Mobile Commerce (M-Commerce) ngày càng trở nên phổ biến và rất được ưa chuộng bởi các đặc điểm nổi bật như dễ dàng mang theo, dễ kết nối và nhiều tiện ích. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa phân biệt được E-Commerce và M-Commerce. Vậy Mobile Commerce là gì? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mobile Commerce là gì?

M-Commerce là viết tắt của “Mobile Commerce”, là mô hình kinh doanh độc đáo cho phép các doanh nghiệp giao dịch sản phẩm và dịch vụ trực tiếp với khách hàng qua các thiết bị không dây có kết nối Internet như điện thoại hay máy tính bảng.

Trong thực tế, giao dịch thương mại điện tử bao gồm các hoạt động như mua bán, thanh toán, quảng cáo và vận chuyển. Hiện nay, M-Commerce là một phần không thể thiếu của thương mại điện tử và mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng.

  • Đối với khách hàng, M-Commerce mang lại sự tiện lợi vượt trội, cho phép giao dịch nhanh chóng và linh hoạt, phù hợp với nhu cầu cá nhân và có thể sử dụng bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu.
  • Đối với doanh nghiệp, sự hài lòng của khách hàng dẫn đến tăng doanh thu một cách hiệu quả, mở ra cơ hội tiếp thị rộng rãi, định vị doanh nghiệp với quy mô lớn và nhiều dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

Sự phát triển và phổ biến của điện thoại thông minh hay máy tính bảng đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Một số ví dụ nổi bật về việc áp dụng M-Commerce vào hoạt động kinh doanh như:

  • Ứng dụng VinID cho phép người dùng đặt vé máy bay, vé tham gia các trung tâm giải trí cùng vé tham dự các trận đấu bóng đá và thực hiện thanh toán trực tiếp ngay qua ứng dụng, chỉ mất vài thao tác đơn giản trong tầm tay của khách hàng.
  • Các ngân hàng và tổ chức tài chính đã chuẩn bị sẵn sàng các nền tảng Mobile Banking để cho phép người dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển khoản và gửi tiền từ xa thông qua điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác một cách nhanh chóng và dễ dàng.

2. Sự khác nhau giữa E-commerce và M-Commerce là gì?

Có thể nhiều bạn đã hiểu được Mobile Commerce là gì nhưng lại chưa thể phân biệt sự khác nhau giữa M-Commerce và E-Commerce. Vậy hãy cùng StringeeX tìm hiểu sâu hơn về hai loại hình này nhé!

Nếu M-Commerce - thương mại di động đại diện cho mô hình kinh doanh thông qua các thiết bị không dây cầm tay như điện thoại thông minh và máy tính bảng, thì E-Commerce (Electronic Commerce) là hình thức mua bán sản phẩm/dịch vụ thông qua Internet và các thiết bị kết nối Internet, được gọi chung là thương mại điện tử.

Mặc dù cùng hướng đến mục tiêu chung là giao dịch mua bán qua mạng Internet, song giữa E-Commerce và M-Commerce vẫn xuất hiện những sự khác biệt rõ rệt. Hãy xem xét bảng so sánh dưới đây để thấu hiểu sâu hơn về sự khác biệt giữa chúng:

 

E-Commerce

M-Commerce

Thiết bị

Máy tính để bàn, máy tính xách tay

Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy nhắn tin

Hệ điều hành

Windows, Unix, Linux…

iOS, Android, Symbian (EPOC)

Nền tảng

Website

Website trên điện thoại, ứng dụng điện thoại

Định vị người dùng

Không thể định vị

Có thể định vị

Bảo mật

Dựa vào bảo mật Web

Dựa vào bảo mật Web kết hợp với tính năng bảo mật của di động

Cổng thanh toán

Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng, ngân hàng di động (Mobile banking)

Khả năng di động

Bị hạn chế do trọng lượng máy tính nặng và kích thước lớn

Dễ dàng do trọng lượng các thiết bị cầm tay không dây nhẹ và kích thước nhỏ hơn

 

3. Tình hình phát triển của M-Commerce tại Việt Nam

Trong vòng 10 năm, thương mại di động (M-Commerce) đã và đang phát triển rất mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Điều này được thể hiện qua những con số cụ thể dưới đây:

  • Theo Flurry Analytics Report 2013: Việt Nam có tăng trưởng người dùng di động nhanh nhất thế giới (266%), chỉ sau Columbia (278%).
  • Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014: Doanh thu từ thương mại điện tử trên di động (B2C) đạt 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng bán lẻ.
  • Theo Appota Report 2017: Việt Nam nằm trong top tăng trưởng quảng cáo di động nhanh nhất (35%/năm).
  • Theo công ty Adsota 2017: Ngân sách quảng cáo di động đạt 78,7 triệu USD, chiếm 36,6% tổng quảng cáo trực tuyến.

Báo cáo chỉ số thương mại năm 2019 tại Việt Nam cũng rất ấn tượng:

  • 43% doanh nghiệp cho phép mua sắm trên thiết bị di động.
  • 31% triển khai khuyến mãi dành riêng cho mua hàng qua di động.
  • 45% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng bán hàng di động.

>>> Tham khảo thêm bài viết:

4. Tiềm năng phát triển của M-Commerce tại Việt Nam

Vậy trong những năm tiếp theo, M-Commerce tại Việt Nam có tiềm năng phát triển như thế nào? Dưới đây là 3 tiềm năng phát triển của Mobile Commerce ở Việt Nam mà các doanh nghiệp cần quan tâm:

4.1. Thương mại trực tuyến

Trong thời gian gần đây, thương mại di động (M-Commerce) đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam với sự tham gia sôi nổi của ba nhân vật chính: Shopee, Lazada và Tiki.

Shopee đặc biệt đã tạo dấu ấn sâu sắc trong nhu cầu của người tiêu dùng Việt, đặc biệt là giới trẻ. Giao diện tối ưu và tích hợp tính năng đa dạng của Shopee mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho người dùng.

Lazada và Tiki cũng chẳng kém cạnh, hiểu rõ nhu cầu và tâm lý của khách hàng. Họ cung cấp dịch vụ hỗ trợ đầy đủ, từ giải đáp thắc mắc đến thanh toán linh hoạt bằng Mobile Banking và việc đổi trả hàng qua ứng dụng điện thoại cực kỳ thuận tiện.

Những chương trình khuyến mãi hấp dẫn hàng tháng từ các nền tảng mua sắm này đã thu hút sự quan tâm của mọi người và tạo nên trải nghiệm ấn tượng.

4.2. Dịch vụ tin nhắn

Giao tiếp qua tin nhắn là nhu cầu cơ bản trên điện thoại. Điều này thể hiện qua sự phổ biến của các ứng dụng như Zalo, Viber ở Việt Nam; Snapchat, Twitter, Instagram ở Mỹ; Line, KakaoTalk ở Hàn Quốc và Weibo, WeChat ở Trung Quốc.

Trong thời kỳ số hóa phát triển, dịch vụ nhắn tin là không thể thiếu. Doanh nghiệp cũng đã tích hợp M-Commerce vào ứng dụng của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

4.3. Dịch vụ thanh toán trực tuyến

Với sự phổ biến của điện thoại thông minh, dịch vụ thanh toán trực tuyến ngày càng cần thiết. Ở Việt Nam, ví điện tử Momo đã trở thành ví đa năng hàng đầu với khả năng chuyển tiền và thanh toán trực tuyến thông qua mã QR hoặc số điện thoại.

Momo không chỉ giúp chuyển tiền một cách dễ dàng mà còn cung cấp ưu đãi cho việc mua sắm, thanh toán hóa đơn, vé xem phim và nhiều dịch vụ khác, tạo sự tiện ích cho người dùng.

Tạm kết

Sự phát triển của M-Commerce hay E-Commerce đều đòi hỏi doanh nghiệp cần có những chiến lược và kế hoạch triển khai hoạt động chăm sóc khách hàng một cách bài bản và chuyên nghiệp. 

Bởi khi công ty tạo ra trải nghiệm và sự hài lòng cho khách hàng, kết quả kinh doanh của công ty chắc chắn sẽ tốt lên. Ngược lại, nếu công ty nhận được phản hồi tiêu cực về sản phẩm hoặc dịch vụ, nguy cơ giảm doanh thu và thậm chí bị tẩy chay khỏi thị trường là rất cao.

Do vậy, các doanh nghiệp cần dành sự tập trung đặc biệt để nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng. Trong đó, việc gọi điện là một phương thức nhanh chóng, tiện lợi và tiếp cận trực tiếp với khách hàng, giúp tiết kiệm chi phí và đem lại kết quả ngay lập tức.

Để hoạt động CSKH qua điện thoại trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, doanh nghiệp chắc chắn cần đến công cụ hỗ trợ là phần mềm tổng đài thông minh StringeeX.

So với hệ thống tổng đài truyền thống cồng kềnh, phần mềm tổng đài cho phép nhân viên CSKH nghe gọi trực tiếp cho khách hàng ngay trên phần mềm mà không cần đầu tư cho hệ thống phần cứng, trang thiết bị. 

StringeeX cũng trang bị các tính năng tự động hoá thông minh như tự động phân bổ cuộc gọi cho nhân viên theo nhiều quy luật, tự động quay số gọi ra, gọi ra hàng loạt theo kịch bản có sẵn… Từ đó, giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên, tối đa hoá doanh thu bán hàng. 

Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây: