Hiểu rõ Scrum là gì, cấu trúc và các nguyên tắc cốt lõi của mô hình sẽ giúp nhà quản lý có thể ứng dụng vào dự án một cách hiệu quả. Tất cả những gì bạn đọc cần biết về Scrum đã được StringeeX tổng hợp qua bài viết sau.
1. Scrum là gì?
Scrum là một Framework quản lý dự án dựa trên triết lý Agile (phát triển phần mềm linh hoạt). Phương pháp này hoạt động trên cơ chế lặp và tăng trưởng bằng cách phân chia nhỏ các công việc và thực hiện chúng trong các chuỗi quy trình lặp lại.
Mỗi chuỗi quy trình lặp lại được gọi là Sprint (thường kéo dài từ 2-4 tuần). Sau mỗi lần hoàn tất, Sprint sẽ được đánh giá và điều chỉnh cho đến khi đạt được kết quả tối ưu nhất.
Scrum là gì? -Flickr
Scrum được ứng dụng trong các dự án nào?
Mô hình Scrum được thiết kế để ứng dụng trong phát triển phần mềm. Tuy nhiên các nhà quản lý đã nhận ra rằng lợi ích mà mô hình này mang lại còn nhiều hơn thế. Sau nhiều lần cải tiến, Scrum ngày nay được ứng dụng vô cùng phổ biến, xuất hiện trong hầu hết các loại hình làm việc nhóm trong doanh nghiệp.
Các dự án sử dụng Scrum có thể là một dự án nghiên cứu, dự án marketing, dự án giáo dục hoặc đơn thuần chỉ là một dự án xây dựng và phát triển phần mềm.
2. Các nguyên tắc chính của Scrum
Để có thể ứng dụng mô hình Scrum vào dự án hiệu quả, ngoài việc hiểu rõ Scrum là gì, bạn đọc cần hiểu rõ các nguyên tắc chính của Scrum.
Các nguyên tắc này không chỉ giúp phân định Scrum với các mô hình khác, mà còn là thước kẻ giúp đội nhóm làm việc đúng, chính xác và đảm bảo chất lượng dự án.
2.1 Các trụ cột của Scrum
Mỗi trụ cột của Scrum đều góp phần quan trọng trong việc duy trì hiệu suất của Framework này, bao gồm:
Tính minh bạch: Mọi thông tin liên quan đến khách hàng, sản phẩm và quy trình thực thi dự án đều cần được chia sẻ công khai đến các thành viên tham gia và cả người quản lý.
Tính giám sát: Quá trình thực hiện dự án được giám sát liên tục. Điều này giúp nhà quản lý có thể kiểm soát tốt các rủi ro, sớm đưa ra điều chỉnh thích hợp nhằm đáp ứng sự thay đổi liên tục của dự án.
Tính thích nghi: Các phát sinh so với kế hoạch ban đầu như sai sót, yêu cầu thay đổi của khách hàng,.. sẽ được đội nhóm nhanh chóng điều chỉnh và cải tiến dựa trên mức độ ưu tiên. Đây cũng chính là điều giúp Scrum được đánh giá cao về tính linh hoạt.
2.3 Các đặc điểm của Scrum
Trong Scrum có 2 đặc điểm chính là tính tự quản (Self-organized) và liên chức năng (cross-functional). Cụ thể là:
Tính tự quản: Đội ngũ Scrum được trao quyền thực hiện và tự quản lý công việc, bao gồm cả việc phân chia nhiệm vụ, chọn người thực hiện mà không chịu sự chỉ đạo từ một cá nhân bên ngoài nhóm.
Liên chức năng: Các thành viên của nhóm Scrum là những cá nhân có nhiều chuyên môn khác nhau và có thể đến từ trong hoặc bên ngoài của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi thành lập đội nhóm, họ sẽ hóa thành một chỉnh thể nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng chính là sản phẩm dự án.
Đặc điểm chính của Scrum - Wikimedia Commons
3. Các vai trò chính trong Scrum
Để tạo nên khung Scrum hiệu quả, nhóm dự án cần thỏa mãn được 3 vai trò chính sau:
3.1 Product Owner
Người phụ trách dự án luôn tìm hiểu và tìm cách tối ưu hóa giá trị của dự án. Họ thường nắm giữ Product Backblog và đảm nhiệm các công việc như: đưa ra định hướng về các tính năng cần thực hiện, làm vơi đi khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng với năng lực đội ngũ, hoặc cũng có thể là người quyết định thời gian ra mắt cho các bản phát hành.
3.2 Scrum Master
Là người quản lý và chịu trách nhiệm cho hiệu suất của đội ngũ Scrum. Vai trò này có nhiệm vụ hướng dẫn các đội ngũ, hỗ trợ họ cả về mặt kỹ thuật lẫn tinh thần làm việc nhằm đảm bảo tiến độ của các tạo tác Scrum, giúp dự án đi đúng theo chiều hướng đặt ra.
3.3 Scrum Development Team
Họ chịu trách nhiệm thực hiện công việc được giao theo các Sprint. Các thành viên trong đội nhóm thường giữ nguyên trong suốt chu trình của một Sprint và chỉ thay đổi khi gán ghép nhóm cho một Sprint mới.
Đội ngũ Scrum thường có các vai trò: nhà thiết kế, nhà phát triển, kỹ sư vận hành sản xuất, chuyên viên trải nghiệm người dùng - UX, kiểm thử,...
4. Các tạo tác chính trong Scrum
Scrum có 3 tạo tác (scrum artifact) chính giúp cung cấp thông tin cần thiết cho việc theo dõi và quản lý quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm. Các tạo này này gồm: product backlog, sprint backlog, và increment.
Khám phá các tạo tác chính trong Scrum - Wikimedia Commons
4.1 Product Backlog
Là bảng danh sách chi tiết và đầy đủ nhất về tính năng và yêu cầu của sản phẩm và được quản lý bởi Product Owner. Nó thường xuyên cập nhật để đảm bảo ưu tiên công việc quan trọng sau mỗi lần tiếp nhận thay đổi yêu cầu từ phía khách hàng.
4.2 Sprint Backlog
Là bảng chi tiết các công việc cụ thể được chứa đựng trong một Sprint, tập hợp các nhiệm vụ cần thực hiện kèm theo mốc thời gian tương ứng.
Tài liệu này giúp các thành viên Scrum biết được mình cần làm những gì và làm như thế nào trong mỗi giai đoạn của Sprint. Đây cũng là cơ sở để theo dõi tiến độ công việc trong suốt quá trình thực hiện dự án.
4.3 Increment
Là bản chạy thử của sản phẩm được tạo ra sau mỗi Sprint. Điều này giúp phản ánh thực trạng của dự án, biểu thị tiến triển của sản phẩm theo từng giai đoạn phát triển. Qua đó, các thành viên ghi nhận và đánh giá sản phẩm để khắc phục những thiếu sót, cũng như củng cố chức năng cho sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.
Tạm kết
Câu hỏi Scrum là gì đã được giải đáp tất cả qua bài viết trên. Nếu bạn đọc còn những câu hỏi liên quan đến mô hình vận hành nhóm này, xin vui lòng để lại ý kiến tại phần bình luận, StringeeX sẽ gửi đến bạn câu trả lời phù hợp nhất.