Đội nhóm bán hàng đóng vai trò quan trọng và có tác động trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quản lý đội nhóm bán hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào nhằm xây dựng nguồn nhân lực tài giỏi, vững mạnh và gắn kết. Vậy nên hãy cùng StringeeX tìm hiểu 10 bí quyết quản lý đội nhóm bán hàng hiệu quả nhất dành cho các nhà quản lý, lãnh đạo nhé!
1. Bí quyết 1: Lựa chọn những người phù hợp với đội ngũ
Lựa chọn nhân sự phù hợp đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của một nhóm kinh doanh. Người quản lý cần nhận thức rằng yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của một đội nhóm chính là con người.
Thay vì chọn một đội ngũ lớn nhưng không có sự kết nối, với từng cá nhân chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân, nhà lãnh đạo nên đặt sự chú trọng vào thái độ và khả năng làm việc của từng thành viên, ưu tiên chất lượng hơn số lượng.
Trước khi lựa chọn thành viên cho nhóm kinh doanh, người sáng lập cần xác định rõ những phẩm chất mà đội nhóm mong muốn có trong mỗi cá nhân.
Với đội nhóm kinh doanh, các kỹ năng chuyên môn mà mỗi thành viên cần phải có bao gồm:
- Khả năng nhận diện khách hàng tiềm năng
- Năng lực phân tích nhu cầu của khách hàng
- Hiểu rõ về sản phẩm kinh doanh
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng thuyết phục
Ban đầu, các nhà quản lý có thể sử dụng phỏng vấn để chọn lọc thành viên cho nhóm và tiếp tục quan sát trong quá trình làm việc để tìm ra những thành viên phù hợp nhất!
2. Bí quyết 2: Duy trì giao tiếp tốt với đội ngũ của mình
Để đảm bảo tất cả nhân viên đều cập nhật đủ các thông tin về dự án và hiểu rõ mục tiêu và các thời hạn công việc (deadline), giao tiếp giữa nhà quản lý và đội ngũ bán hàng là rất quan trọng.
Đồng thời, việc tạo sự tiếp cận dễ dàng giữa quản lý và nhân viên cũng là yếu tố cần thiết giúp đạt được hiệu quả trong công việc. Nhân viên cần cảm thấy rằng họ có thể liên hệ với bạn để giải đáp các câu hỏi hoặc giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng và không có rào cản.
Vì vậy, điều quan trọng là bạn tạo điều kiện cho nhân viên tiếp cận và nhận được hỗ trợ từ bạn bất kể khi nào họ cần.
3. Bí quyết 3: Tạo dựng các mối quan hệ làm việc tích cực
Khi quản lý đội nhóm, điều quan trọng là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với từng thành viên, không chỉ ở tư cách là một quản lý hay đồng nghiệp mà còn trong vai trò là bạn bè của họ. Bạn sẽ trở thành một người quản lý xuất sắc nếu bạn có sự biết được về hoàn cảnh gia đình, sở thích, thói quen, cũng như điểm mạnh và yếu của từng nhân viên trong nhóm.
Khi bạn cố gắng tìm hiểu cách mà đồng nghiệp của bạn xử lý và giải quyết vấn đề, những điều họ quan tâm, điều đó sẽ xây dựng một mối quan hệ tốt hơn rất nhiều giữa các thành viên trong nhóm. Và khi có một mối quan hệ khăng khít, quá trình làm việc cùng nhau sẽ diễn ra dễ dàng và lâu dài hơn.
4. Bí quyết 4: Đặt mục tiêu cá nhân thống nhất với mục tiêu nhóm
Đạt mục tiêu là một phần thiết yếu trong quá trình nỗ lực làm việc. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của nhóm kinh doanh mâu thuẫn với mục tiêu cá nhân của từng thành viên, có thể dẫn đến xung đột lợi ích và suy giảm hiệu suất làm việc, thậm chí là đe dọa sự tồn tại của nhóm.
Do đó, trước khi đặt mục tiêu chung, các nhà quản lý cần xem xét mục tiêu của từng cá nhân, sau đó cân nhắc cân bằng lợi ích giữa cá nhân và lợi ích chung của nhóm.
Để đặt mục tiêu, không chỉ nên tập trung vào các con số trừu tượng như mức lương hay doanh số. Bạn có thể áp dụng mô hình SMART để đề ra mục tiêu cho nhóm và giúp từng cá nhân trong nhóm xác định mục tiêu cá nhân của mình. Công thức SMART bao gồm các yếu tố cụ thể như sau:
- Specific: Rõ ràng, cụ thể
- Measurable: Có thể đo lường được
- Achievable: Có khả năng đạt được
- Realistic: Thực tế
- Time-bound: Có thời hạn
5. Bí quyết 5: Trao quyền cho nhân viên
Đôi khi, không phải lúc nào trưởng nhóm cũng phải đảm nhận việc giải quyết mọi vấn đề. Một đội nhóm kinh doanh không nên hoạt động theo mô hình cứng nhắc, với nhân viên chỉ thực hiện theo hướng dẫn của quản lý. Đặc biệt trong môi trường làm việc năng động, nơi mà nhân viên luôn mong muốn tự khẳng định bản thân.
Để xây dựng một đội nhóm kinh doanh thành công và hiệu quả, nhà quản lý cần học cách "từ bỏ quyền lực" và trao quyền quyết định cho các thành viên, để họ tự mình xác định và đề xuất các phương án giải quyết vấn đề. Vai trò của nhà quản lý có thể trở thành một người cố vấn, đưa ra lời khuyên và định hướng hành động cho nhân viên.
6. Bí quyết 6: Công nhận những nỗ lực của nhân viên
Bằng cách cung cấp phản hồi tích cực cho nhân viên khi họ hoàn thành công việc tốt, bạn sẽ xây dựng được lòng tự tin và khích lệ nhân viên đóng góp nhiều hơn trong tương lai. Điều quan trọng là bạn phải công nhận thành tựu và nỗ lực mà nhân viên đã đạt được.
Đừng tiếc lời khen khi nhân viên làm việc tốt. Hơn nữa, bạn có thể đề xuất các hình thức khen thưởng, tặng quà, khuyến khích nhân viên nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng kể. Khi nhân viên nhận được sự công nhận và khen thưởng, họ sẽ tiếp tục cố gắng làm việc tốt hơn trong tương lai. Hãy khuyến khích sự sáng tạo và đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ những gì bạn kỳ vọng từ họ.
7. Bí quyết 7: Tìm hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên
Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên là chìa khóa để bạn có thể giao việc và quản lý một cách hiệu quả hơn. Thay vì chỉ giao việc một cách bình thường, hãy tận dụng những điểm mạnh của từng nhân viên và giới hạn nhược điểm của họ. Bằng cách giao việc cho nhân viên trong lĩnh vực mà họ làm tốt nhất, bạn sẽ tăng cường năng suất của nhóm.
Đôi khi, đừng ngại giao cho nhân viên một số nhiệm vụ nằm ngoài phạm vi chuyên môn hoặc mô tả công việc của họ, để khám phá tiềm năng của từng cá nhân. Đôi khi, bạn sẽ ngạc nhiên khi phát hiện những thế mạnh mới của nhân viên và biến họ thành những cá nhân đa tài với khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ.
8. Bí quyết 8: Quản lý tốt xung đột giữa các nhân viên
Khi có sự xung đột xảy ra trong môi trường làm việc, nhà quản lý không nên bỏ qua hay phớt lờ chúng. Điều này có thể tạo ra một không khí tiêu cực, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên và giao tiếp giữa các thành viên trong đội nhóm.
Khi một vấn đề phát sinh, điều quan trọng là phải giải quyết ngay lập tức để phòng tránh những trường hợp tương tự tái diễn trong tương lai. Một môi trường làm việc mà mâu thuẫn và xung đột cá nhân trở nên phổ biến sẽ dễ dàng làm mất đi sự hứng thú trong công việc. Về lâu dài có thể dẫn đến việc nhiều nhân viên quyết định rời công ty.
9. Bí quyết 9: Xây dựng chiến lược giữ chân nhân viên
Để cải thiện đội ngũ kinh doanh và giảm tỷ lệ đào thải cao, cần có một cách tiếp cận tốt hơn. Áp lực công việc và yêu cầu về doanh số cao thường là nguyên nhân chính gây ra sự ra đi của nhân viên. Vì vậy, để phát triển một đội ngũ kinh doanh thành công, quan trọng nhất là bạn phải có một chiến lược hiệu quả để giữ chân nhân viên.
Nhà quản lý cần tạo động lực để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên và trao cho họ các quyền lợi đặc biệt mà không có ở những nơi khác. Đồng thời, việc khen thưởng và công nhận đóng góp và nỗ lực của nhân viên cũng cần được chú trọng và thực hiện kịp thời. Một cách là lập danh sách thi đua và khen thưởng hàng tháng để vinh danh những cá nhân có thành tích xuất sắc, vượt qua chỉ tiêu KPI đã đề ra.
10. Ứng dụng công nghệ vào quản lý đội nhóm bán hàng
Để việc quản lý đội nhóm bán hàng hiệu quả và nhân viên bán hàng trở nên chuyên nghiệp hơn, các nhà quản lý không thể bỏ qua những công cụ hỗ trợ. StringeeX chính là giải pháp với các phần mềm cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng và bán hàng đa kênh như Facebook Fanpage, Email, Hotline, Zalo OA,... giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên, tối đa hoá hiệu quả bán hàng.
Bên cạnh đó, phần mềm StringeeX còn có APIs mở, giúp nhanh chóng tích hợp với các phần mềm CRM/ERP khác như AMIS CRM, Hubspot, Salesforce… phục vụ cho việc chăm sóc và quản lý dữ liệu khách hàng các giai đoạn sau.
Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây.
Tạm kết
Quản lý đội nhóm bán hàng chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, đòi hỏi người quản lý cần có nhiều kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết. StringeeX hy vọng rằng 10 bí quyết quản lý đội nhóm bán hàng trên đây sẽ giúp ích cho công việc của các cấp quản lý, lãnh đạo và từ đó gia tăng doanh số, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.