Sapo
Bán hàng là hoạt động cốt lõi giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng và thu lợi từ giải pháp đã cung cấp.
Do đó, công tác quản lý bán hàng đóng có chức năng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Hãy cùng StringeeX khám phá sâu hơn về công tác này và lợi ích đem đến cho doanh nghiệp.
Quản lý bán hàng là gì? - Source: Freepik
1. Quản lý bán hàng là gì
Quản lý bán hàng (sale) không chỉ dừng lại ở việc bán sản phẩm mà còn là quá trình xây dựng các chiến lược, giám sát hiệu quả công việc, và tối ưu hóa mọi khía cạnh trong quá trình giao dịch.
Ví dụ, đối với một cửa hàng quần áo trên Shopee, quản lý sale không chỉ cần giám sát đội ngũ bán hàng mà còn phải nắm bắt được xu hướng thị trường để biết nên nhập về mẫu quần áo này, xây dựng các chương trình ưu đãi phù hợp để kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng.
2. Quản lý bán hàng bao gồm những gì
Quản lý sale không chỉ một công việc đơn thuần mà gồm rất nhiều chuỗi hoạt động được thực hiện như:
2.1 Chiến lược bán hàng
Khi doanh nghiệp đã chuẩn bị sản phẩm, hàng hóa và mong muốn bán chúng ra thị trường thì việc đầu tiên cần làm rõ chính là: bán cho ai, bán bao nhiêu và bán như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lên kế hoạch chỉnh chu để đạt hiệu suất bán hàng cao nhất - Source: Freepik
Một ví dụ cụ thể là xu hướng bán hàng trên TikTok. Ngày càng nhiều thương hiệu nổi tiếng hợp tác với các influencers, KOLs, và TikTokers để tiếp cận khách hàng trẻ có xu hướng mua hàng trên các phiên live.
Bằng việc tài trợ cho các buổi live, doanh nghiệp có thể bán vài trăm đến vài nghìn sản phẩm chỉ trong vài giờ, từ đó thu lại lợi nhuận khổng lồ.
Hiểu rõ về những điểm nổi bật và thế mạnh sản phẩm của mình vẫn là chưa đủ. Để xây dựng được một chiến lược đẩy hàng hiệu quả, người lập phải đầu tư sự hiểu biết trên nhiều phương diện khác như đặc điểm thị trường và nghiên cứu rõ các đối thủ cạnh tranh đang và sắp xuất hiện.
Việc cân đối hài hòa giữa các yếu tố nội - ngoại doanh nghiệp sẽ giúp đưa hàng hóa đến gần với tay người mua hơn, đẩy cao được doanh số đến gần với kỳ vọng.
2.2 Quy trình bán hàng
Quy trình bán hàng chính là chuỗi các bước bắt đầu từ việc chào mời, dẫn dắt khách hàng tiềm năng cho đến khi chốt đơn và hoàn tất giao dịch.
Thông thường, quy trình này sẽ bao gồm các bước: xác định và tiếp cận khách hàng tiềm năng, tư vấn sản phẩm, phản hồi ý kiến của khách hàng và chốt giao dịch.
Ngày nay, để tăng khả năng tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa quy trình sale, các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều hơn các công cụ hỗ trợ như: HubSpot với đa dạng các tính năng từ CRM đến marketing, StringeeX cung cấp giải pháp tổng đài CSKH đa kênh,...
Tạo một quy trình bán hàng hiệu quả - Source: Freepik
2.3 Quản lý hoạt động bán hàng
Quản lý hoạt động bán hàng là việc giám sát và điều chỉnh các hoạt động hàng ngày của đội ngũ kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu suất công việc.
Người quản lý không chỉ giao việc mà còn phải đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều có đủ nguồn lực cần thiết để làm tốt công việc của mình.
