Kinh doanh nhà hàng là một thị trường tiềm năng nhưng cũng không kém phần thách thức. Vì vậy, lập kế hoạch kinh doanh là bước quan trọng trước khi bạn bước tới hành trình xây dựng một nhà hàng thành công. Hãy cùng StringeeX tìm hiểu về 5 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng qua bài viết sau nhé!

Bước 1: Nghiên cứu và đánh giá thị trường 

Nghiên cứu và đánh giá thị trường chính là bước quan trọng đầu tiên nếu bạn muốn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng. 

Tìm hiểu chung về thị trường kinh doanh nhà hàng

Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng đầu tiên bạn cần thực hiện khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Việc nghiên cứu tổng quan thị trường F&B (Food & Beverage) sẽ giúp bạn nắm được tiềm năng phát triển chung của toàn ngành, xu hướng ăn uống mà khách hàng ưa chuộng. Từ đó, giúp xác định mô hình kinh doanh nhà hàng hiệu quả.

Nếu thị trường kinh doanh nhà hàng có sự tăng trưởng tốt và nhiều tiềm năng, thì đây là một tín hiệu tích cực cho việc kinh doanh nhà hàng của bạn. Ngược lại, nếu thị trường kinh doanh nhà hàng đang trong tình trạng suy thoái, sụt giảm nhu cầu thì việc kinh doanh nhà hàng sẽ không lý tưởng trong thời điểm hiện tại.

Có rất nhiều cách để nghiên cứu thị trường kinh doanh nhà hàng. Ví dụ: Bạn có thể tự thực hiện bằng cách tìm hiểu thông tin trên mạng, lập bảng câu hỏi khảo sát, trực tiếp đi khảo sát người dùng,... Hoặc nếu có điều kiện, bạn có thể thuê các đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường để họ gửi đến bạn kết quả chính xác hơn.

Tìm hiểu về khách hàng mục tiêu của nhà hàng

Việc nhắm đúng khách hàng mục tiêu sẽ giúp nhà hàng của bạn tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh

Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng nằm trong phân khúc thị trường mà nhà hàng của bạn đang hướng đến. Việc xác định rõ khách hàng mục tiêu sẽ giúp nhà hàng của bạn tập trung nguồn lực hơn vào nhóm khách hàng có khả năng tương tác và ghé qua nhà hàng của bạn nhiều nhất.

Để xác định khách hàng mục tiêu, bạn cần phân loại khách hàng dựa theo các tiêu chí như: 

  • Phân loại theo nhân khẩu học: Bao gồm các điểm liên quan đến độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn,....
  • Phân loại theo thu nhập: Khách hàng có thu nhập ở mức cao, trung bình hay thấp?
  • Phân loại theo sở thích: Khách hàng ưa chuộng món Á hay món Âu, ưa chuộng không gian trang trí như thế nào? Họ có thích sử dụng mạng xã hội không và bạn có thể tiếp cận với họ qua đâu?
  • Phân loại theo lối sống, quan điểm: Khách hàng ưa thích lối sống hiện đại, nhộn nhịp hay thích lối sống chậm, ưa thích sự thư giãn?

Và còn rất nhiều tiêu chí khác để phân loại khách hàng.

Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của nhà hàng

Trong thị trường kinh doanh nhà hàng, mức độ cạnh tranh diễn ra khá khốc liệt nên bạn cần “Biết mình biết ta” thì mới có thể “Trăm trận trăm thắng”. 

Bạn cần phải trả lời các câu hỏi như: Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Họ có điểm mạnh hay điểm yếu như thế nào? Có những điểm gì mà bạn khác biệt so với họ? Ví dụ: Nếu bạn muốn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hải sản ở Hà Nội thì nhà hàng Thế Giới Hải Sản, nhà hàng hải sản Phố hay nhà hàng hải sản Biển Đông,... sẽ là những cái tên không nên bỏ qua.

Mô hình SWOT giúp bạn hình dung rõ hơn về lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh 

Để phân tích đối thủ cạnh tranh cặn kẽ hơn thì bạn có thể lập mô hình SWOT. Trong đó bao gồm: điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) mà môi trường mang tới cho bạn, để so sánh với từng đối thủ.

Bước 2: Lập kế hoạch marketing và bán hàng

Sau khi xác định được thị trường mục tiêu thì bước tiếp theo bạn cần làm chính là: Lập kế hoạch kinh doanh và bán hàng.

Lựa chọn mô hình kinh doanh cho nhà hàng

Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet mang tới sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng

Có rất nhiều mô hình kinh doanh được áp dụng trong ngành kinh doanh nhà hàng, bạn có thể tham khảo một số mô hình phổ biến sau:

  • Restaurant: Đây là loại mô hình nhà hàng tập trung mang lại một không gian đẹp để khách hàng có thể trải nghiệm bên cạnh các món ẩm thực. Nhà hàng này thường kinh doanh các món Âu, món Á, đồ ăn Nhật Bản, Hàn Quốc,...
  • Fastfood: Nhà hàng kinh doanh thức ăn nhanh, chú trọng tới sự tiện lợi, nhanh chóng. Khách hàng khi tới đây có thể lựa chọn ăn tại chỗ hoặc mua mang về (take away).
  • Buffet: Đây là mô hình nhà hàng cho phép khách hàng có thể tự chọn món ăn thỏa thích, không giới hạn số lượng có trong menu. Với mô hình này, bạn nên tính toán kỹ về mặt chi phí để làm sao khách hàng ăn uống thoải mái nhưng bạn vẫn thu được lợi nhuận đáng kể.
  • Bar: Với mô hình nhà hàng này, sản phẩm chính bạn phục vụ cho khách hàng chính là đồ uống (Có thể đi kèm với một số món ăn khác). 

Lập kế hoạch marketing cho nhà hàng

Thiết kế menu bắt mắt sẽ giúp kích thích về mặt thị giác và vị giác của khách hàng

Thiết kế menu cho nhà hàng

Menu chính là danh sách các món ăn mà bạn kinh doanh - vốn là yếu tố chính giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Vì vậy bước thiết kế menu này đóng vai trò rất quan trọng.

Khi xây dựng thực đơn - menu, bạn cần lưu ý tới những điều dưới đây:

  • Các món ăn mà nhà hàng kinh doanh cần phù hợp với sở thích và khẩu vị của khách hàng mục tiêu.
  • Nên xây dựng đa dạng menu để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Trong đó, cần có món ăn chủ đạo, thể hiện sự đặc trưng của nhà hàng hoặc chỉ có nhà hàng của bạn mới có.
  • Các món ăn nên được phân chia và sắp xếp theo thứ tự hợp lý.
  • Menu nên được thiết kế bắt mắt, hấp dẫn để kích thích thị giác và vị giác của khách hàng khi tới nhà hàng. Điều này sẽ giúp các món ăn của bạn dễ được để ý và đặt hàng hơn.

Nghiên cứu mức giá cho từng món

Mức giá của từng món ăn cũng cần được bạn xác định rõ ràng trước khi kinh doanh. Bạn có thể xác định mức giá của từng món ăn dựa theo chi phí nguyên liệu đầu vào, theo lợi nhuận dự kiến sẽ thu được hoặc có thể tham khảo mức giá trung bình của đối thủ cạnh tranh (giá thị trường). 

Địa điểm nhà hàng dự kiến

Bạn nên lựa chọn địa điểm nhà hàng gần nơi khách hàng sinh sống, nằm ở nơi dễ tìm, thuận lợi cho việc đi lại và gửi xe, năm gần các trục đường lớn. 

Nói một cách đơn giản, trong lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn cần chỉ rõ địa điểm kinh doanh hoặc ít nhất là có thể khoanh vùng địa điểm, giá thuê mặt bằng và mô tả những đặc điểm cơ bản của địa điểm mà bạn lựa chọn. 

Ngoài ra, bạn cũng cần xác định diện tích dự kiến của nhà hàng. Phần diện tích này cần đảm bảo đủ để khách hàng cảm thấy thoải mái, thư giãn. Không gian bếp, lối đi cũng như diện tích để xe cũng cần mang đến sự thuận tiện cho khách hàng.

Kế hoạch quảng cáo và bán hàng

Bạn có thể quảng cáo nhà hàng của mình thông qua tờ rơi

Để khách hàng biết tới nhà hàng của bạn thì bạn cũng cần có một kế hoạch quảng cáo chi tiết. Hãy cân nhắc các cách sau đây để đưa vào kế hoạch marketing:

  • Quảng cáo: Bạn có thể đưa thông tin về nhà hàng của mình lên internet, báo chí, đài phát thanh, áp phích, tờ rơi, biển hiệu, bảng giá,.... tùy theo mục đích quảng cáo và điều kiện tài chính.
  • Xúc tiến bán: Khuyến khích ngay tức thời hoặc ngắn hạn việc mua hàng của khách hàng. Ví dụ như: Tạo ra các chương trình giảm giá, tặng quà khi khách hàng lần đầu tới nhà hàng.
  • Quan hệ công chúng: Có thể sử dụng bài viết hoặc báo chí để nói về nhà hàng ẩm thực của bạn. Điều này sẽ giúp gia tăng uy tín nhanh chóng cho nhà hàng.

Bước 3: Lập kế hoạch sản xuất và vận hành

Để nhà hàng vận hành trơn tru thì việc trang bị hệ thống thiết bị hiện đại rất cần thiết

Kế hoạch nguyên vật liệu, trang thiết bị

Bạn cần lên một danh sách cụ thể về nguyên vật liệu, trang thiết bị cần đầu tư. Dưới đây là một số trang thiết bị thiết yếu cần có trong nhà hàng:

  • Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc chế biến: Bếp, lò nướng, máy rửa bát, máy hút mùi, nồi, chảo, thìa dĩa,...
  • Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc pha chế tại quầy bar như máy xay sinh tố, máy pha cà phê, cốc, ly,...
  • Thiết bị bảo quản thực phẩm: Tủ lạnh, kệ, giá đỡ,...
  • Thiết bị hỗ trợ bán hàng: Máy tính tiền, máy tính,...

