Việc thâm nhập vào một thị trường mới luôn có cả cơ hội lẫn thách thức mà doanh nghiệp cần vượt qua. Để quá trình ấy diễn ra suôn sẻ thì doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh quốc tế bài bản. Hãy cùng StringeeX tìm hiểu sâu hơn về chiến lược này trong bài viết sau nhé.
1. Tìm hiểu chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?
Chiến lược kinh doanh quốc tế có gì đặc biệt?
Chiến lược kinh doanh quốc tế (Tên tiếng Anh: International Business Strategy) là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp được sắp xếp một cách thống nhất; nhằm đạt được mục tiêu dài hạn dưới sự tác động của môi trường kinh doanh quốc tế.
Hay nói cách khác, chiến lược kinh doanh quốc tế là việc thực hiện chiến lược kinh doanh ở thị trường nước ngoài bằng cách chuyển dịch sản phẩm có giá trị từ mô hình kinh doanh trong nước và ứng dụng khéo léo, linh hoạt sao cho phù hợp với khách hàng quốc tế.
Các chiến lược này sẽ phản ánh các hoạt động của một đơn vị kinh doanh, bao gồm: Quá trình hoạch định mục tiêu, chính sách hay biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu đó.
>>> Xem thêm: Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?
2. 4 loại chiến lược kinh doanh quốc tế điển hình
Có 4 chiến lược kinh doanh ở quy mô quốc tế được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến, bao gồm:
2.1. Chiến lược quốc tế - International Strategy
Chiến lược quốc tế được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong giai đoạn đầu của thời kì phát triển
Doanh nghiệp thường theo đuổi chiến lược quốc tế bằng cách: Xuất khẩu các sản phẩm hiện có của mình hoặc khai thác năng lực cốt lõi của mình tại thị trường nước ngoài (Nơi mà có ít đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp hoặc các đối thủ cạnh tranh có năng lực yếu). Điều này giúp doanh nghiệp vừa tận dụng được lợi thế hiện có, vừa có cơ hội gia tăng doanh thu tại thị trường mới.
Tuy nhiên, chiến lược quốc tế chỉ hiệu quả khi đối thủ cạnh tranh tại thị trường nước ngoài chưa thực sự mạnh, khách hàng còn lạ lẫm với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Khi thực hiện chiến lược quốc tế, trụ sở chính của doanh nghiệp sẽ đóng vai trò trung tâm, điều phối hoạt động của tất cả các chi nhánh trên thị trường khác.
Chiến lược quốc tế được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng trong giai đoạn đầu - khi họ mới mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trải qua thời gian, các doanh nghiệp này đã thay đổi chiến lược để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của từng thị trường.
2.2. Chiến lược đa quốc gia - Multinational Strategy
Chiến lược đa quốc gia giúp doanh nghiệp thích ứng rất tốt với thị trường địa phương
Khác với chiến lược quốc tế, chiến lược đa quốc gia là chiến lược mà các doanh nghiệp cần thực hiện riêng biệt cho từng thị trường quốc gia. Mục đích của chiến lược này là gia tăng sự thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng tại thị trường quốc gia đó, thông qua việc điều chỉnh sản phẩm và chiến lược marketing.
Để thực hiện chiến lược đa quốc gia, doanh nghiệp thường thành lập các công ty con độc lập tại các thị trường khác nhau. Các công ty con này sẽ thực hiện từ khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm, sản xuất cho tới phân phối tại thị trường địa phương. Nhờ đó, những công ty con này thường rất am hiểu văn hóa và thói quen tiêu dùng của người bản địa.
Chiến lược đa quốc gia giúp doanh nghiệp gia tăng độ uy tín của mình tại thị trường địa phương, duy trì lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm. Tuy nhiên, chiến lược này làm tăng chi phí (Do phải đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm hay các hoạt động truyền thông,...). Đồng thời, nó cũng khiến việc quản lý của doanh nghiệp trở nên phức tạp, khó khăn hơn.
2.3. Chiến lược toàn cầu - Global Strategy
Chiến lược toàn cầu thường có các tiêu chuẩn chung để áp dụng cho thị trường toàn cầu
Chiến lược toàn cầu là chiến lược mà doanh nghiệp coi thị trường toàn cầu như một thị trường chung rộng lớn và thống nhất. Các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đều có sự chuẩn hóa và không có sự khác biệt giữa những thị trường địa phương khác nhau.
Để thực hiện chiến lược toàn cầu, doanh nghiệp sẽ đưa các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa để phân phối ở tất cả các thị trường. Điều này sẽ giúp giảm chi phí và tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá bán.
Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng chiến lược toàn cầu thường cung cấp các sản phẩm không có sự khác biệt lớn về nhu cầu tiêu dùng như: Giấy, bút, dịch vụ vận chuyển, sản phẩm điện tử, gia dụng,...
Tham khảo thêm: Cách xây dựng chiến lược Marketing Online hiệu quả cho doanh nghiệp
2.4. Chiến lược xuyên quốc gia - Transnational Strategy
Chiến lược xuyên quốc gia sở hữu đặc điểm của cả chiến lược toàn cầu và chiến lược đa quốc gia
Chiến lược xuyên quốc gia là chiến lược mà doanh nghiệp áp dụng khi kinh doanh tại những thị trường có độ cạnh tranh cao. Do đó, họ thường xuyên phải thích nghi, nội địa hóa các sản phẩm theo thị trường địa phương. Đồng thời, kết hợp mức độ hiệu quả cạnh tranh của quá trình liên kết toàn cầu. Nói cách khác, chiến lược xuyên quốc gia là sự liên kết đặc điểm của cả chiến lược đa quốc gia và chiến lược toàn cầu.
Khi thực hiện chiến lược xuyên quốc gia, thì quy trình quản lý, vận hành của doanh nghiệp không theo chiều từ trụ sở xuống công ty con (Trụ sở ban hành các quyết định kinh doanh quy mô toàn cầu cho các công ty con) hay từ công ty con lên trụ sở (Công ty con phản ánh, đề xuất tình hình kinh doanh tại địa phương lên trụ sở). Thay vào đó, quy trình quản lý, vận hành sẽ diễn ra theo cả 2 chiều.
Nhờ có quy trình quản lý 2 chiều mà chiến lược xuyên quốc gia thường mang tới ý tưởng đổi mới, sáng tạo cho doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng giúp doanh nghiệp vừa thích nghi với thị trường địa phương, vừa cắt giảm chi phí.
Tuy nhiên, chiến lược xuyên quốc gia cũng mang tới thách thức đó là: Doanh nghiệp khó xây dựng được quá trình điều phối các chuỗi giá trị trên toàn cầu.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn phân tích nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào hoạt động thâm nhập thị trường sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ví dụ như với hoạt động chăm sóc khách hàng để tạo dựng mối quan hệ cũng như hiểu họ hơn sẽ đạt được hiệu quả cao cũng như tiết kiệm chi phí hơn nếu doanh nghiệp sử dụng các phần mềm hỗ trợ CSKH.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp Chăm sóc khách hàng đa kênh, hãy cân nhắc sử dụng StringeeX. StringeeX được thiết kế để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc tương tác với khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, tất cả đều được tích hợp trong một nền tảng duy nhất.
Việc quản lý các kênh giao tiếp như Facebook Messenger, Zalo OA, Email và Hotline thông qua một giao diện duy nhất giúp tiết kiệm thời gian và làm cho quá trình chăm sóc khách hàng trở nên thuận tiện hơn. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Email Marketing khi được quản lý và triển khai trong môi trường tích hợp này.
Ngoài ra, StringeeX cung cấp các API mở, giúp tích hợp nhanh chóng với các phần mềm CRM/ERP khác như AMIS CRM, Hubspot, Salesforce… hỗ trợ trong việc quản lý và chăm sóc dữ liệu khách hàng ở các giai đoạn sau này.
Đăng ký dùng thử miễn phí 10 ngày tại đây để trải nghiệm:
Tạm kết
Có thể thấy, việc xác định chiến lược kinh doanh quốc tế rất cần thiết nếu doanh nghiệp muốn mở rộng sang các thị trường nước ngoài. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể linh hoạt lựa chọn loại hình chiến lược sao cho phù hợp với mình nhất. Để theo dõi các bài viết khác về kiến thức kinh doanh, bạn đừng quên truy cập vào website StringeeX thường xuyên nhé!