2.4 Đo lường các chỉ số bán hàng
Đo lường hiệu quả bán hàng là một yếu tố không thể thiếu để biết liệu chiến lược bán hàng của doanh nghiệp có đang đi đúng hướng hay không. Thông thường, người ta sẽ đặt sự chú ý cao nhất đối với bốn chỉ số sau:
Giá trị trung bình của đơn hàng là giúp doanh nghiệp nắm bắt được số tiền phổ biến mà khách hàng chấp nhận chi trả trên một đơn hàng, để từ đó đề xuất ra các chiến lược hàng bán phù hợp.
Số lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm) không chỉ cho thấy hiệu suất làm việc của đội ngũ sale mà còn thể hiện sức hút của sản phẩm, dịch vụ.
Tốc độ bán hàng là thời gian trung bình để một đơn hàng được hình thành, bắt đầu từ điểm tiếp cận khách hàng cho đến khi giao dịch được hoàn tất. Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả của quy trình bán hàng và thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm doanh nghiệp.
Tỷ lệ chốt sale thành công là khả năng khách hàng tiềm năng có thể chuyển đổi thành người mua thật sự. Yếu tố này không chỉ phản ánh khả năng sale của nhân viên mà còn cho thấy sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra có thật sự phù hợp với thị hiếu của thị trường hay không.
Tỷ lệ chốt đơn bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, bao gồm như: chất lượng và giá sản phẩm, chiến lược marketing kém hiệu quả, khả năng làm việc của nhân viên chưa tối ưu,...
2.5 Phân tích bán hàng
Khi thu thập được đủ dữ liệu bán hàng, việc phân tích thông qua các công cụ như Excel hay Power BI sẽ giúp người quản lý có cái nhìn sâu sắc về tình hình kinh doanh.
Phân tích số liệu sau khi thu thập đầy đủ các dữ liệu - Source: Freepik
Ví dụ, nếu một cửa hàng bán đồ điện tử nhận thấy doanh số của sản phẩm A giảm mạnh trong tháng qua, họ có thể sử dụng báo cáo từ Power BI để xác định nguyên nhân, như thời gian giao hàng lâu hay giá bán chưa hợp lý, từ đó điều chỉnh chiến lược kịp thời
3. Lợi ích của việc quản lý bán hàng
Đầu tiên, xây dựng quy trình bán hàng tốt sẽ tạo ra sự đồng bộ trong công việc, giúp nhà quản trị theo dõi và đo lường tốt hơn quá trình kinh doanh của bộ phận.
Nhờ đó khi có các vấn đề xảy ra, người quản lý sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình và điều chỉnh kịp thời, giúp công việc trở về quỹ đạo ổn định.
Tiếp đến, quản lý hoạt động sale hiệu quả sẽ giúp đội ngũ kinh doanh làm việc năng suất.
Cụ thể, việc phân chia công việc hợp lý và cung cấp công cụ hỗ trợ như phần mềm CRM sẽ giúp nhân viên sale quản lý thông tin khách hàng dễ dàng hơn và thực hiện các công việc sale tốt hơn.
Ngoài ra, các nhân viên được đào tạo bài bản sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn, nhanh chóng và tận tâm hơn, giúp khách hàng nâng cao trải nghiệm để từ đó xây dựng lòng tin lâu dài.
Điều này không chỉ tạo cơ hội gia tăng doanh số mà còn giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín và giá trị bền vững về lâu dài.
Tối ưu việc quản lý bán hàng - Source: Flickr
Quản lý bán hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái được những thành công vượt trội.
Đơn cử như TH True Milk, các chiến lược bán hàng mới như: đẩy mạnh các kênh bán lẻ nội địa, phát triển các kênh bán hàng trực tuyến và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, đã giúp TH True Milk đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2023.
Cụ thể là doanh thu tăng cao, đạt 13.600 tỷ đồng năm 2023 và cùng với đó là tỷ lệ giữ chân khách hàng chạm đến 90% (HBR Business School).
Tạm kết
Bạn đã nắm được tầm quan trọng của quản lý bán hàng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Một chiến lược sale bài bản không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Trong thời đại cạnh tranh hiện nay, đừng bỏ qua việc đầu tư vào quản lý sale – đây chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp của bạn thành công và phát triển lâu dài!