Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của cuộc sống. Nhưng chính xác thì trí tuệ nhân tạo là gì? Hãy cùng StringeeX đi sâu vào thế giới của AI, khám phá quá trình phát triển và những tác động sâu rộng của nó đến mọi mặt cuộc sống.
AI mở ra thời đại mới - Nguồn: Free Malaysia Today
Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo—Artificial Intelligence là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các hệ thống phần mềm hoặc máy móc có trí thông minh cao để giải quyết được những vấn đề siêu phức tạp.
Trong đó, mục tiêu lớn nhất của AI chính là mô phỏng những hoạt động vốn dĩ cần sử dụng đến trí tuệ của con người như ca hát, làm thơ, nhận diện hình ảnh/giọng nói, phân tích và kể cả suy nghĩ,...
Trí tuệ nhân tạo—một bước tiến mới mẻ - Nguồn: Wikimedia Commons
Để phần mềm AI có thể hoạt động, các tổ chức phát triển cần thu thập số lượng thông tin đủ lớn. Trải qua hàng hoạt các bước xử lý số hóa phức tạp, các thông tin này sẽ trở thành nguồn dữ liệu có ý nghĩa.
Khi vận hành, phần mềm sẽ dựa theo các thuật toán và mô hình thiết lập sẵn để trích xuất thông tin cần thiết. Sau đó, đối chiếu và phân tích, định hình nên những hoạt động tiếp theo.
Ví dụ một Chatbot trực tuyến của một website cửa hàng bán quần áo khi được hỏi “Cửa hàng mở cửa lúc mấy giờ?”. Có thể hình dung đơn giản cách phần mềm phân tích câu hỏi thành các đoạn: cửa hàng / mở / cửa / giờ; tức là đang hỏi về giờ mở cửa và đưa ra câu trả lời thích hợp.
Lịch sử phát triển của trí tuệ nhân tạo
Lịch sử của AI trải dài khá rộng khi mà ý tưởng về một phát kiến trí tuệ máy móc đã hình thành từ rất lâu về trước.
Tuy nhiên, một khái niệm về nhân tạo trí tuệ chỉ được ấn định từ khi Alan Turing, một nhà toán học người Anh quốc, đã giới thiệu ý tưởng về việc máy móc hoàn toàn có thể tự suy nghĩ trong cuốn sách “Computing Machinery and Intelligence” xuất bản năm 1950.
Theo chân lịch sử hình thành AI - Nguồn: Free Malaysia Today
Điều này nhanh chóng dấy lên sự hứng thú cho rất nhiều tổ chức nghiên cứu về khoa học máy tính.
Trong liên tục nhiều năm sau đó, có rất nhiều mô hình về mạng thần kinh của máy tính được phát triển như: Mạng thần kinh SNARC của Dean Edmonds và Marvin Minsky, mạng Perceptron của Frank Rosenblatt hay mạng ELIZA của Joseph Weizenbaum.
Đến năm 1970 sự kiện “Mùa đông AI” diễn ra và kéo dài đến năm 1980 khiến việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo bị đình trệ do công nghệ không đủ để cho phép đáp ứng kỳ vọng.
Mãi đến năm 1990, sự phát triển mạnh mẽ của các học thuyết học sâu - Deep Learning, máy học - Machine Learning và mạng nhân tạo nơron - Neural Network đã giúp mở ra một kỷ nguyên mới cho các công nghệ AI.
Lợi ích của trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo mang đến nhiều lợi ích thiết thực trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Tuy nhiên về tổng thể, AI mang lại hai lợi ích chính sau.
Giải quyết các vấn đề phức tạp
Nhờ những mô hình và thuật toán thông minh mà trí tuệ nhân tạo có khả năng xử lý, tính toán và phân tích vượt trội từ kho dữ liệu khổng lồ đã được nạp sẵn.
Nhờ đó, các thiết bị được trang bị phần mềm AI có thể dễ dàng xử lý những công việc có độ khó cao mà một người bình thường khó lòng đảm bảo được.
Ở đâu có vấn đề khó, ở đó có AI - Nguồn: Free Malaysia Today
Ví dụ thực tế trong Y học, AI có thể được ứng dụng trong xét nghiệm máu và chẩn đoán bệnh ung thư. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu và soi mẫu bằng thiết bị y tế chuyên dụng. Phần mềm sẽ tự động quét hình dạng tế bào máu dựa trên kho dữ liệu đã được nạp sẵn về các thông tin về tế bào cũng như cách nhận diện tế bào bất thường.
Qua đó, thiết bị nhanh chóng đối chiếu thông tin và đưa ra kết quả chẩn đoán. Đây là vấn đề vô cùng phức tạp đối với con người, khi mà kích thước tế bào quá nhỏ và rất khó để nhận diện được đâu là tế bào khiếm khuyết trên một tổng thể mô.
Tự động hóa quy trình
Các hoạt động nhỏ, các khâu làm việc có chu kỳ lặp đi lặp lại hoặc đến cả những quy trình phức tạp đều có thể được thiết lập và vận hành bởi AI.
Trên thực tế, hầu hết các dây chuyền sản xuất đều sử dụng máy móc thiết bị có tích hợp trí tuệ nhân tạo hiện đại nhằm đảm bảo tổng thể quá trình sản xuất đạt độ chính xác cao, nhất quán, giảm thiểu lỗi và nâng cao hiệu suất vận hành.
Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong đời sống
Những ứng dụng nổi bật của AI trong cuộc sống có thể kể đến như:
Công nghệ trợ lý ảo
Trợ lý ảo (Virtual Agent) là phần mềm cho phép máy tính tương tác với con người. Thoạt đầu, các ứng dụng này chỉ trả lời câu hỏi dựa trên những mẫu văn có sẵn.
Tuy nhiên về dần dà, chúng bắt đầu được nâng cấp và cải tiến về khả năng logic, đối đáp vô cùng tự nhiên, thậm chí có thể liên tưởng đến việc liệu chúng có phải đang suy nghĩ.
Công nghệ sinh trắc học
Xác thực sinh trắc học (Biometric Authentication) là công nghệ cho phép nhận diện đối tượng. Mỗi con người đều có những đặc điểm sinh học độc đáo mà hầu như chỉ người đó sở hữu. Dựa trên điểm này, người ta có thể thu thập những thông tin sinh trắc học, lưu trữ chúng vào một kho dữ liệu cụ thể và sử dụng cho những mục đích cần thiết.
Ví dụ như công nghệ khóa vân tay của các căn hộ chung cư cao cấp. Đầu tiên, chủ căn hộ sẽ thêm mẫu vân tay của họ và lưu lại trong bộ nhớ của khóa. Khi một người đặt ngón tay vào màn hình, cảm biến sẽ tiến hành quét vân tay của họ. Đối chiếu với mẫu vân tay đã được lưu sẵn, nếu đúng cửa sẽ được mở và ngược lại.
Công nghệ tự vận hành
Tự động hóa quy trình với rô bốt (Robotic Process Automation) là một trong những ứng dụng quan trọng của AI trong đời sống nói riêng và lĩnh vực sản xuất nói chung.
AI robot - Nguồn: Flickr
Bằng cách thiết lập đặc điểm của các hoạt động việc làm và cài đặt nhớ vào máy, phần mềm có thể dựa trên các thông tin để phân tích và mô phỏng lại chúng.
Các phần mềm có trí tuệ nhân tạo tiên tiến có thể giúp tự động hóa một phần hoặc toàn bộ công việc có tính lặp lại theo quy luật.
Mô hình này thường thấy ở các xưởng sản xuất. Dây chuyền vận hành theo một thể thống nhất trên một quy trình cụ thể, và cứ thế lặp đi lặp lại theo tuần hoàn.
Tạm kết
Các thông tin tổng quan về trí tuệ nhân tạo là gì và những ứng dụng của AI đã được StringeeX đề cập trong bài viết.
Việc tích hợp AI phức tạp và nhiều thách thức. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ tạo ra sự khác biệt và nhận được nhiều lợi ích thiết thực trong quy trình kinh doanh quản lý sản xuất.