Hiện nay, nhu cầu khám, chữa bệnh ngày một tăng cao. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu mở phòng khám cũng tăng theo. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm quản lý và vận hành thì phòng khám sẽ rất dễ thất bại. Trong bài viết này, hãy cùng StringeeX phân tích chi tiết các kinh nghiệm mở phòng khám hiệu quả cho người mới bắt đầu nhé!
1. Chiến lược kinh doanh phòng khám hiệu quả
Trước khi bắt đầu kinh doanh phòng khám, việc lên kế hoạch kinh doanh chi tiết và rõ ràng là cực kỳ quan trọng. Đây chính là yếu tố quyết định đến 80% khả năng thành công của phòng khám.
Vậy làm thế nào để có chiến lược kinh doanh phòng khám hiệu quả nhất? Dưới đây là ba kinh nghiệm mở phòng khám tốt nhất:
- Tập trung vào từng nhóm khách hàng nhỏ
Với một phòng khám mới và chưa có uy tín trên thị trường, bạn cần thời gian để xây dựng thương hiệu và tạo lòng tin với khách hàng. Để đạt được điều này, hãy chia nhỏ và tập trung vào từng nhóm khách hàng phù hợp với giai đoạn phát triển cụ thể.
- Xây dựng nghiệp vụ chuyên nghiệp và chất lượng
Trong kinh doanh phòng khám, một trong những yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng là dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng. Phòng khám cần có điều kiện và dịch vụ điều trị tốt và chuyên nghiệp để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của phòng khám.
- Tối ưu hóa quy trình chăm sóc khách hàng
Việc chăm sóc khách hàng không chỉ quan trọng trong kinh doanh phòng khám mà còn áp dụng cho bất kỳ ngành nghề nào. Giữ chân khách hàng hiện tại và xây dựng nhóm khách hàng trung thành là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững. Để đạt được điều này, hãy tìm hiểu về chiến lược Marketing và sử dụng phần mềm quản lý phòng khám hiệu quả.
>>> Tham khảo thêm: Telehealth là gì? Xu hướng telehealth cho lĩnh vực y tế hiện nay
2. Kinh nghiệm mở phòng khám cho người mới bắt đầu
2.1. Bước 1: Xây dựng kế hoạch cho phòng khám
Bước đầu tiên quan trọng là phát triển một kế hoạch kinh doanh tỉ mỉ, là sự chỉ đường cho phòng khám của bạn. Lập dự toán chi tiết về tất cả các chi phí và dự đoán doanh thu trong ba năm đầu. Đảm bảo rằng các chi phí bao gồm mọi thứ, từ thiết bị đến hợp đồng thuê mặt bằng, bất kể đó là thuê hay sở hữu.
Kế hoạch kinh doanh cũng cần xác định thị trường mục tiêu của bạn. Hãy đặt mục tiêu về loại khách hàng tiềm năng.
Sau đó, hãy xác định chiến lược tiếp thị của bạn. Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cho phòng khám của bạn? Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy liên hệ với các nhà tư vấn ngay lập tức để tham khảo kinh nghiệm mở phòng khámtừ họ.
2.2. Bước 2: Chuẩn bị tài chính
Để bắt đầu kinh doanh phòng khám, có một nguồn tài chính phù hợp là rất quan trọng. Nhiều tổ chức tài chính đặc biệt ưu tiên duyệt các khoản vay cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Họ thấu hiểu những thách thức mà các bác sĩ đang đối mặt và có thể cung cấp nguồn vốn hỗ trợ cho bạn. Để đạt được điều này, bạn cần gửi kế hoạch kinh doanh và đề nghị vay vốn của mình.
Quan trọng là bạn phải cẩn thận với các chi phí trong kế hoạch kinh doanh của mình, đặc biệt là các chi phí liên quan đến thiết bị y tế.
Hãy chắc chắn so sánh và gửi hồ sơ vay cho nhiều ngân hàng khác nhau. Điều này giúp bạn khám phá các ưu đãi và điều khoản khác nhau mà họ có. Sau đó, bạn sẽ phải chờ ngân hàng xem xét kế hoạch kinh doanh của bạn và quyết định về việc cấp vay.
2.3. Bước 3: Chọn một địa điểm cho phòng khám của bạn
Khi chọn vị trí phòng khám, có một số yếu tố quan trọng cần xem xét:
- Đối tượng bệnh nhân mục tiêu: Vị trí gần khách hàng mục tiêu sẽ tạo cơ hội phát triển tốt hơn cho phòng khám.
- Thiết kế phòng khám: Tính thẩm mỹ quan của thiết kế cũng rất quan trọng, với không gian dễ chịu và thân thiện giúp giữ chân bệnh nhân.
- Tiện nghi khác: Đảm bảo sự rộng rãi của bãi đậu xe và không gian văn phòng, những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình làm việc suôn sẻ.
Ban đầu, bạn có thể thuê văn phòng khi bắt đầu mở phòng khám. Sau này, nếu muốn, bạn có thể xem xét mua lại khi đã đủ nguồn lực về tài chính.
2.4. Bước 4: Lựa chọn thiết bị phù hợp
Sau khi đã sắp xếp tài chính và mặt bằng, bạn cần có các thiết bị cần thiết để vận hành phòng khám của mình. Các thiết bị y tế phụ thuộc vào loại phòng khám bạn mở, không có một tiêu chuẩn chung cho tất cả phòng khám.
Hãy đảm bảo bạn chọn những thiết bị phù hợp với ngân sách và nhu cầu của bạn và hãy cố gắng tạo ra một môi trường thoải mái và ấm cúng cho bệnh nhân của bạn.
2.5. Bước 5: Đào tạo đội ngũ nhân viên cho phòng khám
Đào tạo đội ngũ nhân viên là một bước quan trọng và cần được tiến hành sớm để chuẩn bị sẵn sàng cho việc vận hành phòng khám. Trước đó, bạn cần tuyển dụng nguồn nhân lực cần thiết cho phòng khám của mình.
Quá trình này phụ thuộc vào phòng khám cụ thể của bạn. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ cần tuyển dụng các y tá được chứng nhận và nhân viên văn phòng.
Lựa chọn nhân viên hiểu rõ giá trị của bạn và hướng tới mục tiêu chung là rất quan trọng. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành Y tế.
2.6. Bước 6: Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Với hầu hết các ngành nghề, đặc biệt là ngành y tế thì việc chăm sóc khách hàng lại càng cần thiết hơn bất cứ ngành nghề nào. Hãy xây dựng một quy trình tư vấn và chăm sóc khách hàng thật bài bản và chuyên nghiệp từ trước, trong và sau khi khám bệnh.
Điều này sẽ giúp mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, giúp họ hài lòng, yêu quý và tin tưởng phòng khám của bạn hơn. Từ đó giúp tăng số lượng khách hàng trung thành và dễ dàng mở rộng khách hàng tiềm năng cho phòng khám.
3. Chăm sóc khách hàng phòng khám nhàn tênh với phần mềm tổng đài thông minh StringeeX
Hiện nay, rất nhiều phòng khám vẫn sử dụng hình thức gọi điện truyền thống thông qua điện thoại di động công ty hoặc cá nhân để chăm sóc khách hàng. Nhưng cách làm này chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn nếu lượng khách hàng quá lớn, hay doanh nghiệp có quá nhiều cơ sở khiến việc quản lý cuộc gọi gặp nhiều bất cập. Từ đó khiến cho hoạt động chăm sóc khách hàng không đạt được hiệu quả và dẫn đến khách hàng khó chịu, không hài lòng về dịch vụ.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh phòng khám cần đến sự hỗ trợ của các phần mềm CSKH chuyên nghiệp như StringeeX để quản lý tốt các hoạt động gọi điện tư vấn và hỗ trợ khách hàng.
Với StringeeX, phòng khám của bạn có thể:
- Gọi ra-vào với số tổng đài riêng đã được đăng ký tên định danh - Voice Brandname giúp tạo hình ảnh uy tín, tin cậy cho phòng khám
- Tự động hoá quy trình CSKH: Tư vấn dịch vụ, nhắc - hẹn lịch khám, liên hệ tặng ưu đãi, chăm sóc sau khám…
- Quản lý tập trung thông tin khách hàng trên một phần mềm, thuận tiện cho việc CSKH cũ
- Tăng trải nghiệm khách hàng với các kịch bản phím bấm được thiết lập sẵn
StringeeX được đánh giá là một trong các phần mềm tổng đài tân tiến nhất hiện nay dành cho các phòng khám với các tính năng hiện đại:
- Gọi ra ngay trên giao diện CRM với đầy đủ thông tin KH chỉ với 1 click, thuận tiện cho việc: Hẹn lịch tái khám, giới thiệu chương trình khuyến mãi, xử lí khiếu nại kịp thời, CSKH
- Phân chia tự động điều hướng cuộc gọi cho nhân viên phụ trách
- Có hệ thống ticket thông minh lưu trữ thông tin khách hàng, cài đặt nhắc lịch CSKH
- Tính năng gửi SMS/email/gọi tự động thông báo lịch khám, tư vấn chương trình khuyến mãi cho khách cũ và khảo sát khách hàng
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng để việc tìm kiếm và tra cứu nhanh chóng, hiệu quả
- Báo cáo chi tiết tổng quan để đánh giá KPI của từng nhân viên, tiến trình chăm sóc bệnh nhân đã khám
- Tích hợp được với công cụ CRM có sẵn giúp đồng bộ dữ liệu khách hàng
Đăng ký dùng thử 15 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây.
Tạm kết
Bài viết trên đây đã chia sẻ các kinh nghiệm mở phòng khám cho người mới bắt đầu rất đầy đủ và chi tiết. StringeeX hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc!