Speech to Text là một khái niệm khá quen thuộc của lĩnh vực công nghệ trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên, Speech to Text là gì và sử dụng như thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Speech to Text là gì?
Speech to Text hay Voice to Text - chuyển giọng nói thành văn bản, chính là công nghệ nhận dạng giọng nói tự động (ASR - Automatic Speech Recognition). Công nghệ này cho phép tự động nhận dạng giọng nói của người dùng và chuyển đổi nó thành văn bản viết hoặc văn bản điện tử.
Công nghệ chuyển giọng nói thành văn bản (ASR) có nhiều ứng dụng, nhưng chủ yếu là hỗ trợ đọc chính tả, phiên âm và nhận dạng giọng nói.
Tuy nhiên, chất lượng âm thanh, loại ngôn ngữ và giọng của người nói ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả văn bản. Nhưng nhìn chung, nếu được áp dụng hợp lý, công nghệ chuyển giọng nói thành văn bản có thể là một công cụ hữu ích để tăng hiệu quả và năng suất làm việc của bạn.
>>> Tham khảo thêm: Marketing trong thương mại điện tử là gì? 8 hình thức Ecommerce Marketing hiệu quả nhất
2. Ưu điểm và nhược điểm của Speech to Text
Ưu điểm của công nghệ chuyển giọng nói thành văn bản:
- Tăng hiệu quả công việc: Tiết kiệm thời gian và tăng năng suất khi cho phép nói thay vì gõ văn bản, hỗ trợ các tác vụ như phiên âm và đọc chính tả.
- Cải thiện truy cập cho người khuyết tật: Giúp người điếc hoặc nghe kém giao tiếp và tiếp cận thông tin dễ dàng hơn qua văn bản.
- Nâng cao độ chính xác phiên âm: Đối với từ vựng khó, công nghệ này có thể chính xác hơn so với phiên âm của con người.
- Tối ưu hóa tìm kiếm: Dễ dàng chuyển âm thanh và video thành văn bản để tăng khả năng tìm kiếm nội dung.
Nhược điểm của công nghệ Chuyển giọng nói thành văn bản:
- Chi phí ban đầu lớn: Đầu tư và triển khai hệ thống có thể tốn kém, đặc biệt đối với dự án quy mô lớn.
- Phụ thuộc vào công nghệ: Công nghệ này dựa vào thuật toán và máy học, có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận.
- Độ chính xác hạn chế: Mặc dù đã cải thiện, công nghệ này vẫn không hoàn hảo và có thể gặp lỗi trong quá trình phiên âm.
- Hỗ trợ ngôn ngữ hạn chế: Một số hệ thống có thể hỗ trợ ít ngôn ngữ hoặc giọng nói.
- Cần sự biên tập của con người: Yêu cầu kiểm tra và điều chỉnh thủ công để tối ưu hóa độ chính xác của kết quả.
- Không tự động nhập dấu câu: Hiện tại, công nghệ này không tự động thêm dấu câu vào văn bản, đòi hỏi người dùng phải nhập hoặc nói cụ thể dấu câu trong quá trình nói.
3. Cách chuyển giọng nói thành văn bản
3.1. Gboard - Bàn phím ảo đa tính năng của Google
Gboard là công cụ giúp người dùng dễ dàng truy cập thông tin trực tiếp từ bàn phím.
Đặc biệt, công cụ này còn tích hợp công nghệ chuyển giọng nói thành văn bản của Google khi cho phép người dùng đọc văn bản thay vì gõ, rất thuận tiện đối với màn hình nhỏ hoặc việc tạo văn bản bằng lời nói.
Gboard hỗ trợ cả Android và iOS.
Chi phí: Miễn phí 100%.
3.2. Ứng dụng Laban Key
Laban Key là một ứng dụng gõ tiếng Việt tại Việt Nam, được phát triển bởi VNG. Tương tự Gboard, Laban Key tích hợp chức năng Speech to Text để cải thiện nhập văn bản và tăng trải nghiệm trò chuyện trên các ứng dụng như Zalo, Messenger, Viber, Whatsapp...
Laban Key sử dụng được trên cả Android và iOS
Chi phí: Miễn phí
3.3. Ứng dụng trợ lý ảo Google Assistant
Google Assistant là trợ lý thông minh trên điện thoại di động, có khả năng thực hiện nhiều công việc hữu ích. Tính năng xuất sắc nhất của nó là nhận diện giọng nói và chuyển giọng nói thành văn bản (Speech to Text).
Bạn có thể dùng giọng nói để điều khiển, yêu cầu mở ứng dụng, tìm kiếm địa điểm trên bản đồ và thực hiện nhiều thao tác khác. Bạn cũng có thể dễ dàng soạn tin nhắn, email, thêm sự kiện vào lịch hoặc quản lý công việc.
Chỉ cần kích hoạt bằng câu lệnh thoại "Hey Google" hoặc "Ok Google", Google Assistant sẵn lòng lắng nghe, đáp ứng và thực hiện nhiều yêu cầu bằng giọng nói.
Google Assistant miễn phí cho tất cả các thiết bị smartphone Android và iOS, trong đó phần lớn các thiết bị Android đều được cài đặt sẵn ứng dụng này.
3.4. Ứng dụng trợ lý ảo Siri Assistant
Nếu bạn yêu thích sản phẩm của Apple, bạn chắc chắn đã quen thuộc với trợ lý ảo Siri Assistant. Tương tự Google Assistant, Siri Assistant giúp bạn dễ dàng kiểm soát các thiết bị Apple như iPhone, iPad, Macbook thông qua giọng nói.
Siri Assistant trở thành biểu tượng đặc trưng, giúp bạn phân biệt thiết bị Apple thật và giả vì không có phiên bản dành cho Android.
Ứng dụng miễn phí 100% đối với các thiết bị Apple như iPhone, iPad, iWatch, Macbook.
3.5. Ứng dụng dịch thuật Google Translate
Google Translate, hay còn gọi là Google Dịch, là một trong những ứng dụng dịch thuật hàng đầu trên thế giới. Với tính miễn phí và hỗ trợ hầu hết tất cả các ngôn ngữ, nó đã trở thành công cụ phổ biến được sử dụng rộng rãi.
Ngoài khả năng dịch văn bản sang nhiều ngôn ngữ, Google Translate còn sử dụng công nghệ chuyển giọng nói thành văn bản, biến nó thành trợ thủ không thể thiếu cho những ai muốn du lịch nước ngoài.
Tạm kết
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin rất chi tiết về Speech to Text và các công cụ giúp chuyển giọng nói thành văn bản. Ngoài Speech to Text thì Text to Speech cũng là một công nghệ hiện đại giúp thay đổi cuộc chơi của rất nhiều doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu.
Với công nghệ Text to Speech, các doanh nghiệp chỉ cần soạn kịch bản, tổng đài sẽ tự phát giọng đọc, lời chào mừng và hướng dẫn khách hàng làm theo yêu cầu khi gọi đến tổng đài. Tính năng này cũng được hỗ trợ trong tính năng Auto Call - gọi tự động cho khách hàng theo kịch bản cho trước của StringeeX giúp tiết kiệm thời gian, nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Quý bạn đọc quan tâm giải pháp Text to Speech và Auto Call từ StringeeX xin mời đăng ký nhận tư vấn tại đây: