Smart goals là một trong những nguyên tắc quan trọng giúp chỉ ra rõ ràng hơn những điều cần đạt được và lộ trình thực hiện như thế nào. Vậy Smart goals là gì? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu giải thích ý nghĩa chi tiết và tham khảo các ví dụ cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!

1. Smart goals là gì?

Smart goals hay mục tiêu thông minh được hiểu là mục tiêu được đưa ra dựa trên những nguyên tắc thông minh. Bằng cách thiết lập mục tiêu theo những nguyên tắc này, bạn có thể định hướng các công việc, nhiệm vụ của mình trong tương lai một cách rõ ràng và hợp lý nhất. 

Đồng thời, Smart goals cũng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những gì bạn muốn đạt được và đảm bảo rằng mục tiêu được đề ra có thể được hoàn thành một cách hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm ngay: Mô hình SMART là gì? Cách xác định mục tiêu Marketing theo SMART

2. Smart goals bao gồm những yếu tố nào?

Vậy những yếu tố tạo nên Smart goals là gì?

Smart goals bao gồm 5 yếu tố tương ứng với 5 chữ cái trong từ SMART đó là: S - Specific, M - Measurable, A - Attainable, R - Realistic, T - Time bound. 

2.1. Specific: Tính cụ thể, dễ hiểu

Để xây dựng được một mục tiêu thông minh, trước tiên mục tiêu đó cần được cụ thể hoá một cách dễ dàng và dễ hiểu. Bạn hãy phân chia thành từng mục con và xác định thời gian hoàn thành cụ thể. Mục tiêu càng cụ thể và rõ ràng, nó càng thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của bạn trong việc thực hiện.

Một trong những phương pháp phổ biến để xác định một mục tiêu cụ thể là tưởng tượng về một điểm đến rõ ràng và cụ thể.

Ví dụ: Mục tiêu của bạn trong vòng 5 năm tới là sở hữu một chuỗi cửa hàng kinh doanh, tuy nhiên, mục tiêu này vẫn còn mơ hồ. Để thực hiện được điều này, bạn cần lập kế hoạch và xác định rõ hơn các yếu tố như loại hàng hóa bạn muốn kinh doanh, vị trí của cửa hàng, cũng như vốn cần thiết để mở một cửa hàng. Bằng cách này, bạn có thể đặt ra một mục tiêu cụ thể về số tiền cần kiếm được trong 5 năm, từ đó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc biến mục tiêu của mình thành hiện thực.

2.2. Measurable: Có thể đo lường được 

Nguyên tắc này nhấn mạnh về việc kết nối mục tiêu với các chỉ số cụ thể. Nguyên tắc SMART đảm bảo rằng mục tiêu của bạn được xác định rõ ràng và có thể đo lường được.

Ví dụ, nếu bạn muốn có một nguồn thu nhập ổn định, thì từ “ổn định” có ý nghĩa gì đối với bạn? Có thể là mức thu nhập 30 triệu đồng/tháng hay cụ thể là con số nào?

Các con số cụ thể mà bạn đặt ra không chỉ là mục tiêu mà còn là đòn bẩy để thúc đẩy tinh thần và động lực của bạn, giúp bạn nỗ lực hơn để đạt được mục tiêu mong muốn. Nếu không, bạn không chỉ thiếu niềm đam mê để tập trung vào mục tiêu, mà còn có thể cảm thấy mất hứng thú, thiếu động lực và dễ dàng từ bỏ.

2.3. Attainable: Tính khả thi, có thể đạt được

Tính khả thi là một yếu tố quan trọng khi xây dựng các mục tiêu. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải xem xét khả năng của bản thân trước khi đặt ra một mục tiêu quá cao cũng như tránh tình trạng bỏ cuộc giữa chừng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn chỉ nên đặt ra những mục tiêu dễ dàng, đơn giản, mà bỏ qua cơ hội thách thức bản thân với những mục tiêu lớn hơn và đầy thử thách.

2.4. Realistic: Tính thực tế

Mục tiêu đề ra không nên vượt quá xa khả năng thực hiện của bạn và đội nhóm của bạn. Bạn có thể tận dụng các nguồn lực sẵn có để đảm bảo rằng mục tiêu của mình có khả năng đạt được.

2.5. Time bound: Thiết lập thời gian

Tương tự như việc sắp xếp một cuộc hẹn, mọi mục tiêu, lớn hay nhỏ, đều cần được gắn với một khung thời gian cụ thể để thực hiện. Nguyên tắc này giúp bạn đặt ra một điểm dừng rõ ràng, nơi bạn có thể đánh dấu bước chạm tới thành công. Khi tiến hành, bạn có thể đánh giá được tiến độ của mình và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

3. Các ví dụ cụ thể về Smart goals 

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách đặt các mục tiêu theo nguyên tắc Smart goals trong hoạt động kinh doanh, Marketing và chăm sóc khách hàng:

Ví dụ 1: Đặt mục tiêu về tăng tỉ lệ chốt đơn hàng 

S - Specific (Cụ thể): Tăng tỷ lệ chốt đơn hàng.

M - Measurable (Đo lường được): Tỷ lệ chốt đơn hàng đạt ít nhất 80% trong tổng số các cuộc gọi tư vấn sản phẩm.

A - Achievable (Thực hiện được): Tỷ lệ chốt đơn năm 2023 đạt 70%, với khả năng của đội ngũ chăm sóc khách hàng và tính năng vượt trội của sản phẩm, tôi muốn đạt tỷ lệ chốt đơn hàng ít nhất là 80% trong tổng số các cuộc gọi yêu cầu tư vấn sản phẩm.

R - Relevant (Liên quan): Để đạt được doanh thu vượt trội.

T - Timely (Có thời hạn cụ thể): Mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/12/2024.

=> Mục tiêu Smart là: Với năng lực của đội ngũ chăm sóc khách hàng hiện tại và tính năng vượt trội của sản phẩm, công ty mong muốn tăng tỉ lệ chốt đơn hàng đạt ít nhất 80% trong tổng số các cuộc gọi tư vấn, tính đến trước ngày 31/12/2024. 

Xem thêm: Chiến thuật nắm bắt tâm lý khách hàng giúp chốt sale hiệu quả

Ví dụ 2: Đặt mục tiêu về tăng thứ hạng bài viết trên trang tìm kiếm của Google 

S - Specific (Cụ thể): Tăng vị trí của trang web công ty trong kết quả tìm kiếm Google với từ khóa "giày chạy bộ".

M - Measurable (Đo lường được): Đưa bài viết từ khoá “giày chạy bộ" của trang web công ty lên vị trí top 5 trong kết quả tìm kiếm.

A - Achievable (Thực hiện được): Dựa trên khả năng tối ưu hóa trang web của đội SEO hiện tại, tôi đặt ra mục tiêu là đưa bài viết từ khoá “giày chạy bộ" của trang web công ty lên top 5 trên Google với từ khóa "giày chạy bộ".

R - Relevant (Liên quan): Mục tiêu này sẽ giúp cửa hàng tiếp cận được nhiều khách hàng có nhu cầu mua giày chạy bộ.

T - Timely (Thời hạn rõ ràng): Tôi cần hoàn thành mục tiêu này trước ngày 31/3/2024.

Ví dụ 3: Đặt mục tiêu về sự gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng

S - Specific (Cụ thể): Mục tiêu là đảm bảo rằng team Chăm sóc khách hàng nhận được mức độ hài lòng cao từ khách hàng.

M - Measurable (Đo lường): Mục tiêu là ít nhất 90% khách hàng đánh giá 5 sao sau khi nhận được hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng.

A - Achievable (Thực hiện được): Dựa trên năng lực và kinh nghiệm hiện tại của phòng Chăm sóc khách hàng, công ty sẽ đạt được mức độ hài lòng cao từ khách hàng, với ít nhất 90% khách hàng đánh giá 5 sao sau khi nhận hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng.

R - Relevant (Liên quan): Mục tiêu này nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng cường sự hài lòng của họ.

T - Timely (Thời điểm): Mục tiêu phải được đạt trong tháng 5 năm 2024.

Xem thêm: Các kĩ năng hướng tới nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Tạm kết

Bài viết trên đây đã trình bày rất chi tiết và rõ ràng về Smart goals là gì, các nguyên tắc cần có khi xây dựng các mục tiêu thông minh và ví dụ cụ thể trong kinh doanh, Marketing, chăm sóc khách hàng. 

Một mục tiêu SMART giúp doanh nghiệp triển khai các hoạt động một cách chính xác và phù hợp hơn trong kế hoạch Marketing tổng thể. Trong đó, chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch Marketing nào.

StringeeX, là một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp phần mềm tổng đài Contact Center đa kênh, đa nền tảng, đã được hơn 1000 doanh nghiệp tin dùng. Dưới đây là một số tính năng nổi bật của StringeeX:

  • Tích hợp nút gọi trên website hoặc ứng dụng di động, giúp khách hàng dễ dàng liên hệ với bộ phận CSKH chỉ bằng một cú nhấp chuột.
  • Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như tổng đài, Facebook, Zalo OA, live chat, email... trên một nền tảng duy nhất để CSKH có thể phản hồi kịp thời.
  • Tự động phân phối cuộc gọi và tin nhắn từ website, Fanpage, OA cho nhân viên tiếp nhận theo quy định.
  • Tự động gọi đi hoặc gửi tin nhắn/sms/email đến khách hàng để xác nhận thông tin đặt hàng, thông báo chương trình khuyến mãi...
  • Lưu trữ toàn bộ lịch sử cuộc gọi, file ghi âm và quản lý thông minh bằng phiếu ghi.
  • Cung cấp các chỉ số về hiệu suất hoạt động của tổng đài và báo cáo trực quan tại mọi thời điểm, giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi và đánh giá.

Ngoài ra, StringeeX còn nhiều tính năng khác nữa...

Đăng ký dùng thử dịch vụ StringeeX trong 10 ngày tại đây