Apple là một trong những tập đoàn công nghệ thành công nhất thế giới. Không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng mà các sản phẩm của hãng còn tiên phong tạo nên xu hướng công nghệ mới. Vậy bí quyết đằng sau sự thành công này là gì? Cùng StringeeX tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của Apple qua bài viết sau.

1. Giới thiệu chung về tập đoàn công nghệ Apple

Apple là một “đế chế công nghệ” thành công bậc nhất thế giới 

Apple là một công ty có trụ sở tại California, Mỹ và được thành lập từ năm 1976. Ban đầu, Apple chỉ là một công ty máy tính. Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, công ty đã vươn mình trở thành một “đế chế công nghệ” hàng đầu thế giới. Năm 2022, tập đoàn này còn được định giá lên tới 3000 tỷ USD - một con số khổng lồ mà bất kỳ công ty nào cũng mơ ước.

Apple nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo, có thiết kế tinh tế như: Mac (Dòng máy tính cá nhân), IPhone (Điện thoại di động), IPad (Máy tính bảng), Apple Watch (Đồng hồ thông minh), hay Apple TV,…

Ngoài thiết bị công nghệ, hãng còn cung cấp các dịch vụ như: App Store (Cửa hàng ứng dụng), iTunes (Dịch vụ mua nhạc trực tuyến), iCloud (Dịch vụ lưu trữ đám mây), Apple Pay (Dịch vụ thanh toán di động),...

2. 3 nhân tố chính trong chiến lược kinh doanh của Apple

Apple luôn đặt mục tiêu đổi mới, sáng tạo lên hàng đầu trong chiến lược của mình

Để xác định chiến lược kinh doanh của Apple thì chúng ta cần hiểu rõ 3 nhân tố chính trong chiến lược kinh doanh, bao gồm: Mục tiêu chiến lược, khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu.

2.1 Mục tiêu chiến lược của Apple có gì?

Mục tiêu chiến lược của Apple chính là trở thành công ty công nghệ hàng đầu thế giới, cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Vì vậy, hãng đã tập trung vào các mục tiêu nhỏ hơn như sau:

  • Sáng tạo và đổi mới không ngừng: Apple luôn đề cao tính sáng tạo và tinh tế trong từng thiết kế sản phẩm. Nhờ đó, hãng không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dùng mà còn tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho họ.
  • Mở rộng thị trường và khách hàng: Apple không chỉ tập trung vào việc duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại mà hãng còn liên tục mở rộng và thu hút khách hàng mới. Điều này thể hiện rõ ở việc Apple phát triển sản phẩm/dịch vụ mới và còn mở rộng phạm vi kinh doanh trên toàn cầu.
  • Luôn tập trung vào việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ chất lượng cao để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
  • Tạo ra trải nghiệm toàn diện cho người dùng: Bằng cách xây dựng hệ sinh thái sản phẩm phong phú. Ví dụ như: Hệ điều hành iOS dùng cho iPhone, hệ điều hành Mac OS dùng cho máy tính Mac,...

2.2 Khách hàng mục tiêu của Apple là ai?

Khách hàng mục tiêu mà Apple hướng tới mang những đặc điểm như sau:

Đặc điểmĐối tượng khách hàng mục tiêu của Apple
Giới tínhCả nam lẫn nữ
Độ tuổiTừ 20 - 45 tuổi
Thu nhậpTừ trung bình tới cao
Sở thíchYêu thích công nghệ, sáng tạo và giải trí. Họ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để đổi lấy một sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tương xứng
Thói quenSử dụng thiết bị di động hàng ngày, làm việc trên máy tính cá nhân, thường xuyên hoạt động trực tuyến

2.3 Thị trường mục tiêu của Apple là gì?

Thị trường mục tiêu mà Apple hướng đến là thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, Apple tập trung hơn vào những quốc gia có thu nhập cao như: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Nhật Bản,  hay các quốc gia châu Âu,...

Ma trận SWOT chiến lược kinh doanh của Apple

Ma trận SWOT bao gồm: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Apple

Trước khi tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của Apple, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách doanh nghiệp này lựa chọn và quyết định chiến lược thông qua ma trận TOWS (Hay còn gọi là ma trận SWOT).

Strengths (Điểm mạnh)

Weakness (Điểm yếu)

Opportunities (Cơ hội)

Threat (Thách thức)

Thương hiệu mạnh mẽ: Có độ nhận diện thương hiệu cao và nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.

Giá sản phẩm ở mức cao: Gây khó cạnh tranh với một số đối thủ trên thị trường.Dễ dàng ra mắt sản phẩm mới nhờ mức độ trung thành với thương hiệu cao của người tiêu dùng.Apple phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ đối thủ (Samsung, Google, đối thủ từ Trung Quốc,...)

Sản phẩm có thiết kế tinh tế, đột phá: Được tích hợp công nghệ tiên tiến nhất

Doanh số bán phụ thuộc nhiều vào sản phẩm chính - iPhoneSự phát triển của công nghệ (AI, thực tế ảo, iOT,...) giúp Apple có nhiều cơ hội mới để phát triển sản phẩm/dịch vụ.Người tiêu dùng dễ dàng thay đổi xu hướng tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng tới sự quan tâm của họ tới sản phẩm Apple.

Hệ sinh thái tích hợp: Các sản phẩm của Apple có thể tương thích với nhau, tạo nên trải nghiệm người dùng liền mạch.

Sản phẩm của Apple thiếu khả năng tương thích với các sản phẩm của hãng khác.Có nhiều cơ hội mở rộng hệ sinh thái hơn (Bao gồm: nền tảng giải trí, sức khỏe,...)Apple có sự phụ thuộc lớn vào các nhà cung cấp linh kiện. Vì vậy, hãng dễ bị đứt gãy chuỗi cung ứng nếu một rủi ro nào đó xảy ra (Ví dụ như đại dịch Covid 19)

Nguồn lực tài chính dồi dào: Cho phép công ty dễ dàng đầu tư và phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường,...

   

 

3. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Apple trên toàn cầu

Nhìn chung, từ mô hình SWOT cộng với các thông tin thực tế, chúng ta có thể thấy Apple đang sử dụng chiến lược tập trung vào sự khác biệt thay vì theo đuổi chiến lược chi phí thấp. 

“Đế chế công nghệ” này luôn cố gắng xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu bằng việc nhấn mạnh chất lượng vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm khác trên thị trường.

Để thực hiện chiến lược này, chúng ta thấy rằng, hãng đã rất tập trung vào sự đổi mới, sáng tạo và dẫn đầu trong thiết kế sản phẩm. Đặc biệt, hãng cũng rất tập trung vào hoạt động marketing - truyền thông và đầu tư cho thương hiệu.

Tất cả những điều này đều nhằm mục đích: Nhấn mạnh với khách hàng rằng, sản phẩm của Apple được định vị là sản phẩm cao cấp, chất lượng, có thiết kế tinh tế. Và không phải sản phẩm nào trên thị trường cũng có thể làm được như vậy.

Tìm hiểu chiến lược marketing của Apple 

Apple tập trung vào chiến lược khác biệt hóa sản phẩm 

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple

Thứ nhất, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple thể hiện ở việc: Hãng không chỉ liên tục nâng cấp chất lượng sản phẩm thông qua các tính năng ưu việt, công nghệ tiên tiến, mà còn thể hiện ở thiết kế tinh tế, độc đáo.

Ví dụ đơn giản: Apple là người đi đầu trong việc tạo ra xu hướng thiết kế mới. Năm 2017, hãng tiên phong sáng tạo ra xu hướng thiết kế “tai thỏ” ở smartphone X. Sau này, các hãng điện thoại khác cũng dần “bắt chước” và triển khai kiểu thiết kế đó. 

Thứ hai, hãng đã tạo ra một hệ sinh thái riêng biệt cho sản phẩm, giúp người dùng có trải nghiệm toàn diện hơn. Điều này thể hiện ở chỗ: Apple phát triển riêng hệ điều hành iOS cho iPhone, hệ điều hành Mac OS cho máy tính Mac. Những điện thoại iPhone còn có thể “giao tiếp” với nhau thông qua Airdrop.

Để thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm này, Apple đã:

  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm liên tục: Đầu tư vào hoạt động R&D và thường xuyên cải tiến phần cứng, phần mềm, cập nhật phiên bản mới,...
  • Đảm bảo chất lượng thiết kế sản phẩm: Thiết kế không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ cho thiết bị mà còn nâng cao sự tiện lợi cho người dùng.
  • Kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất: Hãng kiểm soát chặt chẽ từng khâu sản xuất để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn khắt khe nhất.

Chiến lược quảng bá - tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Quảng cáo của Apple vừa đơn giản lại vừa độc đáo, tập trung vào trải nghiệm người dùng

 

Các chiến lược quảng cáo - truyền thông của Apple đều rất sáng tạo, độc đáo và tập trung vào trải nghiệm khách hàng:

  • Trải nghiệm khách hàng là nhất: Các quảng cáo của Apple đều thể hiện lợi ích của sản phẩm/dịch vụ đối với người dùng (Giúp người dùng làm việc hiệu quả hơn, dễ dàng kết nối với nhau hơn,...)
  • Kể chuyện nhịp nhàng: Nhiều quảng cáo sử dụng câu chuyện cảm động để truyền tải thông điệp về lợi ích sản phẩm (Sản phẩm đã giúp người dùng thay đổi như thế nào).
  • Đề cao tính cá nhân và sáng tạo: Apple nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân là một cá thể riêng biệt và khuyến khích mọi người làm nên những điều khác biệt.

Tìm hiểu chiến lược định vị thương hiệu của Apple

Chiến dịch Think different đã đem đến sự khởi sắc cho Apple

Như đã nói ở trên, vì chiến lược kinh doanh của Apple là dựa theo sự khác biệt hóa, nên hãng rất tập trung đầu tư vào hình ảnh thương hiệu của mình.

Một trong số những chiến dịch thương hiệu độc đáo của Apple là “Think different - Suy nghĩ khác biệt”. Câu nói này không chỉ là khẩu hiệu mà còn là triết lý cốt lõi của công ty. Theo đó, hãng đã nhấn mạnh vào các yếu tố sau đây:

  • Sự đổi mới, đột phá: Apple không ngừng đổi mới và còn không ngần ngại khi đóng vai trò là người tiên phong, dẫn đầu xu hướng công nghệ.
  • Tích hợp công nghệ và thiết kế: Sản phẩm của Apple không chỉ hội tụ những công nghệ hiện đại nhất mà còn sở hữu thiết kế đẹp mắt, độc đáo và khác biệt.
  • Sự tự tin: Nhờ chiến lược định vị thương hiệu “Think different - Suy nghĩ khác biệt” mà Apple ngày càng trở nên tự tin, giữ vững vị thế là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Để thực hiện chiến dịch này, Steve Jobs (Một trong những nhà đồng sáng lập của công ty) đã lựa chọn những người lập dị và “điên rồ” nhất để góp mặt vào quảng cáo. Chính những suy nghĩ khác biệt của họ đã làm thay đổi thế giới theo một chiều hướng nhất định.

Chiến dịch “Think Different” đã thành công vang dội khi nhận được nhiều giải thưởng về quảng cáo của Mỹ. Đồng thời, góp phần đẩy cổ phiếu và doanh thu của Apple tăng lên đáng kể.

Tạm kết

Vậy là bạn vừa cùng với StringeeX tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của Apple. Có thể thấy, nhờ tầm nhìn xa trông rộng và sự độc đáo, sáng tạo của mình mà Apple đã khẳng định thành công vị thế của mình trong ngành công nghệ toàn cầu.

Trong thời đại công nghệ phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bên cạnh các chiến lược Marketing, việc triển khai các hoạt động chăm sóc khách hàng cũng vô cùng quan trọng và cần thiết.

Các phần mềm chăm sóc khách hàng ngày càng trở nên phổ biến và gần như là một công cụ hỗ trợ quản lý khách hàng không thể thiếu trong hầu hết các doanh nghiệp. 

StringeeX là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp phần mềm tổng đài Contact Center hoạt động được trên đa kênh, đa nền tảng đang được 1000+ doanh nghiệp tin dùng:

- Tích hợp tính năng video call, live-chat ngay trên website/mobile app, khách hàng chỉ cần click-to-call trên website là có thể gọi ngay tới bộ phận CSKH nhanh chóng. 

Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn như Tổng đài, Facebook, Zalo OA, live-chat, email… về một nền tảng duy nhất để CSKH kịp thời.

- Tự động chia cuộc gọi, chat từ Website, Fanpage, OA cho nhân viên tiếp nhận theo.

- Tự động gọi ra/gửi SMS/email đến khách hàng để xác nhận thông tin đặt hàng, thông báo chương trình khuyến mãi…

- Lưu trữ toàn bộ lịch sử cuộc gọi, file ghi âm và quản lý thông minh bằng phiếu ghi.

- Cung cấp các chỉ số về hiệu quả hoạt động của tổng đài và báo cáo trực quan tại mỗi thời điểm giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi, đánh giá.

- Và hơn 100 tính năng khác…

Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây: