Ma trận GE là một công cụ phân tích danh mục đầu tư tuy không mới nhưng cũng khá lạ lẫm với những người mới bước chân vào kinh doanh và đầu tư. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết ma trận GE là gì và ứng dụng của GE Matrix với doanh nghiệp nhé!
1. Ma trận GE là gì?
Trong tiếng Anh, ma trận GE được gọi là GE Matrix, với tên đầy đủ là GE McKinsey Matrix. Công cụ này do nhóm tư vấn của McKinsey & Company và Boston Consulting Group đề xuất và lần đầu tiên được áp dụng vào mô hình của tập đoàn General Electric (GE).
GE Matrix là một công cụ phân tích danh mục đầu tư, giúp các doanh nghiệp đánh giá và xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp cho các đơn vị kinh doanh chiến lược của họ.
Trên thực tế, GE Matrix là một biến thể của mô hình BCG - Boston Consulting Group Matrix. GE Matrix gồm hai phần chính bao gồm:
- Sức hấp dẫn của thị trường (hay tốc độ phát triển của thị trường)
- Nguồn lực của doanh nghiệp (lợi thế cạnh tranh)
2. Cấu tạo của ma trận GE
Ma trận GE được biểu diễn thông qua hai trục: trục tung và trục hoành. Mỗi chiều biểu thị một khía cạnh quan trọng của việc phân tích kinh doanh:
Trục tung đại diện cho sức hấp dẫn của thị trường.
- Sức hấp dẫn của thị trường được đánh giá qua nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có mức độ quan trọng khác nhau. Các yếu tố này bao gồm quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận của ngành, cường độ và tính chất cạnh tranh, chi phí thâm nhập thị trường, mức độ rủi ro, các ràng buộc pháp lý, và môi trường xã hội.
- Sau khi đánh giá, sức hấp dẫn của thị trường được phân loại thành ba mức: cao, trung bình và thấp.
Trục hoành đại diện cho vị thế cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh chiến lược.
- Vị thế cạnh tranh được xác định dựa trên các yếu tố như thị phần tương đối, giá cả cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, lợi thế quy mô, công nghệ, khả năng nghiên cứu và phát triển, trình độ sản xuất, chất lượng lao động, trình độ marketing, tiềm lực tài chính, và dịch vụ sau bán hàng.
- Sau khi đánh giá, vị thế cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh chiến lược được chia thành ba mức: mạnh, trung bình và yếu.
Xem thêm: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì và cách áp dụng để thành công
Ma trận GE được chia thành 9 ô, được nhóm lại thành ba nhóm chính với các gợi ý chiến lược như sau:
- Nhóm 1: Gồm 3 ô ở góc trái phía trên của ma trận. Các đơn vị kinh doanh chiến lược trong vùng này có vị trí thuận lợi và cơ hội phát triển hấp dẫn. Do đó, cần chú trọng đầu tư để phát triển các đơn vị này.
- Nhóm 2: Gồm 3 ô nằm trên đường chéo từ góc trái phía dưới lên góc phải phía trên. Các đơn vị kinh doanh chiến lược trong nhóm này cần thận trọng khi quyết định đầu tư. Doanh nghiệp thường lựa chọn chiến lược duy trì sự phát triển hoặc thu hẹp, rút lui khỏi ngành kinh doanh này.
- Nhóm 3: Gồm 3 ô ở góc phải phía dưới của ma trận. Các đơn vị kinh doanh chiến lược trong vùng này không còn hấp dẫn và cần ngừng đầu tư, đồng thời phải có kế hoạch thay thế hoặc loại bỏ chúng.
Tham khảo thêm: Các bước lập chiến lược kinh doanh chi tiết, từ A - Z
3. Ưu điểm, hạn chế của ma trận GE là gì
Dưới đây là ưu điểm và hạn chế của ma trận GE:
- Ưu điểm: Ma trận GE khắc phục được nhược điểm của ma trận BCG nhờ sử dụng nhiều yếu tố để xác định hai tiêu chí chính của ma trận. Điều này mang lại cái nhìn chi tiết và đầy đủ hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hạn chế: Tuy nhiên, ma trận GE vẫn có một số hạn chế như: phân tích các hoạt động mang tính tĩnh và dễ dẫn đến sai lầm chủ quan trong quá trình phân tích.
4. Ứng dụng của ma trận GE trong doanh nghiệp
Theo thời gian sử dụng GE Matrix, các doanh nghiệp đã nhận ra ba ứng dụng chính của ma trận này bao gồm:
- Đầu tư/phát triển: GE Matrix là công cụ phân tích và đánh giá danh mục đầu tư, giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược cụ thể. Với điều này, chủ doanh nghiệp có thể đánh giá thị trường, phân tích lợi thế của mình để quyết định mở rộng thị trường hoặc tập trung vào các vấn đề khác.
- Xác định và nắm giữ lợi thế: Việc xác định lợi thế của doanh nghiệp giúp họ nắm bắt những cơ hội có sẵn và củng cố thị trường của mình. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh và giữ vững thị phần của mình.
- Thu hoạch/bán: GE Matrix giúp các doanh nghiệp tập trung vào tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận từ các mảng hoạt động hiện có, thay vì đầu tư vào các lĩnh vực mới. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả tài chính và quản lý rủi ro.
Tham khảo thêm: Mô hình SMART là gì? Cách xác định mục tiêu Marketing theo SMART
Tạm kết
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp những thông tin cụ thể để trả lời cho câu hỏi “ma trận GE là gì" cũng như các cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của ma trận này đối với doanh nghiệp. StringeeX mong rằng bài viết sẽ giúp quý bạn đọc nắm được ý nghĩa của ma trận GE và áp dụng giúp phát triển doanh nghiệp của mình.
Để có được những phân tích có độ chính xác cao khi ứng dụng ma trận GE, chắc chắn doanh nghiệp sẽ cần đến các công cụ thống kê, đo lường. Nhằm hỗ trợ nhà quản lý trong việc theo dõi các chỉ số thống kê hiệu quả của hoạt động chăm sóc khách hàng, một số phần mềm hỗ trợ hiện nay đều được trang bị thêm tính năng tự động tính toán số liệu và tạo báo cáo.
StringeeX cung cấp giải pháp phần mềm tổng đài CSKH đa nhiệm, có khả năng tích hợp với các phần mềm CRM. Doanh nghiệp có thể quản lý tập trung dữ liệu khách hàng, dễ dàng theo dõi các chỉ số thống kê hiệu quả của đội ngũ bán hàng và CSKH, từ đó tăng doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Mời quý doanh nghiệp tham gia trải nghiệm 10 ngày dùng thử phần mềm StringeeX không giới hạn tính năng tại đây: