Giới thiệu
Phân tích giọng nói là công nghệ hiện đại và có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hiện nay. Hãy cùng StringeeX tìm hiểu rõ hơn về công nghệ này cũng như những lợi ích mà nó mang lại trong bài viết sau.
1. Công nghệ phân tích giọng nói là gì?
Phân tích giọng nói là công nghệ mà máy móc có thể nghe và hiểu được giọng nói của con người. Đây là công nghệ sử dụng các thuật toán thông minh để phân tích âm thanh, từ đó có thể xác định được nội dung của cuộc đối thoại, cảm xúc, đặc điểm giới tính, độ tuổi,... và nhiều vấn đề khác.
Công nghệ nhận diện và xử lý giọng nói bao gồm hai phạm trù sau:
Voice Recognition - Nhận diện giọng nói: Xác định giọng nói của chính xác một cá nhân nào đó dựa trên những đặc điểm độc đáo, riêng biệt trong giọng nói của họ.
Speech Recognition - Nhận diện lời nói: Xác định và hiểu được các thông tin mà giọng nói truyền tải dựa trên những quy tắc chung trong phát âm từ ngữ. Công nghệ này được sử dụng rất phổ biến trong các ứng dụng trợ lý ảo như Siri của iPhone hay Google Assistant, tổng đài trả lời tự động, các ứng dụng chuyển đổi giọng nói thành văn bản,...
2. Công nghệ phân tích giọng nói hoạt động như thế nào?
Công nghệ phân tích giọng nói có thể hiểu đơn giản như cách chúng ta trò chuyện với bạn bè hàng ngày. Chúng ta nghe và thu nhận giọng nói, não sẽ bắt đầu xử lý âm thanh để dự đoán người đối diện đang nói những gì, tâm trạng họ ra sao, thái độ của họ như thế nào.
Tương tự như vậy, quá trình hoạt động của công nghệ phân tích về giọng nói cũng tuần tự bao gồm các bước:
Thu thập giọng nói.
Micro sẽ ghi lại âm thanh khi người dùng nói vào thiết bị và chuyển đổi chúng thành dãy tín hiệu kỹ thuật số. Phần mềm sẽ tiến hành nhận diện giọng nói dựa trên các đặc điểm về cao độ, tần số, trọng âm và ngữ điệu để thể hiện chúng dưới dạng một dãy quang phổ.
Mỗi âm vị khác nhau đều được biểu diễn thành một mô hình quang phổ không giống nhau. Khi con người phát âm chữ cái khác nhau, hay cảm xúc vui, buồn, mệt mỏi, tức giận,... đều có âm vị khác biệt tương tự. Các nhà phát triển phần mềm sẽ thu thập rất nhiều mẫu âm và lưu trữ thành một kho dữ liệu giọng nói.
Ứng dụng.
Tùy vào mục đích khác nhau mà cách sử dụng phần mềm này cũng có sự khác biệt.
Lấy ví dụ thực tế như công nghệ phân tích giọng nói được sử dụng cho mục đích bảo mật như Voice Biometrics. Khi người dùng cần mở khóa, họ sẽ nói mật khẩu. Phần mềm sẽ xác minh ngay đoạn âm thanh này bằng cách so sánh với các giọng nói được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Nếu nhận diện được âm thanh trùng khớp, bảo mật sẽ được mở khóa.
Một ví dụ khác, phần mềm Speech-to-Text sẽ thu thập đoạn âm thanh được nói, sau đó phân tích nội dung của câu nói, sau đó chuyển đổi chúng thành văn bản tương ứng.
3. Tầm quan trọng của công nghệ phân tích giọng nói
Công nghệ nhận diện và xử lý giọng nói ngày càng trở nên quan trọng và góp phần tạo nên những bước tiến lớn trong nhiều lĩnh vực.
Xóa bỏ rào cản ngôn ngữ: Công nghệ phân tích giọng nói cũng đã tạo ra bước đột phá trong việc dịch thuật ngôn ngữ thời gian thực. Nó giúp phá vỡ các rào cản giao tiếp, cho phép người nói nhiều ngôn ngữ khác nhau giao tiếp một cách dễ dàng và hiệu quả.
Cung cấp hỗ trợ cho người khuyết tật: Những người gặp khó khăn trong việc sử dụng bàn phím hoặc màn hình cảm ứng có thể dễ dàng giao tiếp và điều khiển thiết bị bằng giọng nói. Nhờ vào công nghệ phân tích giọng nói, họ có thể tham gia vào nhiều hoạt động xã hội và công việc mà trước đây có thể khó khăn hoặc không khả thi.
Tăng cường bảo mật: Công nghệ sinh trắc học giọng nói (Voice Biometrics) có thể sẽ trở thành một trong những công nghệ bảo mật mới trong tương lai. Sinh trắc học giọng nói sử dụng các đặc điểm độc đáo của giọng nói để xác thực danh tính, mang lại một phương pháp bảo mật an toàn và tiện lợi. Với khả năng nhận diện và phân tích giọng nói, công nghệ này có tiềm năng cao trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản.
4. Các ứng dụng của công nghệ phân tích giọng nói
Công nghệ phân tích giọng có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống hiện nay như.
Tổng đài - Call Center: Một số tổng đài hiện nay sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói để đánh giá cảm xúc của khách hàng trên cuộc gọi. Từ đó có thể biết được rằng khách hàng có hài lòng hay không, vui vẻ hay bực tức để đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng trải nghiệm khách hàng.
Giáo dục: Ví dụ điển hình nhất là trong giảng dạy ngoại ngữ. Công nghệ này giúp phân tích giọng nói/ giọng đọc của học sinh để đánh giá xem đã phát âm đúng theo tiêu chuẩn hay chưa, cũng như đề xuất chỉnh sửa cho phù hợp.
Hỗ trợ tự động hóa: Các trợ lý ảo thông dụng hiện nay như Google Assistant hay Siri có thể dựa trên giọng nói của người dùng để nhận diện xem họ đang cần trợ giúp những gì. Ngoài ra trong những cuộc trò chuyện, các phần mềm này còn dựa trên thanh âm người dùng để biết được cảm xúc của họ ra sao, từ đó chọn lựa từ ngữ an ủi hay chia vui phù hợp với ngữ cảnh.
An ninh - Bảo mật: Một số công nghệ bảo mật hiện nay sử dụng cách phân tích để nhận diện giọng nói của con người. Tiên tiến nhất có thể kể đến là sinh trắc học giọng nói (Biometric Recognition) có thể sử dụng những điểm đặc sắc của giọng nói con người để xác thực danh tính. Công nghệ này có thể được ứng dụng cho cả mục đích bảo mật lẫn an ninh, hoặc phục vụ công tác điều tra, phá án.
Tạm Kết
Nhận diện và phân tích giọng nói là công nghệ quan trọng với nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện nay. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ này sẽ thúc đẩy sự phát triển trên nhiều lĩnh vực, như giáo dục, chăm sóc khách hàng với Call Center,... Từ đó, mang lại nhiều lợi ích cho con người trong giao tiếp, học tập và làm việc.