Trong thời đại kỹ thuật số lên ngôi và khách hàng đang dần trở nên thận trọng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ, inbound marketing trở thành xu hướng chiến lược hiện đại cho các doanh nghiệp vận dụng nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

Vậy bản chất Inbound marketing là gì và làm thế nào để các thương hiệu dễ dàng tăng phạm vi tiếp cận và thúc đẩy lưu lượng truy cập chất lượng, mức độ tương tác và chuyển đổi thành công? StringeeX sẽ bật mí cho bạn trong bài viết dưới đây.

1. Inbound Marketing là gì?

Inbound marketing là một phương pháp marketing được thiết kế để thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách tạo ra những nội dung và trải nghiệm thật sự có giá trị phù hợp với họ. Nói cách khác, doanh nghiệp sử dụng kết hợp các kênh marketing phổ biến nhất theo những cách sáng tạo để thu hút sự chú ý của mọi người, tạo cho họ cảm giác được đồng hành trong suốt quá trình trải nghiệm và cung cấp cho họ thông tin hữu ích đúng nơi, đúng thời điểm. Từ đó, doanh nghiệp tạo sự kết nối bền vững về lòng tin và trở thành giải pháp đáng tin cậy cho mỗi khách hàng.

Trước đây, các doanh nghiệp thường lạm dụng hình thức outbound marketing để spam quảng cáo, email, tin nhắn,... đến người tiêu dùng, khiến họ mệt mỏi, bực bội vì bị làm phiền và dần mất thiện cảm với thương hiệu. Thay vì lãng phí ngân sách, doanh nghiệp nên tận dụng thời gian để tập trung nghiên cứu nội dung hữu ích giúp khách hàng được tương tác nhiều hơn. Inbound marketing là một ví dụ kinh điển cho câu nói: “Chất lượng hơn số lượng”.

2. Ưu điểm vượt trội của Inbound Marketing

Mặc dù rất khó để nhìn thấy những thành quả của Inbound marketing rõ ràng ngay lập tức so với những phương án marketing khác, nhưng chắc chắn chúng sẽ đem lại các giá trị lâu bền hơn cho doanh nghiệp. 

Sử dụng ngân sách marketing có hiệu quả

Thay vì phân phối một cách mù quáng những gì bạn phải cung cấp ở những “đại dương” có đối tượng mục tiêu, các doanh nghiệp chỉ cầm tập trung tạo ra nội dung đặc biệt một cách chiến lược để mang người tiêu dùng đến với sản phẩm/dịch vụ của mình. 

Một lý do khác khiến inbound marketing trở thành phương pháp tiết kiệm chi phí hơn nhiều là vì nó cung cấp dữ liệu bạn cần để nghiên cứu và liên tục tối ưu hóa. Điều này cho phép thương hiệu biết thêm về khách hàng tiềm năng của mình và do đó phục vụ họ tốt hơn, từ đó có những trải nghiệm ROI cao hơn theo thời gian. Inbound marketing đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp có ngân sách nhỏ và muốn sử dụng hiệu quả từng đồng họ bỏ ra cho marketing.

Tăng khả năng hiển thị và nhận thức về thương hiệu

Môi trường số hóa đã trở thành bước đệm cho các thương hiệu ứng dụng inbound marketing đạt được sự ghi nhận của công chúng. Thông qua việc sản xuất nội dung phù hợp với trải nghiệm của người mua, mọi người sẽ có thể tìm thấy thông tin của doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ hữu ích. 

Nếu khách hàng thích những bài viết hay quảng cáo của doanh nghiệp, họ có thể chia sẻ nội dung đó ngay lập tức trên các mạng truyền thông xã hội, từ đó làm tăng khả năng hiển thị và củng cố thương hiệu như một nguồn đáng tin cậy. Điều này xây dựng nền tảng cho phần quan trọng nhất của bất kỳ khách hàng tiềm năng nào: niềm tin.

Sàng lọc hiệu quả tệp khách hàng tiềm năng

Inbound marketing nói về việc vẽ đúng chân dung khách hàng mục tiêu và tạo lưu lượng truy cập hiệu quả. Với cách tiệm cận mục tiêu rõ ràng và thông tin đầy đủ, doanh nghiệp dễ dàng thu hút những khách hàng có nhiều khả năng quan tâm đến các giải pháp của thương hiệu hơn. 

Thay vì sử dụng mô hình mô hình phễu marketing đưa khách hàng tiềm năng đi qua phần đầu của kênh trong giai đoạn “nhận thức” cho đến khi họ bị loại bỏ dần ở phần cuối, inbound marketing cho phép khách hàng tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào của chu  kỳ bán sau khi đã thực hiện nghiên cứu của riêng họ về sản phẩm và dịch vụ và trở thành những người quảng bá tích cực cho thương hiệu của doanh nghiệp. 

Tạo cơ hội học hỏi và phát triển

Inbound marketing cho phép công ty đẩy mạnh tương tác với khách hàng trên mạng xã hội và lắng nghe câu hỏi và phản hồi của họ. Từ đó, thương hiệu sẽ hiểu rõ hơn đối tượng mục tiêu của họ và tìm kiếm cách cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình. 

Cốt lõi của mọi chiến lược inbound tìm cách thực sự hiểu khách hàng để cung cấp cho họ nhiều giá trị hơn nữa. Điều này được thực hiện tốt nhất thông qua việc giám sát chặt chẽ những hành vi của người tiêu dùng và phân tích số liệu thu thập. Doanh nghiệp càng ảnh hưởng tích cực đến khách hàng, mối quan hệ sẽ ngày càng bền vững.

 

3. Ứng dụng Inbound Marketing hiệu quả theo từng giai đoạn

Giai đoạn đầu: Attract - Hấp dẫn

Trong giai đoạn thu hút của Inbound Marketing, tất cả các nước đi doanh nghiệp sẽ thực hiện nhắm đến mục tiêu đạt được “lưu lượng truy cập lý tưởng”. Do đó, thay vì ép buộc tạo ra khối lượng data khổng lồ, công ty cần tập trung xây dựng tệp khách hàng tiềm năng dựa trên các công cụ:

SEO: Trước khi ra quyết định mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ nào đó, người dùng sẽ tìm kiếm mọi thông tin trên Google và công việc của thương hiệu lúc này là đảm bảo mình sẽ trở thành kết quả đầu tiên xuất hiện.

Nội dung: Một trong những phần quan trọng nhất của Inbound marketing là sáng tạo nội dung. Doanh nghiệp cần nỗ lực trong việc gia tăng giá trị bản thân với nội dung thú vị nhằm giải quyết các vấn đề cũng như nhu cầu của khách hàng tiềm năng.

Social media: Khi nội dung được tạo ra, doanh nghiệp cần một nơi đăng tải nhằm lan truyền đến các đối tượng mục tiêu và mạng xã hội chính là lựa chọn tốt nhất. Pinterest, Instagram hay Facebook, LinkedIn,... thương hiệu xác định đâu là kênh thú vị nhất để tiếp cận người xem một cách hiệu quả. 

Để nuôi dưỡng nguồn khách hàng từ nhiều nguồn về một cách có hiệu quả, doanh nghiệp chắc chắn sẽ cần đến các công cụ hỗ trợ. StringeeX là phần mềm cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng đa kênh như Facebook Fanpage, Email, Hotline, Zalo OA,... nhằm giúp doanh nghiệp tăng tính kết nối với khách hàng, từ đó nâng cao tỉ lệ chuyển đổi trên các kênh. 

Bên cạnh đó, phần mềm StringeeX còn có APIs mở, có thể nhanh chóng tích hợp với các phần mềm CRM/ERP khác  như AMIS CRM, Hubspot, Salesforce… phục vụ cho việc chăm sóc và quản lý dữ liệu khách hàng về sau.

Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây.

Giai đoạn giữa: Engage - Kết nối

Giai đoạn kết nối trong Inbound marketing là sân khấu để doanh nghiệp biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng bằng cách chuyển đổi từ “cân nhắc” sang “quyết định” trong trải nghiệm mua sắm và sử dụng dịch vụ. Inbound marketing khuyến khích các thương hiệu cung cấp kiến thức chuyên môn và thông tin chi tiết nhằm giúp khách hàng vượt qua rào cản và định hướng giải pháp cho họ. 

Đây là lúc các chương trình khuyến mãi cho khách hàng lần đầu tiên sử dụng dịch vụ, các buổi tọa đàm tư vấn, các bài viết blog,.. được doanh nghiệp tận dụng triệt để cùng với cách tiếp cận CTA, landing page, form khảo sát,... 

Giai đoạn cuối: Delight - Hài lòng

Nếu như chỉ dừng lại ở việc bán được sản phẩm hay dịch vụ thì đó không phải là inbound marketing. Chẳng có gì là mãi mãi và doanh nghiệp phải tiếp tục tích cực thực hiện các chiến dịch để đảm bảo khách hàng hoàn toàn hài lòng với các sản phẩm và dịch vụ, để họ trung thành với thương hiệu hoặc tái mua sắm. 

Giữ chân khách hàng hiện tại ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc cố gắng tìm kiếm những khách hàng mới. Một số cách như: đặt câu hỏi cho khách hàng hậu sử dụng sản phẩm dịch vụ, duy trì các nội dung hữu dụng cho người tiêu dùng, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ,... sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được được mô hình inbound marketing. 

Tạm kết

StringeeX đã điểm qua các các khía cạnh quan trọng mà bạn cần biết về inbound marketing. Đây là một hướng đi kinh doanh đầy tính nhân văn mà các doanh có thể áp dụng như một triết lý trong thời kỳ hiện đại.