Masan là một trong những tập đoàn bán lẻ - tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam. Hiện tại, tập đoàn này vẫn đang tiếp tục bứt phá mạnh mẽ nhờ các chiến lược kinh doanh đúng đắn và độc đáo. Cùng StringeeX tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của Masan trong bài viết sau nhé.

1. Tổng quan về Masan Group

Masan Group là một trong những tập đoàn đa ngành lớn của Việt Nam 

Masan Group (Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan) được thành lập vào năm 2004 và là một tập đoàn bán lẻ - tiêu dùng hàng đầu của Việt Nam. Sau 20 năm phát triển, Masan đã dần lớn mạnh và có quy mô lên tới 40.000 nhân sự. Hiện nay, giá trị vốn hóa của tập đoàn này đã đạt trên 170 nghìn tỷ VNĐ và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Sứ mệnh của Masan chính là: “Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hơn 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam”. Đi cùng với đó là lý tưởng: “Trở thành niềm tự hào của Việt Nam bằng việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt”.

Masan Group hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: Bán lẻ, thực phẩm & đồ uống, dịch vụ tài chính và vật liệu công nghệ cao. Trong đó, trong ngành tiêu dùng, Masan sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Chinsu, Omachi, Kokomi, Vinacafe, Wake-up Cà Phê, Sư Tử Trắng,...

Trong bài viết này, chúng ta sẽ chủ yếu tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của Masan Consumer (Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan - Một thành viên của Masan Group).

Tham khảo thêm: Phân tích chiến lược kinh doanh của Starbucks chi tiết nhất

2. Phân tích chiến lược kinh doanh của Masan Consumer chi tiết

Chiến lược kinh doanh của Masan có gì đặc biệt?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích về chiến lược kinh doanh cấp chức năng của Masan, bao gồm: Chiến lược R&D, marketing, sản xuất và nhân sự.

Tham khảo thêm: 10 ý tưởng Marketing nhà hàng giúp thu hút nhiều khách hàng hơn

Chiến lược sản xuất của Masan

Nhà máy sản xuất nước mắm Nam Ngư hiện đại của Masan Consumer

Hiện nay Masan có 30 nhà máy sản xuất trên cả nước. Phần lớn nhà máy tập trung tại các tỉnh phía nam như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương,... Đặc biệt mới đây, tập đoàn đã triển khai Trung tâm công nghiệp thực phẩm tại Hậu Giang với tổng mức đầu tư 3500 tỷ đồng. Trung tâm này bao gồm: Nhà máy sản xuất thực phẩm, nhà máy đóng bia lon, nhà máy sản xuất mỹ phẩm/xà phòng,...

Các dây chuyền sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng HACCP, ISO 9001 : 2000, ISO 22000 : 2005, ISO 14001,... 

Ngoài ra, Masan cũng tích cực đầu tư vào hệ thống máy móc, robot hiện đại để gia tăng hiệu quả sản xuất. Ví dụ: Trung tâm Công nghiệp thực phẩm MB tại Nghệ An đáp ứng tiêu chuẩn xử lý nước thải loại A với công suất 600 triệu gói mì ăn liền và 120 triệu lít nước mắm/năm.

Như vậy, có thể thấy, Masan rất chú trọng đầu tư cho hoạt động sản xuất. Đặc biệt công ty ưu tiên ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm tăng năng suất, đồng thời giảm chi phí. 

Chiến lược marketing của Masan Consumer

Chiến lược marketing cũng là phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Masan

Song song với việc đầu tư vào sản xuất, Masan cũng đẩy mạnh hoạt động marketing. Tập đoàn liên tục thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng kênh phân phối, đồng thời đẩy mạnh hoạt động truyền thông cho sản phẩm.

Chiến lược sản phẩm của Masan

*Đa dạng hóa sản phẩm: Masan tập trung vào phát triển sản phẩm mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở việc hãng tung ra hàng loạt sản phẩm mới.

Ví dụ: Sau sự thành công của mì Omachi (Ra mắt năm 2007) ở phân khúc cao cấp, Masan Consumer tiếp tục tung ra thị trường mì Kokomi vào năm 2013 để phục vụ cho phân khúc bình dân. Hay gần đây nhất là trong năm 2023, Masan đã ra mắt sản phẩm mì Gumi thuộc Omachi House để phục vụ cho tệp khách hàng trẻ, năng động.

Chiến lược giá bán của Masan

Masan có rất nhiều sản phẩm khác nhau nên họ áp dụng khá linh hoạt về chiến lược định giá. Trong đó, chúng ta có thể thấy họ sử dụng chiến lược giá cố định cho một vài loại sản phẩm như mì gói, nước mắm, hạt nêm,... Bởi mức giá sản phẩm này thường ít biến động (Hoặc chỉ biến động trong các dịp cao điểm như dịp Tết,...).

Ngoài chiến lược giá cố định thì Masan còn có thể sử dụng linh hoạt rất nhiều chiến lược định giá khác như: Định giá theo đối thủ cạnh tranh, định giá theo chi phí,...

Chiến lược phân phối của Masan

Masan sử dụng chính hệ thống phân phối của mình để đưa sản phẩm tới khách hàng

Masan đang sở hữu một hệ thống phân phối vô cùng rộng lớn và đa dạng. Hệ thống này giúp Masan tiếp cận và phục vụ hơn 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam trên khắp cả nước.

Các kênh phân phối đó bao gồm: kênh offline (truyền thống) và kênh online. Trong đó, ở kênh bán lẻ truyền thống, Masan sở hữu hơn 2.500 điểm bán lẻ hiện đại WinMart, WinMart+ (Vừa mới được tập đoàn mua lại từ Vingroup vào năm 2020) và hơn 300.000 điểm bán lẻ truyền thống.

Ở kênh phân phối online, Masan đã trực tiếp phân phối sản phẩm thông qua các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,... Đồng thời, tập đoàn này cũng phát triển nền tảng phân phối riêng mang tên WinCommerce Online. Khách hàng có thể dễ dàng mua sản phẩm chính hãng từ các nền tảng này.

Nhìn chung, kênh phân phối của Masan mang những đặc điểm như: Kênh phân phối rộng rãi, có khả năng bao phủ khắp thị trường Việt Nam, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tới khách hàng.

Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

Quà tặng lồng đèn cá chép của Kokomi vào dịp trung thu

Masan Consumer đã sử dụng kết hợp nhiều phương tiện quảng cáo khác nhau để quảng bá sản phẩm, thương hiệu: Từ TVC truyền hình, báo chí, mạng xã hội, tới quảng cáo ngoài trời, phát tờ rơi khuyến mãi,... Công ty này cũng thuộc top 3 những công ty chi tiền cho quảng cáo lớn và hiệu quả nhất Việt Nam với ngân sách 105 tỷ đồng vào đầu kỳ 2017.

Về hoạt động xúc tiến bán, Masan thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà hay thẻ cào trúng thưởng để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm.

Ví dụ: Vào mỗi dịp Tết Trung thu, mì Kokomi sẽ tung ra chương trình: Mua 1 thùng mì sẽ được tặng 1 lồng đèn cá chép. Chương trình này đã khiến nhiều khách hàng thích thú và giúp Kokomi trở thành biểu tượng của niềm vui trung thu tại nông thôn.

Masan và chiến lược R&D

Mì Omachi Spaghetti là một trong những sản phẩm thành công của trung tâm R&D Masan

Masan đã đầu tư tới 3 triệu USD cho Trung tâm Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) đẳng cấp thế giới tại tỉnh Bình Dương. Đây là trung tâm sở hữu hệ thống máy móc và thiết bị, công nghệ tiên tiến bậc nhất. Hiện nay, trung tâm có 75 nhân viên thực hiện nhiệm vụ cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

Một số thành tích nổi bật mà trung tâm đã đạt được là: Phát triển thành công sản phẩm mì Omachi sốt spaghetti, cháo B’fast gà thật - nấm thật, nước sốt Chinsu ít muối, mì Tiến Vua không thuốc nhuộm màu hóa học,... Ngoài ra, trung tâm còn phát triển 7 công thức mới mà trước đây chưa tồn tại trong ngành chế biến gia vị.

Chiến lược nhân sự tại Masan

Tập đoàn Masan được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023” với hơn 40.000 nhân sự đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Masan đã xây dựng một đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, sáng tạo và tài năng thông qua chương trình đào tạo bài bản và các chế độ phúc lợi toàn diện. Môi trường làm việc tại Masan được đánh giá là môi trường lý tưởng để các nhân viên trau dồi, rèn luyện bản thân. Từ đó, phát triển song hành cùng với tập đoàn.

Các nhân viên tại Masan được chăm sóc đầy đủ về cả phương diện sức khỏe lẫn tinh thần. Nhiều hoạt động thể chất bổ ích thường được tổ chức trong tập đoàn như: Hội thi văn nghệ, teambuilding, hay các cuộc thi chạy Masan Amazing Race 2023...

Tạm kết

Vậy là vừa rồi bạn đã cùng với StringeeX tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của Masan Group, đặc biệt là Masan Consumer - Ông lớn trong ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Có thể thấy, để đạt được bước thành công như ngày hôm nay, công ty đã có những chiến lược rất đúng đắn. Và chúng ta tin rằng một ngày không xa, tập đoàn này sẽ đạt được sứ mệnh và mục tiêu mà mình đặt ra.

Song song với đó, việc thực hiện các hoạt động Marketing cũng như chăm sóc khách hàng một cách bài bản và chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết trong thị trường ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.

Các phần mềm chăm sóc khách hàng ngày càng trở nên phổ biến và gần như là một công cụ hỗ trợ quản lý khách hàng không thể thiếu trong hầu hết các doanh nghiệp. 

StringeeX là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp phần mềm tổng đài Contact Center hoạt động được trên đa kênh, đa nền tảng đang được 1000+ doanh nghiệp tin dùng:

- Tích hợp tính năng video call, live-chat ngay trên website/mobile app, khách hàng chỉ cần click-to-call trên website là có thể gọi ngay tới bộ phận CSKH nhanh chóng. 

Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn như Tổng đài, Facebook, Zalo OA, live-chat, email… về một nền tảng duy nhất để CSKH kịp thời.

- Tự động chia cuộc gọi, chat từ Website, Fanpage, Zalo OA cho nhân viên tiếp nhận theo.

- Tự động gọi ra/gửi SMS/email đến khách hàng để xác nhận thông tin đặt hàng, thông báo chương trình khuyến mãi…

- Lưu trữ toàn bộ lịch sử cuộc gọi, file ghi âm và quản lý thông minh bằng phiếu ghi.

- Cung cấp các chỉ số về hiệu quả hoạt động của tổng đài và báo cáo trực quan tại mỗi thời điểm giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi, đánh giá.

- Và hơn 100 tính năng khác…

Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây: