FOMO Marketing là một chiến thuật được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay bằng cách nắm bắt rất rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đây được coi như một công cụ hiệu quả đem lại nhiều hiệu quả về chuyển hoá đơn hàng. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng cách thì FOMO Marketing có thể gây phản tác dụng. Trong bài viết này, hãy cùng StringeeX tìm hiểu FOMO Marketing là gì và cách áp dụng để giúp tăng doanh thu một cách hiệu quả nhất nhé!
1. Hiệu ứng FOMO là gì?
FOMO là viết tắt của "Fear Of Missing Out", là nỗi lo lắng khi bạn cảm thấy người khác đang trải qua những trải nghiệm thú vị mà bạn lại không có.
Trong một xã hội, không ai muốn bản thân mình bị bỏ rơi hay bỏ lại phía sau. Nỗi lo này đã tồn tại trong tâm lý con người từ lâu đời, khi chúng ta sống và làm việc trong một cộng đồng lớn. Chúng ta luôn muốn tránh bị cô lập khỏi nhóm, vì sự tách biệt có thể tạo ra xung đột và mâu thuẫn. Vì vậy, sự hòa nhập trở thành ưu tiên của nhiều người.
FOMO là một minh chứng cho mong muốn này. Trong thế giới ngày nay, với sự toàn cầu hóa và sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội, FOMO ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Chỉ trong một đêm, bạn có thể trở thành "người lạc hậu" vì đã bỏ lỡ một drama nào đó. Hiệu ứng FOMO thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi, có khả năng tiếp cận cao và tinh thần tự cao lớn.
2. Giải thích FOMO Marketing là gì?
FOMO Marketing là một phương pháp áp dụng các yếu tố của hội chứng sợ bị bỏ lỡ vào quá trình lên chiến dịch tiếp thị. Do đó, nhiều nhà tiếp thị thường xây dựng thông điệp và chương trình truyền thông nhằm tạo ra sự khan hiếm, cấp bách hoặc độc quyền cho sản phẩm, nhằm khuyến khích khách hàng thực hiện hành động mua sắm ngay.
Tâm lý đằng sau FOMO Marketing là sự sợ hãi về rủi ro của con người. Nhiều người từ chối mua hàng vì e ngại rằng giá trị của sản phẩm không xứng đáng với chi phí. Tuy nhiên, việc tránh rủi ro cũng đồng nghĩa với việc bỏ lỡ các cơ hội trải nghiệm.
Ví dụ, bạn muốn mua một chiếc Laptop mới nhưng giá cả khiến bạn phải suy nghĩ. Trong quá trình lướt Facebook, bạn nhìn thấy một quảng cáo về ưu đãi đặc biệt của sản phẩm đó trong một thời gian giới hạn. Quảng cáo đó có thể khiến bạn ra quyết định nhanh hơn vì sợ bỏ lỡ cơ hội nhận được ưu đãi. Đó chính là FOMO Marketing.
Mỗi chiến dịch quảng cáo thành công đều kích thích hiệu ứng FOMO ở người tiêu dùng. Điều này được thấy rõ khi những người xung quanh, sau khi nhìn thấy bạn bè hoặc người khác mua một sản phẩm "Hot" nào đó, mình cũng có ý định thực hiện hành động mua sắm tương tự như vậy.
Ý nghĩa và tiềm năng của FOMO trong Marketing:
Sự bùng nổ của mạng xã hội đã làm tăng đáng kể sự phổ biến của hội chứng FOMO. Một số thương hiệu có thể thu thập thông tin đáng kể từ danh sách khách hàng đã mua hàng trước đây. Hình ảnh về trạng thái và các sản phẩm mà người tiêu dùng vừa mua cũng được chia sẻ rộng rãi trên trang cá nhân của họ.
Đối với các nhà tiếp thị, hội chứng tâm lý này mang đến những cơ hội lớn không thể bỏ qua. Hơn một nửa số người dùng mạng xã hội luôn có những lo lắng về việc bỏ lỡ điều gì đó. Vì vậy, FOMO Marketing trở thành một phương pháp mạnh mẽ để các thương hiệu và nhà bán lẻ tăng doanh số bán hàng.
Ngoài mạng xã hội, FOMO còn có mối liên hệ chặt chẽ với "social proof" (hiện tượng tâm lý mà con người bắt chước người khác nhằm mô phỏng và học tập). Do đó, chúng ta thường có xu hướng tìm hiểu và mua những sản phẩm đang hot và nhận được nhiều đánh giá tích cực.
3. 6 cách ứng dụng FOMO Marketing một cách hiệu quả nhất
3.1. Thiết lập khoảng thời gian mua rõ ràng
Để áp dụng FOMO Marketing hiệu quả, hãy đặt ra một khung thời gian mua hàng hợp lý và rõ ràng. Bằng cách này, khách hàng sẽ được thúc đẩy để mua hàng trong thời hạn mà bạn đã đề ra. Chiến dịch này đã giúp nhiều người bán hàng đạt được số lượng đơn hàng lớn trong thời gian giới hạn.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tuân thủ thời gian đã định. Nếu bạn gia hạn thêm, khách hàng sẽ nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn vẫn có sẵn sau khi thời gian gia hạn kết thúc. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ và niềm tin của khách hàng vào những chiến dịch FOMO Marketing sau.
Một ví dụ điển hình là Amazon, họ đã áp dụng thành công chiến dịch này. Họ đưa ra thời gian ưu đãi mua hàng trong 24 giờ. Để có được giá ưu đãi, khách hàng phải mua trong thời hạn đã định. Sau 24 giờ, giá trị của các món hàng trở về mức ban đầu.
3.2. Booking KOL, KOC review và chia sẻ về sản phẩm của bạn
Sử dụng KOL, KOC hay Influencer là một phương pháp tuyệt vời để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bằng cách trích dẫn những đánh giá tích cực về sản phẩm, dịch vụ trên trang cá nhân của họ hay trên trang của công ty, bạn có thể thúc đẩy chiến dịch được FOMO Marketing.
Những người có ảnh hưởng sẽ tạo độ tin cậy cho thương hiệu và tăng lượng truy cập và khách hàng tiềm năng trên trang web của bạn. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng những thông điệp từ họ để tăng doanh thu.
Ngoài ra, hãy đặt câu trích dẫn của KOL, KOC ở những vị trí dễ nhìn nhất đối với khách hàng. Trên trang web, bạn có thể đặt thông điệp của những người nổi tiếng tại trang sản phẩm hoặc trang đích (landing page) để khách hàng dễ thấy hơn.
3.3. Thúc đẩy sự cạnh tranh mua hàng trong lòng khách hàng
Tận dụng tinh thần cạnh tranh trong lòng khách hàng là một cách hiệu quả để tạo ra hiệu ứng FOMO mạnh mẽ hơn. Doanh nghiệp có thể áp dụng FOMO Marketing bằng cách cho thấy rằng nhiều người khác cũng đang tiếp cận với sản phẩm mà khách hàng quan tâm.
Việc này không chỉ chứng minh sản phẩm là tốt, mà còn làm khách hàng cảm thấy rằng họ đang cạnh tranh với nhiều người khác để sở hữu sản phẩm đó. Cảm giác này có thể thúc đẩy khách hàng mua hàng một cách nhanh chóng mà không cần suy nghĩ quá nhiều.
Ví dụ, trang web Booking.com đã khơi gợi sự cạnh tranh trong lòng khách hàng khi quảng bá combo vé máy bay và khách sạn. Họ đã đề cập đến những gói combo phổ biến và được nhiều du khách lựa chọn. Điều này kích thích sự cạnh tranh của những khách hàng khác, khiến họ muốn trải nghiệm như những người khác.
3.4. Làm nổi bật các cơ hội tuyệt vời mà khách hàng đã bỏ lỡ
Để tạo ra hiệu ứng FOMO mạnh mẽ hơn trong hoạt động tiếp thị, doanh nghiệp có thể xem xét giới thiệu cho khách hàng về những cơ hội mà họ đã bỏ lỡ. Khi khách hàng nhận ra rằng họ đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng, họ sẽ trở nên lo lắng và ghi nhớ hơn các chương trình mà bạn đang thực hiện.
Ví dụ, Agoda đã sử dụng cụm từ như "Bạn đã bỏ lỡ" để thu hút sự chú ý của mọi người đến những ưu đãi đặc biệt của họ.
3.5. Chia sẻ những feedback từ các khách hàng trước
Có thể tận dụng phản hồi từ khách hàng trước để tạo hiệu ứng FOMO mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, bạn cần chọn thời điểm phù hợp để đạt được tác động tốt nhất. Đặt phản hồi ở cuối quy trình mua hàng, khi khách hàng đang chuẩn bị ra quyết định mua hàng, để tạo niềm tin và tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ.
Một cách tốt nhất là chia sẻ và đăng các nhận xét thực tế từ khách hàng trên các mạng xã hội. Khi khách hàng đọc về những trải nghiệm tích cực, khả năng họ chọn mua sản phẩm của bạn sẽ tăng lên.
3.6. Sử dụng FOMO Marketing đa kênh
Rất nhiều thương hiệu đã áp dụng FOMO Marketing đa kênh để tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu nhất có thể. Khách hàng thường sử dụng các kênh truyền thông xã hội để tìm hiểu về thương hiệu, nếu biết cách tận dụng đặc điểm này, bạn sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Thông báo cho khách hàng biết rằng thương hiệu đang chia sẻ thông tin quan trọng trên một số kênh nhất định sẽ tạo hiệu ứng FOMO và khuyến khích người dùng theo dõi hoặc đăng ký các kênh đó. Điều này giúp doanh nghiệp tăng lượng người theo dõi và đăng ký.
Để thực hiện các chiến dịch áp dụng FOMO Marketing một cách hiệu quả nhất, các doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ từ các công cụ chăm sóc và quản lý khách hàng nhằm giúp hiểu rõ hơn những mong muốn của họ.
Nếu bạn đang tìm kiếm công cụ hỗ trợ hoạt động Marketing và CSKH thì tham khảo ngay StringeeX. StringeeX là phần mềm tổng đài bán hàng và chăm sóc khách hàng trên đa kênh (Hotline, SMS, Zalo, Facebook, Live-chat…) và có khả năng thực hiện một số tác vụ của một phần Marketing Online như:
- Thực hiện chiến dịch SMS Marketing: StringeeX được trang bị các tính năng hiện đại để bạn tự thực hiện được một chiến dịch SMS Marketing bài bản theo đầy đủ các bước hướng dẫn trên.
- Thực hiện chiến dịch gọi tự động Auto Call: thực hiện các cuộc gọi ra tự động, dần thay thế các cuộc gọi đơn giản do tổng đài viên thực hiện trước đây như xác nhận đơn hàng, chăm sóc khách hàng, quảng bá sản phẩm mới, thông báo lịch hẹn, nhắc lịch đóng phí, khảo sát khách hàng…
- Tích hợp CRM: StringeeX được tích hợp sẵn với mini CRM giúp doanh nghiệp có thể sử dụng ngay với những tính năng cơ bản về quản lý liên hệ khách hàng. Ngoài ra, StringeeX hỗ trợ tích hợp với CRM của các bên thứ ba như Salesforce, Hubspot,...
Chức năng chính của StringeeX vẫn là một trung tâm xử lý cuộc gọi của doanh nghiệp. Nơi thực hiện các chiến dịch gọi ra và tiếp nhận cuộc gọi đến từ khách hàng. Để tìm hiểu chi tiết về StringeeX xin mời quý doanh nghiệp đăng ký nhận tư vấn tại đây.
Tạm kết
Bài viết trên đây đã giải thích rất đầy đủ và chi tiết về FOMO Marketing và gợi ý các cách áp dụng chiến thuật này vào hoạt động Marketing giúp thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp. StringeeX hy vọng những thông tin này là hữu ích và góp phần giúp các Marketer có thể áp dụng hiệu quả FOMO Marketing trong các chiến dịch của mình.