Động lực là một nguồn sức mạnh khổng lồ dẫn đến sự thành công của mọi hoạt động trong cả kinh doanh và trong cuộc sống. Trong bán hàng, tạo động lực cho nhân viên là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân sự chất lượng và mang về doanh thu khủng. Trong bài viết này, hãy cùng StringeeX tìm hiểu về cách tạo động lực cho nhân viên sale dành cho các nhà quản lý giỏi nhé! 

1. Tầm quan trọng của việc tạo động lực cho đội ngũ sale

Tầm quan trọng của việc tạo động lực cho đội ngũ sale là rất lớn trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân viên sale là những người đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chốt các giao dịch bán hàng. Tuy nhiên, công việc của họ có thể rất áp lực và mệt mỏi, đặc biệt là trong các ngành hàng cạnh tranh gay gắt.

Do đó, để giữ cho nhân viên sale của mình luôn đam mê và nỗ lực, các nhà quản lý giỏi phải biết cách tạo động lực cho họ. Tạo động lực không chỉ giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên, mà còn giúp giảm stress và giữ cho họ ở lại công ty trong thời gian dài. Chính vì vậy, việc tạo động lực cho đội ngũ sale là rất quan trọng và cần được đặt lên hàng đầu của các chiến lược quản lý doanh nghiệp. 

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 11 cách tạo động lực cho nhân viên sale trong phần tiếp theo nhé!

2. Top 11 cách tạo động lực cho nhân viên sale dành cho nhà quản lý

2.1. Xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân viên sale

Nền tảng của động lực là chính là niềm tin. Nếu đội ngũ sale của bạn không tin tưởng bạn và không tin rằng bạn luôn quan tâm đến lợi ích tốt nhất của họ, thì sẽ rất khó để họ cảm thấy được truyền cảm hứng từ quản lý của mình. Và tất nhiên cũng rất khó đẩy họ có thể thúc đẩy công việc và mang về nhiều doanh thu hơn.

Khi nhân viên bán hàng không tin tưởng bạn và không có động lực làm việc, bạn sẽ không thể truyền cảm hứng cho họ được trừ khi bạn có một cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực về những thách thức và mục tiêu của họ. 

Các nhà quản lý phải tạo niềm tin và sau đó duy trì nó bằng cách gắn kết với nhóm của mình một cách nhất quán, lâu dài. Cách tốt nhất để xây dựng lòng tin chính là hoàn toàn minh bạch và rõ ràng trong công việc.

Sẽ thật tuyệt vời nếu các nhà quản lý có thể giúp cho đội ngũ nhân viên sale hiểu được rằng bạn quan tâm đến sự gắn kết, sự phát triển chung hơn là việc trở thành một nhà quản lý.

2.2. Trao đổi trực tiếp với cấp dưới xem họ muốn được “quản lý” như thế nào?

Cũng giống như những khách hàng tiềm năng khác nhau sẽ có những tính cách và mong muốn khác nhau, yêu cầu những phong cách bán hàng khác nhau, và nhân viên sale cần đảm bảo giao tiếp tốt với tất cả khách hàng. 

Các nhà quản lý cũng nên hiểu rằng, cách tốt nhất để toàn bộ đội ngũ sale của mình luôn có động lực và đạt được doanh thu đáng mơ ước chính là có cách giao tiếp phù hợp với từng nhân viên đó, thay vì chỉ ra lệnh hay ép buộc.

Gợi ý một số câu hỏi các nhà quản lý nên làm rõ để trao đổi hiệu quả với đội ngũ nhân viên sale của mình:

  • Nhân viên sale mong muốn về tốc độ tương tác với quán lý như thế nào? 
  • Tần suất trao đổi/họp định kỳ với đội ngũ sale là bao lâu một lần? Một tuần một lần, hai tuần một lần hay một tháng một lần?
  • Khi có vấn đề không ổn, quản lý nên trao đổi trực tiếp, trao đổi qua tin nhắn, gọi điện hay gửi mail sẽ phù hợp và hiệu quả nhất?…

Nhìn chung là cần thống nhất về phong cách làm việc giữa hai bên để tăng hiệu quả trong công việc và tránh những hiểu lầm, mâu thuẫn không đáng có. 

2.3. Lắng nghe và khen ngợi mọi nỗ lực của nhân viên

 

Là một người quản lý, nhằm tạo động lực cho nhân viên, bạn nên luôn khen ngợi hiệu quả làm việc tốt ngay cả khi họ chỉ mới hoàn thành một phần. Điều này cho thấy bạn trân trọng nỗ lực của nhân viên và giúp họ cảm nhận được sự công nhận. 

Bạn cũng nên xây dựng chương trình trao thưởng hàng tháng, hàng quý để khuyến khích nhân viên với những nỗ lực của học. Chẳng hạn như quà tặng hay khen thưởng nhân viên sale giỏi nhất tháng. Cách này đơn giản nhưng hiệu quả, giúp tối ưu hóa hiệu suất lao động và thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. 

2.4. Ghi nhận và khen thưởng những nhân viên xứng đáng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiền bạc chiếm 25% và sự công nhận là 17% tác động trực tiếp đến động lực của mỗi người. Bên cạnh đó, theo Adrian Gostick và Chester Elton, những nhà quản lý thành công thường xuyên công nhận nỗ lực của nhân viên trong suốt quá trình làm việc. Các nhà quản lý đã nhận ra kết quả kinh doanh tốt hơn nhiều khi khen ngợi và ghi nhận thành công của nhân viên bằng các hình thức tích cực hơn là chỉ bằng tiền thưởng. 

Do đó, kết hợp khen ngợi và ghi nhận thành công của nhân viên là cách tốt nhất để đem đến động lực lớn nhất cho nhân viên và tạo môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

2.5. Sét các mục tiêu theo ngày, theo tuần và theo tháng cho đội ngũ sale

Việc xây dựng các mục tiêu theo ngày, theo tuần hay theo tháng không chỉ giúp nhân viên sale có những động lực cụ thể hơn mà còn giúp nhà quản lý thuận tiện hơn trong việc theo dõi và quản lý. 

  • Mục tiêu ngày giúp nhân viên sale biết rõ các công việc họ cần làm trong một ngày là gì và họ sẽ dùng các cách nào để hoàn thành công việc, đạt được mục tiêu. Đồng thời đặt mục tiêu theo ngày cũng giúp cho nhân viên sale tránh được sự phân tâm và mất tập trung trong quá trình làm việc.
  • Mục tiêu tuần giúp nhân viên sale theo dõi công việc theo từng ngày trong tuần, như vậy cũng sẽ dễ dàng quan sát sự tăng trưởng của mỗi ngày. Điều này cũng sẽ giúp nhà quản lý và nhân viên sale có những trao đổi kịp thời dựa vào mục tiêu đã đề ra.
  • Mục tiêu tháng mang tính chất to lớn hơn và tổng quát hơn. Từ mục tiêu tháng, các bạn có thể chia sẻ thành từng tuần, rồi đến từng ngày. 

2.6. Lắng nghe những mối quan tâm cá nhân của nhân viên

Các mối bận tâm của nhân viên có thể ảnh hưởng đến hiệu suất lao động của họ. vì vậy, nều các nhà quản lý có thể lắng nghe và chia sẻ cùng nhân viên của mình thì họ sẽ cảm thấy mình được quan tâm và trân trọng hơn. Từ đó giúp tạo động lực cho nhân viên nhiều hơn trong công việc. Đồng thời, đây cũng là cách để xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn, hiểu nhau hơn từ công việc đến cuộc sống giữa quản lý và nhân viên. 

2.7. Đãi ngộ công bằng giữa các nhân viên sale với nhau

Để đạt được hiệu quả cao trong tạo động lực cho nhân viên, các nhà quản lý cần tạo ra một môi trường công bằng trong các đãi ngộ của công ty. Trong đó, việc thanh toán tiền lương là một yếu tố quan trọng đầu tiên. Điều này đòi hỏi đưa ra một mức lương hợp lý, tùy theo năng lực của từng nhân viên và trả thêm cho các công việc ngoài giờ. 

Khi đó, các nhân viên sẽ có mục tiêu về thu nhập rõ ràng và sẽ tự mình tạo động lực để đạt được mục tiêu đó. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần công khai và công bằng đưa ra các đãi ngộ về thưởng cuối tháng, thưởng nóng… cho tất cả các nhân viên, từ cấp cao đến cấp thấp. Các phương án này sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực cho nhân viên kinh doanh.

2.8. Không ngừng đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên sale

Tổ chức đào tạo nhân sự thường xuyên là cách tốt nhất để tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả. Đào tạo giúp trang bị kỹ năng cho nhân viên, giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn và giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp. 

Bạn có thể cung cấp tài liệu và nguồn lực để nhân viên tự nghiên cứu học tập hoặc tổ chức tập huấn để giúp họ phát triển năng lực. Các sáng kiến của nhân viên có liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng nên được xem xét. Vì vậy, các nhà quản lý cần lựa chọn những nhân viên ưu tú và trung thành để đầu tư vào đào tạo và nâng cao kỹ năng hiệu quả, đồng thời không lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp.

2.9. Đưa ra những góp ý hữu ích và tích cực

Các nhân viên luôn mong muốn được nghe nhận xét, góp ý và nhận lời khen từ quản lý cấp cao trong quá trình làm việc. Để tận dụng cơ hội này, các nhà quản lý cần có kỹ năng đưa ra ý kiến phản hồi và nhận xét cho nhân viên một cách khéo léo. Khi nhân viên mắc sai lầm, hãy tránh chỉ trích và thay vào đó, cần đưa ra những lời nhận xét tích cực để giúp nhân viên nhận ra điểm còn thiếu sót và phát huy khả năng của mình. 

Các sai lầm của nhân viên có thể biến thành mục tiêu hoặc thử thách để khuyến khích phát triển. Nếu nhân viên làm tốt công việc, hãy đưa cho họ lời khen ngợi và khuyến khích để tạo động lực cho họ một cách kịp thời và hiệu quả.

2.10. Phân quyền cho nhân viên trong đội ngũ của mình

Để giảm căng thẳng và tăng động lực cho nhân viên, các nhà quản lý cần phải giải phóng áp lực từ môi trường làm việc. Một số hoạt động giải trí như tổ chức quiz, trò chơi giữa giờ làm việc có thể được tổ chức để thư giãn và kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. 

Ngoài ra, việc cải tạo văn phòng, tạo không gian làm việc thoải mái, tươi mới cũng là một cách để khuyến khích nhân viên. Sử dụng các đồ trang trí như áp phích treo tường, sticker, hoa, bình nước, cốc... với họa tiết độc đáo và thú vị có thể thúc đẩy sự sáng tạo và tăng động lực cho nhân viên. Bằng cách này, các nhà quản lý có thể giữ cho nhân viên luôn hứng khởi và có tinh thần cao độ khi làm việc cũng như thư giãn.

2.11. Cung cấp các công cụ và phần mềm hỗ trợ cho công việc của nhân viên

Các công cụ hiện đại và thông minh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các nhân viên sale trong quá trình làm việc, giúp họ xử lý công việc nhanh và hiệu quả hơn, nhờ đó có nhiều động lực hơn. 

Chẳng hạn như, nếu khách hàng doanh nghiệp bạn đang bị phân tán trên nhiều nguồn thì việc sử dụng phần mềm CRM là rất cần thiết vì nó giúp doanh nghiệp quản lý tập trung dữ liệu khách hàng trên một nền tảng duy nhất thay vì phải phân bổ nguồn lực cho từng kênh. 

Nếu đây là vấn đề mà doanh nghiệp của bạn cũng đang gặp phải thì các phần mềm CSKH đa kênh tích hợp mini CRM như StringeeX sẽ phù hợp hơn cả. StringeeX cung cấp cho doanh nghiệp bạn một hệ thống tổng đài với các tính năng hiện đại hàng đầu đồng thời đồng bộ dữ liệu với các kênh giao tiếp phổ biến khác như Zalo OA, Messenger, Gmail… giúp bạn quản lý khách hàng trên một nền tảng duy nhất.

Đăng ký dùng thử 15 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây.

3. Làm thế nào để tìm ra nguồn động lực của mỗi nhân viên?

Để tìm ra nguồn động lực của mỗi nhân viên, có thể sử dụng các phương pháp sau đây:

  • Thảo luận và trao đổi với nhân viên để hiểu rõ hơn về sở thích, mục tiêu và hoài bão của họ trong cuộc sống và công việc.
  • Hỏi ý kiến nhân viên về những công việc mà họ cảm thấy thú vị và yêu thích nhất.
  • Theo dõi hoạt động và công việc mà nhân viên thực hiện để xác định được điều gì làm cho họ hoạt động tốt và đam mê.
  • Yêu cầu nhân viên hoàn thành các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc khảo sát để đánh giá nguồn động lực của họ.
  • Đưa ra các thử thách và dự án thú vị để khuyến khích nhân viên phát triển năng lực và tìm ra động lực của họ.

Sau khi đã xác định được nguồn động lực của mỗi nhân viên, người quản lý có thể tạo điều kiện cho nhân viên phát triển và tận dụng những động lực này để thúc đẩy tinh thần làm việc và hiệu suất công việc của họ.

Tạm kết

Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý bạn đọc các cách tạo động lực cho nhân viên sale rất chi tiết và rõ ràng. StringeeX hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các nhà quản lý trong quá trình xây dựng đội ngũ của chính mình!