Thương hiệu là cảm nhận tổng thể của người tiêu dùng về chất lượng, dịch vụ và hình ảnh của doanh nghiệp. Nhưng không có thương hiệu nào tồn tại mãi mãi, mà nó cần có sự “đổi mới” để thích nghi với thị trường luôn thay đổi. Vậy cụ thể rebranding là gì? Và lúc nào là lúc doanh nghiệp cần tiến hành rebranding? Cùng khám phá nhé.

1. Tái định vị thương hiệu - rebranding là gì?

Rebranding là gì và có tầm quan trọng ra sao?

Rebranding (hay còn gọi là tái định vị - làm mới thương hiệu) là một chiến lược marketing nhằm thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp (Bao gồm: Tên thương hiệu, logo, slogan, màu sắc hay các thiết kế,...) để tái tạo một bản sắc mới cho doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Từ đó, giúp đáp ứng tốt hơn với nhu cầu thị trường luôn thay đổi. 

Có thể thấy rebranding là hoạt động khá phổ biến với các công ty lớn. Ví dụ như gần đây, hàng loạt các thương hiệu đã tiến hành đồng loạt “thay áo mới” như: Vinamilk, Viettel, Pepsi, Mirinda, LG,...

Làm mới thương hiệu có thể chỉ bao gồm ở việc: Ra mắt một sản phẩm mới, thay đổi một dịch vụ, hoặc cũng có thể diễn ra ở quy mô rộng hơn như thay đổi định hướng, tầm nhìn của toàn doanh nghiệp.

Khi thực hiện hoạt động rebranding, các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc thay đổi hình ảnh trực quan, mà còn phải kết hợp nhịp nhàng với các hoạt động truyền thông. Bởi thay đổi nhận diện thương hiệu là một chuyện, và làm khách hàng biết tới sự thay đổi đó lại là một chuyện khác. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần chú trọng tới hoạt động truyền thông trong giai đoạn này.

2. Rebranding có tất cả mấy loại?

Những hình thức phổ biến của rebranding là gì?

Hiện nay có khá nhiều hình thức rebranding khác nhau, tùy thuộc theo mục tiêu và thực trạng của từng doanh nghiệp. Dưới đây là 3 hình thức rebranding phổ biến:

Thay đổi thiết kế của thương hiệu

Thay đổi thiết kế thương hiệu là việc doanh nghiệp thay đổi các chi tiết nhỏ của thương hiệu. Đó có thể là hiện đại hóa logo, lược bỏ bớt các chi tiết để đơn giản hơn hoặc thay đổi một chút màu sắc của bảng màu trên logo.

Logo của Pepsi ngày càng trở nên tối giản và ít chi tiết hơn

Hình thức thay đổi thiết kế thương hiệu thường được sử dụng khi logo và hình ảnh của thương hiệu đã trở nên không còn phù hợp, hoặc nó thể hiện sự thay đổi định hướng trong tương lai của thương hiệu.

Ví dụ: Logo của thương hiệu Pepsi ngày càng trở nên đơn giản và “ít rườm rà” hơn. Chúng ta có thể thấy, logo hiện nay của thương hiệu này đã được lược bỏ hoàn toàn tên thương hiệu và chỉ giữ lại phần biểu tượng. 

Điều này cũng khá dễ giải thích, bởi Pepsi là thương hiệu đã quá quen thuộc với người dùng. Nó quen thuộc tới mức: Chỉ cần xuất hiện hình ảnh một hình tròn kèm theo 3 màu xanh, đỏ, trắng là tâm trí người dùng đã liên tưởng tới Pepsi.

Hợp nhất hai thương hiệu

Chiến lược hợp nhất thương hiệu là việc hai thương hiệu hiện tại kết hợp lại với nhau để tạo thành một thương hiệu mới. Vì đây là chiến lược sáp nhập hai thương hiệu nên nó sẽ tạo hiệu quả tốt nhất nếu hai thương hiệu có mối liên kết nào đó với nhau. Trong trường hợp hai thương hiệu không có mối liên kết nào thì bạn không nên áp dụng chiến lược này, mà nên thay đổi hoàn toàn thành thương hiệu mới.

Tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy hoạt động hợp nhất thương hiệu giữa FPTPlay và truyền hình FPT vào năm 2021 để tạo thành thương hiệu FPTPlay. 

FPTPlay là ứng dụng OTT (Over the top - Thuật ngữ được dùng để chỉ việc tận dụng không gian internet nhằm cung cấp cho người dùng các nội dung hình ảnh, âm thanh, gọi điện,...). Trong khi đó, truyền hình FPT là thương hiệu nhận được sự tin tưởng của khách hàng với giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

Như vậy, hai thương hiệu này có sự liên quan khá mật thiết với nhau. Khi hợp nhất hai thương hiệu làm một, người dùng có thể xem một nội dung đồng thời trên tivi, máy tính, điện thoại,... mà không bị giới hạn bởi nền tảng.

Để tạo ra một thương hiệu truyền hình và nội dung số hàng đầu Việt Nam, hai thương hiệu trên đã được hợp nhất để tạo thành thương hiệu FPTPlay với slogan “không giới hạn”.

Đổi mới hoàn toàn thương hiệu

Việc đổi mới thương hiệu - refresh là hoạt động xây dựng lại hệ thống nhận diện thương hiệu mới hoàn toàn. Điều này giống như một quá trình “đập đi xây lại” mà không giữ lại yếu tố cũ nào của thương hiệu.

Chiến lược này thường được sử dụng trong trường hợp thương hiệu hiện tại không kết nối được với khách hàng mục tiêu hoặc bạn đang có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực khác. Việc làm mới thương hiệu - refresh sẽ giúp doanh nghiệp hay sản phẩm/dịch vụ của bạn có một diện mạo và hình ảnh mới hoàn toàn trên thị trường.

Xem thêm bài viết:

3. 5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp nên tiến hành rebranding

Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp nên tiến hành tái định vị thương hiệu - rebranding để phù hợp hơn với định hướng tương lai và sự thay đổi liên tục của thị trường:

Khi doanh nghiệp muốn hướng tới nhóm khách hàng mới

Thương hiệu vốn thể hiện hình ảnh và bản sắc riêng biệt của mỗi doanh nghiệp hoặc mỗi sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển, doanh nghiệp có thể đưa ra sự thay đổi thương hiệu để đạt được sự phát triển tốt hơn.

Nếu doanh nghiệp đang hướng tới đối tượng khách hàng mới thì cũng cần có những bước “chuyển mình” trong thay đổi nhận diện thương hiệu để phù hợp với đối tượng khách hàng đó hơn. 

Ví dụ Vinamilk đã thực hiện chiến dịch rebranding trong năm 2023 để phù hợp hơn với đối tượng người dùng mới. Việc thay đổi nhận diện thương hiệu này nhằm mục đích mang lại năng lượng trẻ trung, tươi mới, hướng đến đối tượng người tiêu dùng trẻ nhưng không bỏ rơi những giá trị xưa cũ. 

Logo mới của Vinamilk thể hiện sự tối giản

Điều này có thể thấy rõ ở các chi tiết bao bì sản phẩm. Hai màu sắc xanh rực rỡ và kem sữa ngọt ngào cùng bảng màu phong phú giúp mang tới nguồn năng lượng tươi trẻ mà vẫn đề cao giá trị truyền thống.

Thương hiệu cũ đã không còn phù hợp với định hướng

Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà định hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi nhất định. Và đương nhiên giá trị thương hiệu, hình ảnh của công ty cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp với tầm nhìn và định hướng đó. Đây chính là lúc mà doanh nghiệp nên rebranding.

Ví dụ: Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua hoạt động rebranding của Viettel vào năm 2021. Việc tái định vị này sẽ giúp thương hiệu Viettel phù hợp hơn với tầm nhìn và sứ mệnh mới, khẳng định rằng: “Viettel không chỉ còn là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần” mà sẽ theo đuổi một sứ mệnh mới là: “Tiên phong kiến tạo xã hội số”.

Logo mới của Viettel với màu đỏ tràn đầy sự nhiệt huyết và trẻ trung

Logo màu đỏ của Viettel thể hiện rõ sự tiên phong, khát khao, trẻ trung, đam mê và năng động. Đây cũng chính là màu cờ sắc áo của dân tộc Việt Nam, thể hiện niềm tự hào dân tộc mạnh mẽ và bản lĩnh tiên phong của Viettel.

Slogan “Your way” cũng truyền tải thông điệp khuyến khích mọi người phát huy tinh thần sáng tạo và thể hiện bản thân, cùng nhau kiến tạo nên một xã hội số, một cuộc sống tươi đẹp hơn.  

Thương hiệu cũ không được phát triển bài bản, rõ ràng

Không phải doanh nghiệp nào cũng có sự phát triển thương hiệu bài bản, có kế hoạch và rõ ràng ngay từ đầu. Đó có thể là vì thiếu nguồn lực về tài chính, nhân sự hay chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của thương hiệu. 

Nếu doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ của bạn rơi vào trường hợp này thì bạn nên xây dựng lại một kế hoạch đầy đủ, chi tiết để tiến hành rebranding cho thương hiệu. Trong đó, bạn nên lưu ý những điều sau khi chuẩn bị rebranding:

  • Xác định mục tiêu rebranding: Bạn cần xác định rằng doanh nghiệp nên thay đổi một vài chi tiết nhỏ trên thương hiệu hay phải tiến hành xây lại mới hoàn toàn. 
  • Lựa chọn đối tác chuyên nghiệp: Bạn nên lựa chọn đối tác là các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm vững vàng về việc tái định vị thương hiệu, để nhận lời tư vấn từ họ. Điều này sẽ giúp hoạt động rebranding có định hướng hơn và dễ dàng thực hiện hơn.
  • Chú trọng tới hoạt động truyền thông: Ngoài việc thay đổi nhận diện thương hiệu, bạn còn cần truyền tải thông điệp về sự thay đổi này tới khách hàng mục tiêu để họ biết tới thương hiệu mới của mình.

Hình ảnh thương hiệu cũ lỗi thời, không còn phù hợp

Các thương hiệu nên thay đổi để không bị lỗi thời trong thiết kế

 

Xu hướng thiết kế logo trong những năm gần đây đã thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, các chi tiết về font chữ, kiểu dáng hay biểu tượng cho logo mà bạn sử dụng trước đây có thể trở nên lỗi thời. Vì vậy, bạn nên xem xét lại các yếu tố này để biết rằng hình ảnh logo hiện tại của thương hiệu có còn phù hợp hay không nhé.

Bảo vệ thương hiệu trước đối thủ cạnh tranh

Trong thị trường cạnh tranh khắc nghiệt, có thể bạn sẽ không tránh khỏi việc bị đối thủ mới bắt chước về hình ảnh thương hiệu hay tệ hơn là bị làm nhái thương hiệu. Vì vậy, để bảo vệ hình ảnh thương hiệu trong trường hợp này thì rebranding cũng là một cách giải quyết.

Bạn có thể đưa ra những sự khác biệt và tô đậm thêm bản sắc riêng hoặc đưa ra những tiêu chuẩn mới và lôi cuốn hơn để nhấn mạnh vào thương hiệu của mình.

Tạm kết

Hi vọng rằng bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về rebranding là gì và những dấu hiệu cho thấy bạn nên xem xét việc tái định vị thương hiệu. Hãy nhớ truy cập website StringeeX thường xuyên để nhận được các thông tin hữu ích về chủ đề kinh doanh và marketing nhé.

Chia sẻ thêm, hoạt động chăm sóc khách hàng chính là hướng đi đúng đắn nếu doanh nghiệp muốn xây dựng một thương hiệu có giá trị trong mắt khách hàng. Stringee - một Startup Việt đã cho ra đời giải pháp tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh StringeeX (OmniChannel Contact Center), một giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp liên lạc với khách hàng trên nhiều kênh (Facebook, Live chat, Email, Thoại, SMS, Video call), quản lý tất cả liên hệ trên một phần mềm duy nhất.

Với StringeeX, thời gian phản hồi khách hàng online được rút ngắn xuống chỉ còn vài giây, giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội bán hàng.

Tất cả tin nhắn, bình luận, SMS, cuộc gọi, email của khách hàng từ Facebook, Website, SMS, Hotline, Email, Video call được cùng lúc gửi về phần mềm StringeeX để nhân viên tư vấn tức thì. Nhân viên chăm sóc khách hàng có thể đồng thời trò chuyện với khách hàng gọi từ Hotline và trả lời tin nhắn của khách hàng trên Website, Facebook,... bằng phần mềm tổng đài đa kênh StringeeX.

Trải nghiệm đầy đủ tính năng của StringeeX ngay lập tức!