Marketing là một trong những hoạt động cốt lõi đi song hành với sự phát triển của doanh nghiệp. Một công ty hoạt động mà không có kế hoạch Marketing thì cũng giống như việc xây nhà mà không có bản thiết kế vậy. Trong bài viết này, hãy cùng Stringee tìm hiểu 5 bước xây dựng một mẫu kế hoạch Marketing chuyên nghiệp và bài bản nhất cho một sản phẩm nhé! 

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch Marketing

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng kế hoạch Marketing đóng vai trò xương sống trong việc hoàn thành các mục tiêu về kinh doanh đã đặt ra. Dưới đây là những vai trò cụ thể của một bản kế hoạch Marketing đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

1.1. Giúp xác định chính xác mục tiêu

Một bản mẫu kế hoạch Marketing chuẩn sẽ giúp các công ty xác định được những mục tiêu cụ thể cần đạt được là gì. Từ đó cũng giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp định hướng được lộ trình đi rõ ràng và đúng đắn. Điều này giúp hạn chế được tình trạng đưa ra  các mục tiêu chung chung, gây khó khăn trong  trình thực hiện mà các doanh nghiệp hay gặp phải.

1.2. Là kim chỉ nam cho từng bước hoạt động của doanh nghiệp

Khi đã có bản kế hoạch Marketing chi tiết, doanh nghiệp sẽ biết những hoạt động trọng tâm cần làm. Từ đó có thể phân bổ nhân sự, ngân sách và thời gian phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chính nhờ vậy mà các mục tiêu sẽ dễ dàng được thực hiện hơn, tránh gây ra những lãng phí không cần thiết.

1.3. Đảm bảo sử thống nhất

Marketing có rất nhiều hoạt động cần thực hiện. Do vậy một bản kế hoạch chỉn chu sẽ giúp người lãnh đạo có cái nhìn tổng quan hơn và đảm bảo được rằng mọi việc đang đều được nhất quán để đi tới mục tiêu chung của công ty. 

2. Những thành phần cần có trong bản mẫu kế hoạch Marketing

2.1. Bản tóm tắt kinh doanh

Trong một kế hoạch Marketing, bản tóm tắt kinh doanh của bạn chính xác là một bản tóm tắt về tổ chức. Bạn cần tổng hợp thông tin cần thiết về công ty để tất cả các bên liên quan có thể hiểu chi tiết về công ty trước khi đi sâu vào việc xây dựng chiến lược và kế hoạch tiếp thị. 

Mẫu Business Summary (Source: HubSpot)

Hầu hết các bản tóm tắt kinh doanh sẽ bao gồm: tên công ty, nơi đặt trụ sở chính, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, cơ cấu tổ chức, ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang cung cấp, phân tích 4P, 7P, xác định Unique Selling Point 

2.2. Bản phân tích SWOT 

Phân tích SWOT là một bước không thể thiếu trong bất cứ mẫu kế hoạch Marketing nào. Phân tích SWOT chính là nêu rất rõ  điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp. Những thông tin này là cần thiết để các bạn có thể tạo các chiến lược được nhắm đến mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả, giúp bạn tận dụng điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của doanh nghiệp.

Mẫu phân tích SWOT của doanh nghiệp (Source: HubSpot)

2.3. Các sáng kiến kinh doanh

Các sáng kiến kinh doanh trong Marketing có thể là các hoạt động được thực hiện để đưa ra các giải pháp và kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy doanh thu, tăng cường năng lực cạnh tranh, cải thiện thị phần hoặc tăng tính khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty trên thị trường.

Các sáng kiến có thể bao gồm các hoạt động như: tìm kiếm các kênh tiếp thị mới, phát triển sản phẩm mới, cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng cường quảng cáo hoặc giảm chi phí sản xuất để nâng cao lợi nhuận. 

Mọi sáng kiến nên tuân theo phương pháp SMART để hướng tới mục tiêu chung. Chúng phải cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và có thời hạn rõ ràng. 

2.4. Nghiên cứu và phân tích khách hàng mục tiêu

Muốn bán được sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng thì chắc chắn chúng ta phải rất hiểu khách hàng. Nếu công ty đã thực hiện nghiên cứu thị trường trước đó, thì phần này trong kế hoạch tiếp thị của bạn có thể dễ dàng hơn, chỉ cần tổng hợp lại. Nếu chưa thì các bạn có những nghiên cứu để tìm hiểu về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. 

Các bạn cần tập trung vào các đặc điểm như: 

  • Nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, khu vực sống, nghề nghiệp, mức thu nhập…
  • Thói quen, hành vi, sở thích và mong muốn của họ.
  • Những nỗi đau, vấn đề và thử thách mà họ gặp phải trong cuộc sống...

Sau khi đã thật sự hiểu khách hàng của mình rồi thì việc triển khai các hoạt động Marketing sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

2.5. Phân tích đối thủ cạnh tranh 

Phân tích đối thủ cạnh tranh cũng là một hạng mục không thể bỏ qua trong bản kế hoạch Marketing. Người mua của bạn có các lựa chọn khi giải quyết vấn đề của họ? Ngoài sản phẩm/dịch vụ mà công ty bạn cung cấp, khách hàng còn có những sự lựa chọn nào khác? Điều này các Marketer cần xác định rõ.

Khi nghiên cứu thị trường, bạn nên xem xét đối thủ cạnh tranh của mình đang làm tốt điều gì và những khoảng trống mà bạn có thể lấp đầy ở đâu. Điều này có thể bao gồm:

  • Positioning - Định vị
  • Market share - Thị phần
  • Price - Định giá

2.6. Ngân sách

Tùy thuộc ngân sách mà bạn có cho hoạt động Marketing, bạn cần chia ngân sách này thành từng khoản cụ thể. Ví dụ, chi phí tiếp thị bao gồm:

- Chi phí thuê ngoài cho một cơ quan tiếp thị và/hoặc các nhà cung cấp khác

- Phần mềm tiếp thị

- Chương trình khuyến mãi 

- Sự kiện (những sự kiện bạn sẽ tổ chức và/hoặc tham dự)...

Biết được ngân sách và phân tích các kênh tiếp thị muốn đầu tư, bạn có thể đưa ra kế hoạch chi tiết về phân bổ ngân sách. Những điều này sẽ không chính xác 100% nhưng có thể giúp lập kế hoạch một cách chi tiết hơn.

2.7. Các kênh tiếp thị

Các Marketer cũng cần xác định rõ các kênh tiếp thị sẽ triển khai trong hoạt động Marketing. Các kênh tiếp thị của bạn là xuất hiện các nội dung hướng dẫn người mua, thu hút khách hàng tiềm năng và truyền bá nhận thức về thương hiệu của bạn.

Những kênh tiếp thị trực tuyến phổ biến hiện nay: website công ty, các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, TikTok… 

2.8. Công cụ hỗ trợ Marketing

Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng đó là các công cụ hỗ trợ hoạt động Marketing. Bạn cũng nên xác định rõ đâu sẽ là những công cụ hỗ trợ giúp bạn trong công việc, giúp bạn đạt được những mục tiêu đề ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Đối với mỗi công cụ, cần chỉ ra bạn sẽ dùng nó để làm gì và nó sẽ hỗ trợ bạn như thế nào trong công việc. Từ đó cân đối về mức chi phí bỏ ra và hiệu quả mang lại xem có hợp lý hay không.

3. 5 bước xây dựng một mẫu kế hoạch Marketing chuyên nghiệp

Sau khi đã biết rõ một bản mẫu kế hoạch Marketing bao gồm những gì thì đây chính là 5 bước cần thực hiện:

Bước 1: Tiến hành thực hiện các nghiên cứu 

Trước khi bắt đầu xây dựng một kế hoạch Marketing, các bạn cần tiến hành nghiên cứu và hiểu về doanh nghiệp của mình, thị trường, khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh… Cụ thể, các Marketing không thể bỏ qua các đầu mục phân tích sau:

  • Tiến hành phân tích SWOT để hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
  • Tìm hiểu về thị trường ngành, các đối thủ cạnh tranh trong ngành. 

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Khi bạn hiểu rõ hơn về thị trường và tình hình của công ty, hãy đảm bảo rằng bạn biết đối tượng mục tiêu của mình là ai. Chân dung người mua của bạn nên bao gồm thông tin nhân khẩu học như tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, hành vi, bên cạnh đó cũng nên bao gồm thêm thông tin tâm lý như điểm đau và mục tiêu của họ.

Hãy trả lời các câu hỏi:

  • Điều gì thúc đẩy khách hàng của bạn?
  • Họ gặp vấn đề gì mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể khắc phục được?

Khi bạn đã rõ các thông tin này, bước tiếp theo là xác định mục tiêu sẽ dễ dàng hơn nhiều. 

Bước 3: Đặt ra mục tiêu theo nguyên tắc SMART

Bước tiếp theo là xác định các mục tiêu SMART của mình. Các mục tiêu SMART bao gồm: Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể đo lường được), Attainable (Có thể đạt được), Relevant (Có liên quan) và Time-bound (Có thời hạn). Điều này có nghĩa rằng tất cả các mục tiêu của bạn phải cụ thể và bao gồm khung thời gian mà bạn muốn hoàn thành chúng.

Ví dụ: mục tiêu của bạn có thể là tăng 25% số người theo dõi trên Instagram trong ba tháng. Tùy thuộc vào mục tiêu tiếp thị tổng thể của bạn, điều này phải phù hợp và có thể đạt được. Ngoài ra, mục tiêu này là cụ thể, có thể đo lường được và có thời hạn. 

Bước 4: Đưa ra các chiến thuật phù hợp

Bây giờ, bạn phải tìm ra chiến thuật nào sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Ngoài ra, các kênh và mục hành động phù hợp cần tập trung vào là gì? 

Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là tăng 25% số người theo dõi trên Instagram trong ba tháng, chiến thuật của bạn có thể bao gồm tổ chức minigame/giveaway, đăng bài đều đặn hàng ngày, trả lời tất cả các bình luận và tin nhắn... 

Khi bạn biết mục tiêu của mình, việc động não một số chiến thuật để đạt được những mục tiêu đó sẽ trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, trong khi viết chiến thuật, bạn phải ghi nhớ ngân sách của mình, điều này đưa chúng ta đến bước thứ năm.

Bước 5: Phân bổ ngân sách 

Các hoạt động Marketing cân được cân nhắc dựa trên mức ngân sách cho phép. Ví dụ, chiến thuật của bạn có thể bao gồm quảng cáo trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nếu bạn không có ngân sách cho việc đó, thì bạn có thể không đạt được mục tiêu của mình. 

Trong khi bạn viết ra các chiến thuật của mình, hãy nhớ ghi lại ngân sách ước tính. Bạn có thể bao gồm thời gian cần thiết để hoàn thành từng chiến thuật bên cạnh nội dung bạn có thể cần mua, chẳng hạn như không gian quảng cáo.

Tải mẫu kế hoạch Marketing từ HubSpot tại đây!

Tạm kết

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc rất nhiều thông tin hữu ích cũng như các bước làm để có được một bản mẫu kế hoạch Marketing hoàn chỉnh. Stringee hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn đang làm Marketing hình dung rõ hơn những việc mình cần làm để triển khai hoạt động tiếp thị cho doanh nghiệp của mình.