Hiện nay trên thị trường kinh doanh mô hình marketing 7P đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó tham gia vào toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, từ việc hình thành ý tưởng, sản xuất, tiếp thị,... đến khi đưa được sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
1. Mô hình Marketing 7P là gì?
Marketing 7P được hiểu đơn giản là một mô hình chiến lược marketing bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Đây được coi là một công cụ hữu ích giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Nó bảo gồm 7 yếu tố:
- Product (Sản phẩm)
- Price (Giá cả)
- Place (Phân phối)
- Promotion (Xúc tiến)
- People (Con người)
- Process (Quy trình)
- Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).
2. Các yếu tố trong mô hình Marketing 7P
2.1 Product (Sản phẩm):
Product (Sản phẩm) là những gì mà doanh nghiệp cung cấp có thể là sản phẩm hoặc dịch vụ. Sản phẩm được phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, trong giai đoạn phát triển sản phẩm, marketers phải thực hiện hàng loạt các nghiên cứu sâu rộng về vòng đời của sản phẩm (product life cycle) mà doanh nghiệp đang tạo ra. Mỗi một sản phẩm sẽ có một chu kỳ sống nhất định bao gồm: giai đoạn tăng trưởng, phát triển, bão hòa và suy thoái. Điều quan trọng đó là các nhà tiếp thị cần “làm mới” sản phẩm của mình, giúp kích thích nhu cầu của khách hàng khi sản phẩm ở trong giai đoạn bão hòa tới suy thoái.
2.2 Price (Giá bán):
Giá bán chính là chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra để trao đổi lấy sản phẩm (dịch vụ) mà doanh nghiệp cung cấp. Việc trao đổi này là một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược 7P. Bởi giá bán, độ cạnh tranh cùng với chi phí sản xuất giúp cho việc nhận dạng và cảm nhận giá trị của sản phẩm trong mắt khách hàng.
Ngoài giá trị được đặt cho mỗi sản phẩm, nó còn phụ thuộc vào chi phí sản xuất, phân khúc mục tiêu, khả năng thanh toán của thị trường, cung - cầu và một loạt các yếu tố trực tiếp cũng như gián tiếp khác. Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn một số loại chiến lược giá, vì mỗi loại chiến lược giá đều gắn liền với một kế hoạch kinh doanh tổng thể. Định giá cũng có thể được sử dụng để phân biệt nhằm tạo sự khác biệt và nâng cao hình ảnh của sản phẩm.
2.3 Place (Phân phối):
Phân phối là nơi để doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm của mình nhằm tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng. Đây là nơi để doanh nghiệp trưng bày, quảng cáo sản phẩm nhằm tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng. Đó có thể là trên màn hình của một cửa hàng, hay thậm chí là đưa sản phẩm lên các chương trình truyền hình, trang web,..để khách hàng chú ý tới sản phẩm hơn.
Trong mọi ngành hàng, điểm bán hàng luôn thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng và giúp họ nhanh chóng quyết định mua hàng. Đó cũng là mục tiêu chính của chiến lược phân phối.
2.4 Promotion (Xúc tiến):
Promotion bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích đảm bảo khách hàng sẽ nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, giúp để lại ấn tượng tốt và thực hiện được việc giao dịch, mua bán đối với khách hàng.
Promotion là một yếu tố rất quan trọng của hoạt động tiếp thị, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán hàng. Ngoài ra, việc hoạt động tiếp thị còn các yếu tố khác nhau như: Tổ chức bán hàng hoặc hoạt động quan hệ công chúng cũng như việc tạo khuyến mãi và quảng cáo.
2.5 People (Con người):
Trong mô hình marketing 7P yếu tố con người đề cập đến những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách chung về nhân sự của doanh nghiệp nói chung và nhân lực Marketing nói riêng.
Khi doanh nghiệp tìm thấy những khách hàng tiềm năng thực sự tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của mình phần lớn là từ những nhân viên được tuyển chọn, đào tạo bài bản, chuyên nghiệp đã kéo được khách hàng về cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, những nhân viên có thái độ chuyên nghiệp, cởi mở sẽ phản ánh trung thực về doanh nghiệp, từ đó góp phần mở rộng và phát triển hoạt động của doanh nghiệp.
2.6 Process (Quy trình):
Process – Quy trình trong marketing 7P là không chỉ là một trong những yếu tố quan trọng của marketing mà còn là hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ.
Quy trình làm việc nhanh gọn, thời gian nhanh chóng và đúng với thỏa thuận sẽ luôn được đánh giá cao. Sự trải nghiệm về dịch vụ, quá trình chờ đợi mua sản phẩm, sự giúp đỡ của nhân viên và thái độ tư vấn, tất cả đều sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về doanh nghiệp.
Vì vậy, các doanh nghiệp luôn có một quy trình phù hợp như kênh bán hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống phân phối và các quy trình để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, cải tiến quy trình cũng có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí và tối ưu lợi nhuận.
2.7 Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing):
Trong Marketing, cơ sở vật chất là một yếu tố cần phải nhắc đến. Đó không chỉ là nơi tiếp xúc, gặp gỡ giữa người cung ứng dịch vụ và khách hàng mà còn là nơi khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Khai thác tốt yếu tố này sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới lạ và tạo nên sự ấn tượng của khách hàng.
Nó có thể là không gian hay thái độ phục vụ của nhân viên. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ, để lại cho khách hàng dấu ấn riêng đặc biệt.
3. Vai trò của marketing 7P đối với doanh nghiệp
Mô hình Marketing 7P là một chiến lược toàn diện nhất đối với mỗi doanh nghiệp, nó phù hợp với hầu hết các loại hình hoạt động của doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.
Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó mang lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, nó còn là mô hình hữu hiệu trong việc giúp doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, thu hút khách hàng, thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Nó được xem là một công cụ hữu ích giúp cho doanh nghiệp đưa sản phẩm (dịch vụ) của mình đến với khách hàng một cách nhanh chóng.
Tạm kết
Mô hình marketing 7P là chiến lược không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận, nó còn giúp giảm thiểu tối đa rủi ro trong quy trình làm việc, sản xuất, tiếp thị và chăm sóc khách hàng …
Mô hình marketing 7P gắn chặt với ngành dịch vụ mà trong đó chăm sóc khách hàng luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Vì thế để “7P” có thể hiệu quả thì doanh nghiệp cần vận hành luồng hoạt động của Marketing - Sales - CSKH sao cho thật trơn tru.
Tham khảo dịch vụ của StringeeX để hỗ trợ doanh nghiệp tự động hoá và chuyển đổi số quy trình Marketing - Sales - CSKH ngay tại đây.