Sapo

Tuy đã xuất hiện từ lâu nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về ưu và nhược điểm của Telemarketing. Xin mời bạn đọc cùng StringeeX tìm hiểu rõ hơn về Telemarketing và những vấn đề liên quan trong bài viết sau. 

Digital News

1. Telemarketing là gì? 

Telemarketing là hình thức các doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình thông qua các cuộc gọi điện thoại. 

Thuật ngữ này được kết hợp từ hai từ “Tele - điện thoại” và “Marketing - tiếp thị” và diễn giải toàn bộ tính chất của nó. 

Khác với Telesale, tiếp thị qua điện thoại không đặt nặng việc bán được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà mục hàng đầu chính là giới thiệu thông tin về chúng đến với khách hàng tiềm năng. 

Nhờ đó những người nhận được cuộc gọi sẽ biết thêm về sản phẩm và từ đó khơi gợi nên nhu cầu mua hàng của họ. 

Các doanh nghiệp thường dùng Telemarketing để kết nối bước đầu với khách hàng của họ. 

Bằng cách này, khách hàng sẽ có tâm lý thả lỏng hơn và thoải mái cho cuộc trò chuyện, từ đó cung cấp nhiều thông tin cần thiết hơn. 

Điều này giúp cho phía doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khách hàng, tư vấn giải đáp đúng nhu cầu của họ và tạo ra nhiều cơ hội bán sản phẩm.

Tuy rằng Telemarketing không đặt nặng vấn đề tư vấn bán hàng nhưng nếu cơ hội chốt đơn đến thì người nhân viên cần đưa ra quyết định đúng đắn, nắm bắt tốt cơ hội để mang về doanh thu cho doanh nghiệp.  

2. Các công việc của nhân viên Telemarketing

Công việc của một nhân viên Telemarketing gồm 3 phần chính như sau: 

Giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng bằng cách gọi điện liên hệ trực tiếp. Nhân viên sẽ giới thiệu đến người nhận cuộc gọi về các thông tin như chương trình khuyến mãi, giá cả, tính năng vượt trội,... để họ biết đến các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mong muốn quảng bá. 

X Akademi

Chăm sóc các khách hàng cũ. Nhân viên Telemarketing gọi điện chủ động cho các khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ bên họ để thu thập ý kiến, đánh giá của họ về chất lượng sản phẩm. 

Các thông tin của cuộc trao đổi sẽ được thu thập lại để xây dựng tệp khách hàng, phân loại khách hàng tiềm năng và phân bổ nguồn lực để chăm sóc một cách thích hợp. 

Nếu khách hàng có những phản hồi tích cực, thông thường nhân viên sẽ khuyến khích đề họ gia hạn hoặc tiếp tục mua sử dụng sản phẩm, dịch vụ. 

Tiếp nhận đơn hàng. Khi cuộc trò chuyện mang lại hiệu quả tích cực là khách hàng có nhu cầu đặt mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì nhân viên Telemarketing sẽ tiến hành tiếp nhận đơn hàng. 

Các thông tin cần thiết như thông tin khách hàng, tên loại hàng hóa, dịch vụ, giá cả, số lượng, chương trình khuyến mãi,... sẽ được ghi nhận lại và chuyển tiếp đến bộ phận liên quan xử lý. 

3. Ưu và nhược điểm của Telemarketing 

Cũng giống như những công cụ tiếp thị và bán hàng khác, Telemarketing vẫn có những điểm ưu và khuyết cùng tồn tại.  

3.1 Ưu điểm

Những ưu điểm của Telemarketing có thể kể đến như: 

Tăng tỷ lệ mua hàng. Tiếp thị qua điện thoại cho phép nhân viên có thể trò chuyện trực tiếp với khách hàng. 

Điều này cho phép nhân viên tiếp thị có thể cảm nhận rõ hơn biểu cảm trong giọng nói của khách hàng để đánh giá phản ứng của họ trong suốt buổi trò chuyện và xử lý phản hồi nhanh chóng. Sự ứng biến linh hoạt của người nhân viên có thể giúp khách hàng trở nên thiện ý hơn và khơi gợi nên nhu cầu mua hàng của họ. 

Flickr

Phạm vi tiếp cận mạng lưới khách hàng rộng lớn. Tổng đài cuộc gọi có thể thực hiện số lượng cuộc gọi đến khách hàng tiềm năng trong mỗi ngày là rất lớn. 

Nhân viên có thể thực hiện cuộc gọi với bất kỳ ai, bất kỳ nơi nào ở tại bất kỳ thời điểm nào trong khung giờ cho phép, miễn là người được gọi thuộc diện tiềm năng của doanh nghiệp. 

Chi phí thấp. Nếu so với các hình thức tiếp thị khác như quảng cáo trên truyền hình, đi báo, chạy quảng cáo mạng xã hội,... thì tiếp thị qua điện thoại là phương pháp có chi phí rất thấp. 

Nếu xét trên phương diện số lượng người được tiếp cận với quảng cáo của Telemarketing rất thấp vì thời gian cho mỗi cuộc gọi là có hạn. 

Tuy nhiên, chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất vẫn là đánh đúng trọng tâm, liên hệ đến đúng khách hàng mục tiêu. Và đây cũng chính là điều mà Telemarketing đang thực hiện rất tốt. 

Hữu ích trong việc thu thập thông tin khách hàng. Bằng cách tư vấn và trao đổi với khách hàng, nhân viên Telemarketing có thể thu được các thông tin, cảm nhận, phản hồi, đánh giá, ý kiến,... của họ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Những dữ liệu này đều là tài nguyên cần thiết để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sản phẩm mình cung cấp, cũng như sử dụng cho mục đích định hình chiến lược kinh doanh trong tương lai. 

DEANLONG.io

3.2 Nhược điểm

Những khuyết điểm của Telemarketing bao gồm như: 

Tỷ lệ chuyển đổi sớm chưa cao. Lý do của việc này chính là khách hàng còn e dè với việc bán hàng qua điện thoại. 

Ngày nay có rất nhiều hình thức lừa đảo nên vì thế mà tâm lý đề phòng luôn hiện hữu trong mỗi người. 

Sau khi nghe tư vấn và có hứng thú về sản phẩm, dịch vụ thì đa số mọi người sẽ tra cứu thông tin về chúng mà không hề có ý định đặt mua ngay. 

Ngoài ra, việc tái mua hàng hầu hết là các trường hợp khách đã biết được thông tin của nhân viên đang gọi đến và tiếp tục sử dụng sản phẩm, rất ít trường hợp mua mới. 

Xâm phạm quyền riêng tư và làm phiền. Nhiều người cảm thấy bị khó chịu bởi các thông tin mời chào trong khi họ không có nhu cầu nhận chúng. 

Bên cạnh đó, các cuộc gọi từ nhiều doanh nghiệp được thực hiện quá nhiều và làm quấy rầy người được gọi. 

Thật rất không thoải mái nếu một ngày bạn nhận được 7-8 cuộc điện thoại chào hàng đấy, nhất là trong thời gian làm việc. 

Tạm kết 

Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những ưu và nhược điểm của Telemarketing rồi đúng không nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ bạn xây dựng chiến lược Telemarketing hiệu quả. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.