Giới Thiệu 

Hiện nay, sơ đồ mạng lưới PERT là một trong những công cụ quản lý dự án hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Bài viết chi tiết về sơ đồ PERT đi kèm ưu và nhược điểm sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp này. 

Tổng Quan Về Sơ Đồ PERT 

PERT, tên đầy đủ là Program Evaluation and Review Technique, là phương pháp được sử dụng để xác định, lập kế hoạch, theo dõi tiến độ và quản lý dự án một cách hiệu quả. 

Sơ Đồ Mạng Lưới PERT Là Gì?

Sơ đồ PERT là công cụ được sử dụng để xác định, lập kế hoạch, theo dõi tiến độ và quản lý dự án một cách hiệu quả. 

Sơ đồ PERT là gì? Ảnh tự edit

Sơ đồ mạng lưới này gồm có nhiều yếu tố như chi phí, thời gian, nguồn lực cần thiết,... được kết nối với nhau bằng sơ đồ mạng lưới (network) để thể hiện sự tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự kiện và thời gian dự kiến hoàn thành chúng. 

Thông qua đó, nhà quản trị có thể nắm bắt chặt chẽ tiến trình của dự án, dự đoán các rủi ro và dự trù các phương pháp xử lý cần thiết. 

Khi Nào Sử Dụng Sơ Đồ PERT

Sơ đồ mạng lưới PERT là phương pháp quản lý dự án hữu ích, thường được sử dụng trong các dự án lớn, độ phức tạp cao, nhiều chủ đầu tư hoặc nhiều có bộ phận tham gia. 

Một số trường hợp ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp lựa chọn áp dụng công cụ quản lý dự án này: 

  • Dự án có yêu cầu cao về hiệu quả và sự chính xác trong các khâu hoạt động. 
  • Dự án phức tạp, có nhiều hoạt động phụ thuộc lẫn nhau, cần có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận. 
  • Dự án có nhiều rủi ro tiềm ẩn, cần kiểm soát chặt chẽ và lên kế hoạch cho các phương án dự phòng. 

Các Thành Phần Chính Của Sơ Đồ Mạng PERT 

Sơ đồ PERT có 4 thành phần chính bao gồm: sự kiện, thời gian, công việc và đường găng. Việc thiếu hụt một trong số các thành phần này đều làm giảm độ chính xác và tính hiệu quả của sơ đồ. 

Sự Kiện

Sự kiện là cột mốc đánh dấu ngày bắt đầu hoặc ngày kết thúc của một hoặc nhiều giai đoạn công việc trong công cụ quản lý dự án này. Yếu tố sự kiện không tiêu tốn thời gian, chỉ mang tính chất đánh dấu thời điểm bắt đầu và kết thúc của một hay nhiều công việc. 

Các sự kiện được biểu thị bằng hình vuông hoặc hình tròn. Có thể có một hoặc nhiều sự kiện cùng xảy ra một lúc. 

Công Việc

Công việc là các hoạt động cụ thể cần được thực hiện nhằm hoàn thành dự án, tiêu tốn nguồn lực và thời gian.

Công việc là một trong những thành phần chính của sơ đồ PERT - Source: Pixy

Công việc được thể hiện bằng một mũi tên, xuất phát từ sự kiện bắt đầu và đi đến sự kiện kết thúc của công việc đó. Độ dài của mũi tên trên biểu đồ PERT được biểu thị tương ứng với cần để hoàn thành chúng. Mỗi công việc đều cần phải có thời gian hoàn thành dự kiến.

Thời Gian

Thời gian là yếu tố quan trọng để có thể biết được sẽ mất bao lâu để hoàn thành công việc hoặc toàn bộ dự án. Thời gian trên sơ đồ PERT sử dụng đơn vị ngày/ tuần/ tháng.

Có 3 loại thời gian, bao gồm: 

  • Thời gian kỳ vọng: Là khoảng thời gian ước tính trung bình sẽ hoàn thành công việc.
  • Thời gian sớm nhất: Là thời điểm có thể bắt đầu công việc sớm nhất mà không gây ảnh hưởng đến tiến độ chung dự án. 
  • Thời gian muộn nhất: Là thời điểm tối đa có thể hoàn thành công việc mà không gây ảnh hưởng đến tiến độ chung dự án. 

Đường Găng

Đường găng là đường kết nối chuỗi các công việc từ sự kiện bắt đầu đến sự kiện cuối cùng và kết thúc dự án. Bất kỳ công việc nào trên đường găng bị trì hoãn đều có thể khiến cả dự án bị chậm trễ tiến độ. 

Ưu Và Nhược Điểm Của Sơ Đồ PERT

Sơ đồ mạng lưới PERT chỉ là một trong các công cụ hỗ trợ cho việc quản lý dự án. Doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ đặc điểm, lợi ích và hạn chế của từng công cụ để lựa chọn sử dụng một cách phù hợp. 

Dưới đây là sơ đồ PERT - Ưu và nhược điểm

Ưu Điểm 

Sơ đồ mạng lưới này thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật như: 

Cùng tìm hiểu ưu điểm của sơ đồ PERT - Source: Pexels

Thể hiện chi tiết cấu trúc và tiến trình của dự án: Sơ đồ mạng lưới này mô tả các hoạt động, thời gian, mối quan hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc một cách trực quan. Điều này giúp ban quản lý có góc nhìn tổng thể về dự án, dễ dàng kiểm soát và chi phối nhân sự. 

Chi tiết hóa các công việc: Ban quản lý dự án có thể lên kế hoạch chi tiết cho mỗi công việc, chẳng hạn như: yêu cầu cụ thể, nguồn lực cần thiết, thời gian bắt đầu/kết thúc,...

Việc thông tin chi tiết cho công việc giúp đảm bảo dự án được thực hiện đúng cách, đúng tiến độ và đúng ngân sách đề ra. Đồng thời, các nhân sự dựa vào sơ đồ sẽ dễ dàng hiểu rõ và làm tốt nhiệm vụ của mình.   

Dễ dàng theo dõi và kiểm soát dự án: Các thiết đặt thời gian trên sơ đồ mạng lưới PERT giúp ban quản lý và nhân viên dễ dàng theo dõi tiến độ thực tế của dự án. Nhờ đó, đội ngũ có thể căn chỉnh tốc độ làm việc để đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ. 

Xác định rủi ro và dự trù giải pháp: Quá trình tạo lập và sử dụng sơ đồ PERT giúp ban quản lý dự án dễ dàng phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn có tác động xấu đến dự án. Qua đó, có thể dự trù các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, giúp dự án được thực hiện một cách suôn sẻ. 

Nhược Điểm 

Bên cạnh những điểm lợi, công cụ quản lý dự án này cũng tồn tại một số hạn chế như: 

Khó cập nhật khi có thông tin thay đổi: Số lượng công việc trong sơ đồ mạng lưới này vô cùng lớn và được liên kết chặt chẽ với nhau về mặt thời gian. Vì thế, các thông tin bị thay đổi sẽ rất khó để cập nhật vào sơ đồ chung.

Phụ thuộc vào dữ liệu ước tính: Sơ đồ PERT được tạo lập dựa trên dữ liệu về thời gian ước tính cần thiết cho mỗi công việc. Do đó, sự chính xác của dữ liệu ước tính là vô cùng quan trọng. 

Không phù hợp với dự án nhỏ: Việc sử dụng sơ đồ mạng lưới này cho các dự án nhỏ rất lãng phí thời gian và không cần thiết. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể sử dụng sơ đồ Gantt. 

Tạm Kết 

Trên đây là những thông tin cơ bản về sơ đồ PERT - Ưu và nhược điểm của nó. Không thể phủ nhận sơ đồ mạng lưới này vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ quản lý dự án. 

Tuy nhiên, mỗi dự án sẽ có tính chất và quy mô khác nhau, do đó cần xác định rõ đặc điểm của dự án để lựa chọn phương pháp mô hình hóa phù hợp, tránh lãng phí thời gian và công sức.