Được biết đến là một phương pháp marketing truyền thống, Outbound Marketing chẳng còn xa lạ với marketers vì khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên quy mô lớn. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, hình thức này bị cho là lỗi thời trước sự bùng nổ của công nghệ cũng như sự ra đời của Inbound Marketing. 

Trong bài viết này, StringeeX sẽ đề cập đến khái niệm Outbound Marketing và phân biệt với Inbound Marketing.

1. Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là một quá trình gửi thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể nhằm tạo ra khách hàng tiềm năng. Nó trở thành một tổ hợp các chiến lược nhằm kết nối lượng dân số tối đa để nâng cao nhận thức về thương hiệu và đem lại tệp người tiêu dùng triển vọng trên quy mô lớn. Sau cùng, mục tiêu chính của Outbound Marketing là tích cực xây dựng các mối quan hệ lành mạnh với khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm.

Lúc này, doanh nghiệp đóng vai trò là người bắt chuyện với khách hàng nhằm thu hút họ quan tâm đến mình bằng các hình thức khác nhau. Outbound Marketing có thể xuất hiện dưới dạng truyền thống như: TVC, biển quảng cáo ngoài trời hoặc trong nhà, cuộc gọi ngẫu nhiên, thông cáo báo chí, sự kiện,... Nó cũng được tích hợp với các phương thức hiện đại cùng sự trợ giúp của internet bao gồm: quảng cáo pop-up, quảng cáo trả phí sau một lần click chuột (PPC ads), email spam, tin nhắn tự động...

2. Ưu điểm và nhược điểm của Outbound Marketing

Ưu điểm

Không thể phủ nhận rằng Outbound Marketing mang lại những hiệu quả nhất định cho các doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Tối ưu hoá thời gian: Các chiến dịch được đẩy mạnh thực hiện trên đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận đối tượng mục tiêu và đạt hiệu quả trong thời gian ngắn. 
  • Dễ dàng kiểm soát tệp khách hàng: Outbound Marketing cho phép doanh nghiệp chọn lọc khách hàng tiềm năng của mình và sử dụng các công cụ quản lý họ trên các phương tiện truyền thông khác nhau. 
  • Khả năng mở rộng quy mô: Tốc độ quay vòng nhanh của chiến lược outbound có thể dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng trong cơ sở dữ liệu khách hàng của công ty. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiếp cận thị trường ngay khi các chiến dịch marketing khác khởi động.
  • Cải tiến sản phẩm/dịch vụ: Bằng cách tương tác trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp có thể đón nhận phản hồi và hiểu rõ hơn những rào cản của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Điều này giúp thương hiệu tạo ra các giải pháp cho khách hàng dựa trên việc nâng cấp sản phẩm/dịch vụ của mình.

Nhược điểm

Hiện nay, Outbound Marketing không còn được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi những hạn chế sau:

  • Chi phí lớn: Với một chiến lược có quy mô không hề nhỏ, ngân sách trở thành gánh nặng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc đang trong giai đoạn start-up. Công ty sẽ tốn nhiều chi phí cho việc thuê các dịch vụ quảng cáo bên ngoài.
  • Độ bão hoà cao: Điều này thường xảy ra với các công cụ outbound truyền thống như cuộc gọi trực tuyến hoặc biển quảng cáo. Việc giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh của họ chắc chắn sẽ là một thách thức lớn.
  • Phản hồi tiêu cực từ khách hàng: Trên thực tế, những người nhận được thông điệp đa phần không phát sinh nhu cầu thật sự với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Việc đột ngột nhận được quá nhiều thông tin vô tình khiến họ cảm thấy phiền toái và bực bội. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng có thể bỏ qua, xoá hay thậm chí chặn những nội dung của doanh nghiệp gửi đến trong tương lai. 
  • Hiệu quả ngắn hạn: “Điều gì nhanh đến cũng nhanh đi”. Khả năng tiếp cận khách hàng tốt thường xảy ra ở đầu chiến dịch nhưng lại khó giữ chân được họ lâu dài.

3. 5 điểm khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing

Khi khách hàng dần mất thiện cảm với các email “rác” hay những cuộc gọi phiền toái, đó là lúc khái niệm Inbound Marketing ra đời. Phương pháp này thu hút khách hàng mới bằng cách cung cấp các nội dung liên quan đến sở thích và nhu cầu của họ. Dưới đây là 5 điểm khác biệt cơ bản giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing.

Mục tiêu cơ bản

Trong khi Outbound Marketing trở thành chiếc loa phóng thanh kêu gọi sự chú ý của khách hàng tập trung đến thương hiệu, thỏi nam châm Inbound Marketing xây dựng các nội dung sâu sắc và giàu giá trị để người tiêu dùng tự động tìm hiểu về doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện

Inbound Marketing là một kế hoạch lâu dài cần nhiều thời gian để lên phương án và triển khai, từng bước tiếp cận khách hàng. Mặt khác, chiến lược outbound nhanh chóng phủ rộng đối tượng mục tiêu và thu về lượng lớn dữ liệu.

Tương tác khách hàng

Outbound Marketing nhằm mục đích thiết lập các liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng tiềm năng, tuân theo một quy trình cố định và có xu hướng một chiều. Các chiến lược của Inbound lại nỗ lực tiếp cận đối tượng phân khúc khác nhau theo đa chiều và tương tác với khách hàng một cách trôi chảy hơn.

Nội dung xây dựng

Vì phạm vi tiếp cận lớn và thường trôi qua rất nhanh, phương pháp Outbound sẽ tập trung tạo ra các nội dung liên quan đến sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp để khách hàng nhanh chóng tiếp nhận được các thông tin cơ bản. Marketing Inbound thì thường không đề cập quá nhiều về sản phẩm/dịch vụ mà chú trọng đến nội dung mang tính giải pháp cho vấn đề của đối tượng mục tiêu.

Nền tảng sử dụng

Outbound Marketing xuất hiện một cách linh hoạt trên cả nền tảng số hiện đại lẫn các hình thức truyền thống. Phạm vi của Inbound Marketing thường chỉ gói gọn trong các kênh online, điển hình như blog, email marketing,...

Có thể thấy, Outbound Marketing không mang tiếng xấu hay lỗi thời như nhiều người vẫn nghĩ và Inbound Marketing cũng không hoàn hảo khi doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian và công sức để đánh giá khả năng hiệu quả của chiến dịch. Một doanh nghiệp sẽ trở nên vững mạnh khi biết kết hợp cả hai phương pháp, đặc biệt khi xu hướng marketing hiện đại đề cao trong việc trải nghiệm của khách hàng.

4. Một số lưu ý trước khi triển khai các chiến dịch Outbound Marketing 

Trước bối cảnh khi trải nghiệm khách hàng ngày càng được đề cao, phương thức Outbound Marketing truyền thống cụ thể là nhắn tin, gọi điện giới thiệu sản phẩm - Cold Calling dường như đang ‘rẽ sóng’ đi ngược xu thế. Hệ quả là từ 1/10/2020, một quy định mới về gọi điện, nhắn tin quảng cáo đã chính thức hiệu lực: phạt hành chính với những tin nhắn, cuộc điện thoại ‘spam’ khi không được cho phép.

Theo đó, để có thể thực hiện các chiến dịch gọi ra như trước, các nhà mạng yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng tên định danh - Voice Brandname và gọi ra từ tổng đài có gán số Mobile SIP của nhà mạng. 

Việc sử dụng phần mềm tổng đài Mobile SIP kết hợp sử dụng Voice Brandname được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả nhất hiện nay cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp chủ yếu triển khai cold call, telesales, telemarketing như bất động sản, bảo hiểm, viễn thông,... nói riêng.

Với doanh nghiệp chưa thiết lập tổng đài, StringeeX cung cấp phần mềm tổng đài giúp doanh nghiệp bạn tổ chức trung tâm xử lý cuộc gọi một cách tinh giản, khoa học. Đồng thời, StringeeX hỗ trợ đăng ký gói dịch vụ Voice Brandname, SMS Brandname và thiết lập các chiến dịch gửi tin nhắn tới khách hàng.

Nói thêm về phần mềm tổng đài StringeeX, phần mềm được trang bị đầy đủ tính năng xử lý cuộc gọi đến - cuộc gọi đi của một tổng đài thông thường, cung cấp hệ thống xử lý cuộc gọi chất lượng cao giúp đảm bảo về âm thanh, hình ảnh và tín hiệu luôn ở mức tốt nhất. 

Ngoài ra, phần mềm còn tích hợp CSKH trên đa nền tảng: Facebook, Zalo OA, Live-chat… trên một phần mềm duy nhất. Khách hàng được chăm sóc nhanh chóng, doanh nghiệp dễ dàng quản lý thông tin, phục vụ hoạt động marketing về sau. Để được tư vấn chi tiết về phần mềm, xin mời đăng ký nhanh tại đây: