Telesales vốn quen thuộc từ lâu nhưng khi nhắc đến telemarketing thì không phải ai cũng biết hoặc dễ nhầm tưởng khái niệm này là cách gọi khác của telesales. Telemarketing cũng là hình thức tương tác với khách hàng qua điện thoại nhưng mục tiêu hướng đến không phải là việc chốt đơn. Để hiểu rõ về telemarketing, StringeeX mời bạn theo dõi bài viết sau.
1. Telemarketing là gì?
Có thể hiểu đơn giản theo tên gọi của nó, “telemarketing” là từ được ghép bởi “telephone” - điện thoại và “marketing”, đây chính là hình thức marketing qua điện thoại. Mục đích chính của telemarketing là giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến các khách hàng tiềm năng, khiến họ ghi nhớ và nghĩ đến khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
Nói cách khác, telemarketing không quá chú trọng vào việc chốt đơn mà chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm, khơi gợi nhu cầu của khách hàng hoặc tạo ra các hoạt động tương tác với khách hàng qua hình thức gọi điện thoại.
Telemarketing có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp tìm kiếm và tạo nguồn khách hàng mới. Từ đó khơi gợi nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ để thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm hay không.
Ngoài ra hình thức này còn nổi bật với ưu điểm cụ thể như:
-
Lựa chọn và sàng lọc ra danh sách khách hàng tiềm năng cho đội ngũ bán hàng telesale.
-
Thực hiện kế hoạch telemarketing nhằm mục đích tăng hiệu quả cho chiến dịch marketing chung của doanh nghiệp.
-
Đưa lượng khách hàng cũ, đã và đang sử dụng sản phẩm thành khách hàng trung thành, mua mới.
-
Tạo điều kiện chốt sale hiệu quả cho đội ngũ bán hàng.
2. Phân biệt Telemarketing và Telesales
Nếu so với telesales thì telemarketing chỉ mới được phát triển sau này. Trong khi đó, telesales đã có từ rất lâu và nếu xét về bản chất thì nó là một phần của telemarketing.
Cả hai phương thức telemarketing và telesales đều giống nhau ở việc sử dụng kênh giao tiếp qua điện thoại để tiếp cận khách hàng tiềm năng tuy nhiên khác nhau ở mục đích. Telesales tập trung vào việc bán hàng còn telemarketing lại tập trung vào việc truyền tải các chương trình marketing của doanh nghiệp.
Thay vì chỉ hướng đến mục đích chốt đơn, telemarketing chủ yếu có vai trò giới thiệu cụ thể về sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng mục tiêu, ít nhất là giúp họ ghi nhớ, có ấn tượng và nghĩ đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp khi có nhu cầu.
Hai hình thức này đã có từ rất lâu và đóng vai trò là một kênh bán hàng quan trọng của nhiều doanh nghiệp trong quá khứ cho đến hiện tại. Mặc dù ngày nay rất nhiều hình thức marketing 4.0 hiện đại được ra đời nhưng telesales và telemarketing vẫn có chỗ đứng nhất định trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bởi không dễ để tạo ra một giải pháp tương tác trực tiếp, thuận tiện, hiệu quả như gọi điện thoại.
3. Vai trò của telemarketing đối với doanh nghiệp
Có thể khẳng định, telemarketing có vai trò quan trọng trong việc bán hàng và tiếp thị trực tiếp đối với doanh nghiệp. Cách thức tiếp thị qua điện thoại giúp doanh nghiệp liên hệ với khách hàng với mục đích quảng cáo, qua đó thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp. Thông qua telemarketing, doanh nghiệp có tầm nhìn rõ ràng về thị hiếu và lợi ích của khách hàng, đáp ứng nhu cầu chính đáng của khách hàng.
Hơn nữa, vai trò của Telemarketing đối với doanh nghiệp còn thể hiện ở việc xóa tan nghi ngờ và nhầm lẫn có thể khách hàng nghĩ không đúng về công ty hoặc các sản phẩm/ dịch vụ đang được quảng cáo. Đặc biệt, Telemarketing giúp người bán nhận được phản hồi tức thì của khách hàng và tạo cơ sở dữ liệu để doanh nghiệp xác định khách hàng mục tiêu.
4. Các hình thức telemarketing phổ biến hiện nay
Hiện tại có hai hình thức telemarketing phổ biến đang được các doanh nghiệp áp dụng. Mỗi hình thức sẽ có tính chất công việc khác nhau, nhưng đều hướng đến mục đích đảm bảo cho doanh nghiệp luôn vận hành ổn định và thu về nhiều lợi nhuận.
Hai hình thức telemarketing đó là inbound telemarketing và outbound telemarketing.
+) Inbound telemarketing
Đây là hình thức tập trung vào việc thúc đẩy khách hàng gọi đến cho doanh nghiệp. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách kêu gọi khách hàng gọi cho mình thông qua các đoạn quảng cáo, trang web, email... Trong tình huống này, khách hàng gọi đến hầu như là người có quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp dựa trên thông tin họ nhận được qua các kênh trên. Tỉ lệ các cuộc gọi telemarketing thành công cũng vì thế mà cao hơn hình thức khác.
+) Outbound telemarketing
Trái ngược với inbound marketing, với outbound, doanh nghiệp sẽ là người chủ động gọi ra cho khách hàng tiềm năng. Hình thức này bao gồm nhiều loại hình khá đa dạng như:
- Telesales: có nhiệm vụ liên hệ với khách hàng và chào bán các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Phỏng vấn qua điện thoại: có nhiệm vụ thực hiện việc khảo sát và nghiên cứu thị trường qua điện thoại.
- Quảng bá truyền thông: thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm quảng bá cho các chiến dịch, sự kiện của doanh nghiệp.
- Khảo sát ý kiến khách hàng: thực hiện công tác khảo sát khách hàng để đo lường mức độ hài lòng của họ đối với các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp.
- Hỗ trợ upsell, cross sell: thực hiện các hoạt động chăm sóc và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng cũ. Đồng thời tìm kiếm cơ hội upsell các sản phẩm khác.
5. Giải pháp hỗ trợ chiến dịch Telemarketing hiệu quả hơn
Nếu có chiến lược đúng đắn và khả năng quản lý tốt, hoạt động telemarketing hoàn toàn có thể tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên để chiến dịch Telemarketing được vận hành thông suốt và hiệu quả nhất thì việc đầu tư cho hệ thống tổng đài trang thiết bị hiện đại là điều hết sức cần thiết.
StringeeX là giải pháp tổng đài toàn diện cho vận hành và quản lý telsales/ telemarketing. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các tính năng của một tổng đài chuyên nghiệp, StringeeX còn tích hợp các tính năng về lưu trữ và quản lý thông tin, dữ liệu khách hàng.
Đây là giải pháp toàn diện phù hợp cho mọi quy mô doanh nghiệp từ startups, doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các doanh nghiệp lớn với những lợi ích vượt trội:
Tiết kiệm chi phí
Thiết lập tổng đài chưa bao giờ dễ dàng và tiết kiệm đến thế với StringeeX. Doanh nghiệp không cần đầu tư cho hạ tầng, dây cáp, các trang thiết bị phần cứng hay đội kỹ thuật vận hành. Với StringeeX, doanh nghiệp chỉ cần có đường truyền mạng ổn định, máy tính, tai nghe là có thể sử dụng tổng đài với đầy đủ tính năng cần thiết.
Cước gọi điện cũng giảm đến 50% so với sử dụng tổng đài truyền thống nhờ tính năng phân phối cuộc gọi cho số điện thoại cùng nhà mạng.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả telemarketing dễ dàng
Phần mềm StringeeX giúp doanh nghiệp tổng hợp và quản lý phiếu ghi khách hàng theo thời gian cụ thể, thống kê đầy đủ lịch sử, file ghi âm cuộc gọi, và hiệu suất quản lý. Giám sát cuộc gọi theo thời gian thực, giúp hỗ trợ công tác quản trị, quản lý dễ dàng.
Quản lý thông tin khách hàng tiện lợi
StringeeX được tích hợp sẵn với mini CRM giúp doanh nghiệp có thể sử dụng ngay với những tính năng cơ bản về quản lý liên hệ khách hàng. Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ API tích hợp với CRM của các bên thứ ba như Salesforce, Hubspot,...
Tăng năng suất bán hàng
StringeeX được trang bị các tính năng tự động hoá thông minh giúp nhân viên loại bỏ các tác vụ mang tính lặp lại, mất nhiều thời gian như: quay số tự động, trả lời tự động, phân phối cuộc gọi thông minh,… Nhờ đó, nhân viên có thể tập trung vào công việc tư vấn bán hàng.
Đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày đầy đủ tính năng của StringeeX tại đây