hạn.

Phân tích nhu cầu thị trường

Tiếp đến xem thị trường đang cần gì thì cung cấp hướng đáp ứng phù hợp. Lấy ví dụ về Uber và Airbnb, họ đã thành công giải quyết các vấn đề thực tế mà mọi người gặp phải. Uber giúp cải thiện cách thức đi lại còn Airbnb thì thay đổi cách thức tìm chỗ ở khi đi du lịch.

Tạo sản phẩm phiên bản đơn giản nhất

Thay vì cố gắng tạo một sản phẩm hoàn thiện ngay từ đầu, có thể thử với phiên bản đơn giản nhất, nhưng hoạt động được. Sau đó cho người dùng thử nghiệm “sản phẩm mới” này để thu thập phản hồi và cải tiến sản phẩm dựa trên đó. 

Xây dựng mạng lưới hỗ trợ

Đã chọn kinh doanh lĩnh vực công nghệ thì không thể làm một mình. Bắt buộc bạn phải có một mạng lưới hỗ trợ để giúp đỡ bạn về ý tưởng, tăng cường nguồn lực, và bổ sung kinh nghiệm trong suốt quá trình khởi nghiệp.

Một nhóm bao gồm những người có cùng mục tiêu và đam mê, người đồng sáng lập, cố vấn và nhà đầu tư. Để tìm thấy họ, bạn có thể tham gia các sự kiện khởi nghiệp công nghệ.

Những tấm gương doanh nhân công nghệ nổi tiếng

Elon Musk 

Nguồn: Internet

Elon Musk là một trong những doanh nhân công nghệ nổi bật nhất thời đại của chúng ta vì ông đã đóng góp trong rất nhiều lĩnh vực như hàng không vũ trụ (SpaceX), ô tô (Tesla), và năng lượng. 

Jeff Bezos

Nguồn: Internet

Jeff Bezos - người sáng lập Amazon đã cách mạng hóa ngành thương mại điện tử, thay đổi cách mọi người mua sắm trực tuyến, giữ vị thế dẫn đầu ngành. Ông kết hợp các công nghệ tiên tiến với nhu cầu thực tế của thị trường, giúp Amazon thu hút được nguồn vốn và phát triển nhanh chóng.

Bill Gates

Nguồn: Internet

Microsoft trở thành một trong những công ty công nghệ thành công nhất thế giới không chỉ nhờ tư duy phản biện tuyệt vời của Bill Gates mà còn do cách ông tiếp cận sáng tạo với công nghệ.

Bên cạnh đó, Bill Gates còn có khả năng lãnh đạo tốt và tầm nhìn xa, nên ông không ngừng khám phá các thị trường mới và phát triển công nghệ mới để tiếp tục mang lại lợi ích cho người dùng toàn cầu.

Mark Zuckerberg

Nguồn: Internet

Mark Zuckerberg - nhà đồng sáng lập Facebook, nền tảng mạng xã hội kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới, đã thay đổi cách mọi người tương tác và giao tiếp trực tuyến. Như lẽ dĩ nhiên, Facebook nhanh chóng trở thành công ty công nghệ thành công nhất trong lịch sử.

Larry Page and Sergey Brin

Nguồn: Internet

Larry Page và Sergey Brin là những người đồng sáng lập Google đã đưa ngành công cụ tìm kiếm sang một thời kỳ mới bằng cách để mọi người truy cập thông tin trực tuyến nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, họ không ngừng khám phá các công nghệ đột phá mới để tạo cơ hội cho Google tiếp tục phát triển.

Tạm kết

Trở thành doanh nhân công nghệ thành công là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng chứa đựng vô vàn cơ hội. Nếu bạn đã quyết tâm theo đuổi đam mê, hãy kiên trì học hỏi không ngừng cả kiến thức nền tảng lẫn sự nhạy bén trong nắm bắt xu hướng và nhu cầu thị trường.