Bố trí không gian nhà hàng

Hiện nay, khách hàng không chỉ quan tâm tới món ăn mà còn quan tâm tới không gian trải nghiệm tại nhà hàng để thỏa sức “check in” - sống ảo. Vì vậy, bạn nên thuê những đơn vị uy tín về thiết kế không gian. Đồng thời xem xét kỹ về cách bố trí bàn ghế, hệ thống đèn chiếu sáng hay màu sơn tường,…

Tùy theo phong cách và món ăn của nhà hàng mà bạn có thể linh hoạt bố trí theo cách riêng. Ví dụ nếu nhà hàng của bạn là nhà hàng thịt nướng phong cách Nhật (Giống như Yakimono) thì nên trang trí không gian theo phong cách của nước này để tạo thêm điểm nhấn và sự đặc sắc.

Bước 4: Lập kế hoạch tài chính cho nhà hàng

Kế hoạch tài chính cho nhà hàng sẽ bao gồm thông tin về nguồn vốn cố định và vốn lưu động 

Bạn cần lập ra một bản kế hoạch tài chính bao gồm chi phí cố định ban đầu cho việc thiết kế, bố trí nhà hàng, chi phí mua trang thiết bị, hay nguồn vốn lưu động (thuê nhân viên, chi phí mặt bằng hàng tháng, chi phí mua nguyên liệu, thực phẩm,...). 

Ngoài ra, bạn cũng cần một khoản tài chính dự trữ để đảm bảo duy trì hoạt động của nhà hàng trong thời gian đầu vận hành (Chưa đạt tới điểm hòa vốn).

Nếu chưa có đủ nguồn vốn để bắt đầu kinh doanh nhà hàng, bạn có thể vay ngân hàng, người quen hoặc xin hỗ trợ đầu tư từ bên ngoài.

Bước 5: Tổ chức và quản lý nhân sự        

Bạn cần có kế hoạch về vị trí và số lượng nhân viên làm việc trong nhà hàng                          

Cuối cùng, bạn cần thuê nhân viên - những người thực hiện nhiệm vụ trực tiếp khi vận hành nhà hàng. Trong đó, không thể thiếu các vị trí cơ bản như: Bếp trưởng, đầu bếp, phụ bếp, nhân viên tạp vụ, nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân và bảo vệ.

Bạn cần xác định số lượng nhân viên cho mỗi vị trí trên và đưa ra được mô tả công việc, trách nhiệm của từng vị trí, mức lương cụ thể và thời gian làm việc. Ngoài ra, quy trình tuyển dụng, đào tạo kỹ năng cho nhân viên cũng rất quan trọng để góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc. Vì thế, bạn nên xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo rõ ràng, chi tiết ngay từ đầu.

Phần mềm quản lý telesales và chăm sóc khách hàng StringeeX

Với việc đón tiếp lượng lớn khách hàng mỗi ngày, công tác quản lý và chăm sóc khách hàng là vô cùng cần thiết đối với các nhà hàng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của phần mềm quản lý telesales và chăm sóc khách hàng để hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn. 

StringeeX là một giải pháp phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, hỗ trợ cải thiện trải nghiệm của khách hàng, xây dựng thương hiệu và tạo sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp. 

Với một giải pháp tổng đài chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp như StringeeX, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình chăm sóc khách hàng, quản lý hiệu quả nhà hàng và tối đa hóa lợi nhuận. Dưới đây là một số tính năng mà StringeeX mang lại:

  • Tùy chỉnh lời chào, cài đặt tổng đài qua phím bấm theo yêu cầu của khách hàng
  • Gọi ra ngay trên giao diện CRM với đầy đủ thông tin khách hàng chỉ với 1 click, thuận tiện cho việc: Đặt bàn, tư vấn gọi món, liên hệ tặng ưu đãi, giải đáp khiếu nại, CSKH sau khi trải nghiệm tại nhà hàng…
  • Phân chia tự động cuộc gọi tới nhân viên phụ trách
  • Hệ thống tiket thông minh giúp lưu trữ thông tin về lịch sử tương tác khách hàng, file ghi âm, ghi chú, nhắc lịch gọi lại…
  • Gửi SMS/email/gọi tự động nhắc lịch hẹn, liên hệ tặng ưu đãi cho khách cũ và khảo sát ý kiến khách hàng
  • Có file ghi âm tất cả cuộc gọi, tạo, chỉnh sửa và quản lý thông tin thẻ liệu trình của khách hàng 
  • Quản lý lịch sử cuộc gọi, báo cáo chi tiết tổng quan giúp đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ 
  • Tích hợp được với phần mềm CRM sẵn có giúp đồng bộ thông tin khách hàng gọi đến với hệ thống quản lý thông tin khách hàng

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm chi tiết về StringeeX tại đây:

Tạm kết

Trên đây là 5 bước cơ bản khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng mà StringeeX vừa cùng với bạn tìm hiểu. Hy vọng rằng các thông tin trên sẽ giúp bạn bắt tay vào việc lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng dễ dàng và hiệu quả hơn. Chúc bạn xây dựng được một nhà hàng thành công như mong đợi!