Hiện nay, khi thế giới ngày càng trở nên “phẳng” hơn thì marketing quốc tế ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm. Vậy marketing quốc tế là gì? Nó đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Bạn hãy cùng StringeeX tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. Marketing quốc tế là gì?
Marketing quốc tế là hoạt động marketing diễn ra tại thị trường quốc tế
Marketing quốc tế (International marketing) là hoạt động marketing tại thị trường nước ngoài nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng và thỏa mãn nhu cầu của họ thông qua quá trình trao đổi.
Marketing quốc tế thường bao gồm các hoạt động như: Lên kế hoạch, chiến lược marketing, định giá sản phẩm, kế hoạch phân phối,... Ngoài ra, marketing quốc tế còn bao gồm một số các hoạt động chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán.
2. Ví dụ dễ hiểu về marketing quốc tế
IKEA là công ty sử dụng chiến lược marketing quốc tế
Chiến lược marketing của IKEA chính là một ví dụ dễ hiểu về marketing quốc tế. Đây là công ty đa quốc gia về kinh doanh đồ gỗ và đã có mặt tại hơn 43 quốc gia.
Yếu tố chính tạo nên thành công cho IKEA chính là việc chuyên biệt hóa cho các sản phẩm tại thị trường khác nhau. Tập đoàn này cũng rất chú trọng tới khâu nghiên cứu thị trường.
Mục tiêu của họ chính là xuyên qua những khác biệt để tìm ra giao điểm giữa hai nền văn hóa và ứng dụng vào sản phẩm của mình. Nhờ đó mà ở mỗi quốc gia, sản phẩm của IKEA vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng.
Ngoài ra, IKEA đề cao tới việc cắt giảm chi phí để giảm giá thành trên toàn thế giới. Thay vì làm tất cả các khâu, IKEA chỉ tập trung vào những khâu chính yếu. Còn lại, ở khâu sản xuất, công ty này đã tăng cường hợp tác với 1800 nhà cung ứng tại 55 quốc gia trên toàn cầu.
Điều này giúp giảm bớt sự chênh lệch về mức giá khi IKEA lấn sân sang châu Á (Nơi có nhiều quốc gia còn có thu nhập bình quân đầu người thấp).
3. Lợi ích của marketing quốc tế là gì?
Marketing quốc tế đem lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp
Dưới đây là những lợi ích của marketing quốc tế đối với doanh nghiệp:
- Giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường nước ngoài (bao gồm: văn hóa, tình hình kinh tế - xã hội, chính trị, nhu cầu của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh,...). Nhờ đó doanh nghiệp có thể giảm bớt rủi ro trước khi “lấn sân” sang một thị trường mới hoàn toàn.
- Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa doanh thu bằng cách mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh sang thị trường nước ngoài.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội mới và tạo ra lợi thế cho chính mình để cạnh tranh với đối thủ.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu rộng rãi: Marketing quốc tế giúp doanh nghiệp xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu, giúp tạo niềm tin và lòng tin cậy từ khách hàng trên các thị trường khác nhau.
- Tăng cơ hội hợp tác và đầu tư: Marketing quốc tế giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với các đối tác nước ngoài. Từ đó, doanh nghiệp có thể khai thác thêm các nguồn lực mới.
Nhìn chung, marketing quốc tế không chỉ là một phần trong chiến lược tăng trưởng kinh doanh mà nó còn là một công cụ rất quan trọng để doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh trên toàn cầu.
Xem thêm: Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?
4. 2 chiến lược phổ biến của marketing quốc tế là gì?
Dưới đây là những chiến lược phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng trong marketing quốc tế:
4.1. Chiến lược marketing toàn cầu
Coca Cola là doanh nghiệp tiêu biểu áp dụng chiến lược marketing toàn cầu
Chiến lược marketing toàn cầu là loại chiến lược sử dụng chung một chiến lược marketing cho toàn bộ các thị trường trên toàn cầu. Điều này có nghĩa là: Không có sự khác biệt quá lớn giữa chiến lược marketing tại các quốc gia.
Chiến lược này có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành, xây dựng hình ảnh thương hiệu thống nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vì mỗi quốc gia đều có sự khác biệt nhất định về văn hóa, thói quen tiêu dùng của người dân cũng khác nhau. Vì vậy, chiến lược này không thể đem tới sự thỏa mãn nhu cầu cao nhất cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Chúng ta có thể thấy Coca Cola là doanh nghiệp đang áp dụng chiến lược marketing toàn cầu. Công ty này sử dụng thương hiệu, sản phẩm và cách phân phối sản phẩm chuẩn hóa trên thị trường toàn cầu. Điều này cũng dễ hiểu bởi nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Coca Cola trên thị trường quốc nội lần quốc tế đều không có quá nhiều sự khác biệt.
4.2. Chiến lược marketing địa phương hóa có đặc điểm gì?
McDonald’s liên tục tìm hiểu văn hóa địa phương để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng
Chiến lược marketing địa phương hóa chính là phát triển riêng chiến lược marketing cho từng thị trường mục tiêu. Mỗi quốc gia sẽ được áp dụng một chiến lược marketing riêng dựa vào sự khác nhau về văn hóa tiêu dùng hay nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, những công ty áp dụng chiến lược này có thể có các sản phẩm, mức giá khác nhau cho từng thị trường.
Ưu điểm của chiến lược marketing địa phương hóa chính là xây dựng được niềm tin và sự trung thành của khách hàng địa phương, tạo ra sự cạnh tranh tốt hơn so với các thương hiệu địa phương khác. Chiến lược này cũng giúp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng khi phù hợp với văn hóa tiêu dùng bản địa.
Tuy nhiên, việc áp dụng chiến lược này có thể dẫn tới gia tăng chi phí và khiến việc quản lý marketing trở nên phức tạp hơn.
Ví dụ: McDonald’s đã sử dụng chiến lược marketing địa phương hóa để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Hãng đã đa dạng hóa menu để phù hợp với khẩu vị, văn hóa ẩm thực trong từng thị trường cụ thể. Họ cũng cung cấp sản phẩm và món ăn đặc trưng của từng quốc gia và khu vực.
Chưa hết, McDonald’s còn đẩy mạnh quảng cáo và marketing đại phương để tương tác tốt hơn với khách hàng trong từng quốc gia và khu vực.
5. Những hoạt động chính của marketing quốc tế
Tìm hiểu các hoạt động chính của marketing quốc tế là gì?
Chúng ta đã biết khái niệm marketing quốc tế là gì rồi, vậy nó sẽ bao gồm những hoạt động nào?
Thông thường, khi xây dựng một chiến lược marketing quốc tế, doanh nghiệp sẽ thực hiện 3 hoạt động sau:
5.1. Đánh giá, nghiên cứu thị trường mới
Trước khi bước sang một thị trường hoàn toàn mới và khác biệt so với thị trường nội địa, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích những yếu tố vĩ mô bao gồm: Kinh tế, xã hội, chính trị - luật pháp, yếu tố tự nhiên, yếu tố văn hóa, lối sống,…
Bất cứ yếu tố nào trong yếu tố trên cũng có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động marketing của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần xem xét kỹ từng yếu tố này.
5.2. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu tại thị trường mới
Trong phần này, bạn cần nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các đặc điểm nhân khẩu học như: Độ tuổi, giới tính, thói quen, sở thích, thu nhập, lối sống, trình độ học vấn,... Để từ đó điều chỉnh sản phẩm, chiến lược marketing phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn phân tích nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả
5.3. Triển khai chiến lược marketing quốc tế
Sau khi xác định đặc điểm quan trọng của thị trường và khách hàng thì doanh nghiệp sẽ tiến hành triển khai chiến lược marketing cho thị trường mới, bao gồm: Chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối, chiến lược xúc tiến thương mại,... sao cho phù hợp với đặc điểm của người tiêu dùng.
Sau khi triển khai chiến lược marketing quốc tế, doanh nghiệp cũng nên tiến hành đánh giá hiệu quả của chiến lược theo tháng/quý/năm để có sự điều chỉnh phù hợp.
Tham khảo thêm: Cách xây dựng chiến lược Marketing Online hiệu quả cho doanh nghiệp
Tạm kết
Qua bài viết trên, bạn đã cùng StringeeX tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi marketing quốc tế là gì, những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp và các loại chiến lược marketing quốc tế phổ biến. Để tìm hiểu sâu hơn về kiến thức kinh doanh - marketing, bạn đừng quên truy cập StringeeX thường xuyên nhé!
Song song với đó, việc thực hiện các hoạt động Marketing cũng như chăm sóc khách hàng một cách bài bản và chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết trong thị trường ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
Các phần mềm chăm sóc khách hàng ngày càng trở nên phổ biến và gần như là một công cụ hỗ trợ quản lý khách hàng không thể thiếu trong hầu hết các doanh nghiệp.
StringeeX là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp phần mềm tổng đài Contact Center hoạt động được trên đa kênh, đa nền tảng đang được 1000+ doanh nghiệp tin dùng:
- Tích hợp tính năng video call, live-chat ngay trên website/mobile app, khách hàng chỉ cần click-to-call trên website là có thể gọi ngay tới bộ phận CSKH nhanh chóng.
- Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn như Tổng đài, Facebook, Zalo OA, live-chat, email… về một nền tảng duy nhất để CSKH kịp thời.
- Tự động chia cuộc gọi, chat từ Website, Fanpage, Zalo OA cho nhân viên tiếp nhận theo.
- Tự động gọi ra/gửi SMS/email đến khách hàng để xác nhận thông tin đặt hàng, thông báo chương trình khuyến mãi…
- Lưu trữ toàn bộ lịch sử cuộc gọi, file ghi âm và quản lý thông minh bằng phiếu ghi.
- Cung cấp các chỉ số về hiệu quả hoạt động của tổng đài và báo cáo trực quan tại mỗi thời điểm giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi, đánh giá.
- Và hơn 100 tính năng khác…
Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây: