Khi ghé thăm các cửa hàng mới khai trương, bạn sẽ rất dễ bắt gặp hình thức soft opening. Đây được coi là một hình thức marketing hấp dẫn nhằm mục đích bán thử sản phẩm. Vậy soft opening là gì và cách triển khai soft opening cho nhà hàng, quán ăn ra sao? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!
1. Tìm hiểu soft opening là gì?
Soft opening chính là một buổi chạy thử, bán thử sản phẩm
Dịch theo tiếng Việt, soft opening nghĩa là bán thử, chạy thử sản phẩm trước khi chính thức mở bán. Khi thực hiện hình thức này, nhà hàng hay quán ăn sẽ đón một lượng khách hàng nhất định để trải nghiệm thử món ăn của quán. Đó có thể là những khách hàng chọn lọc hoặc người thân thiết.
Mục đích của hoạt động soft opening chính là kiểm tra, đánh giá hiệu quả của quy trình hoạt động, chất lượng món ăn hay chất lượng phục vụ của nhân viên,... Từ đó, điều chỉnh và chuẩn bị phương án tốt nhất cho ngày khai trương chính thức (grand opening).
Thông thường, một ngày soft opening sẽ có những đặc điểm dưới đây:
- Chỉ mời một lượng khách hàng nhất định, đáng tin cậy để trải nghiệm sản phẩm.
- Có thể miễn phí trải nghiệm sản phẩm hoặc đưa ra chương trình giảm giá sâu.
- Thường diễn ra trong thời gian ngắn (1 ngày hoặc vài ngày) nhằm thu thập ý kiến và tận dụng để tạo hiệu ứng truyền thông.
Tùy theo từng nhà hàng, quán ăn, quán cà phê mà sẽ có những buổi soft opening mang đặc điểm khác nhau, nhất là về đối tượng khách mời. Nhiều nhà hàng không chỉ mời đối tác, người thân thiết hay giới truyền thông mà còn mời cả khách hàng bình thường tới trải nghiệm sản phẩm.
Tuy nhiên, dù là đối tượng khách mời nào đi chăng nữa, nhà hàng, quán ăn vẫn nên giới hạn số lượng người tham gia cho buổi soft opening của mình để hạn chế việc phục vụ sơ suất, gây ấn tượng xấu cho khách hàng.
Tham khảo thêm: Happy hour là gì? Chiến lược Happy hour thu hút khách hàng hiệu quả doanh nghiệp ngành F&B
2. Lợi ích của soft opening là gì?
Lợi ích của soft opening là gì đối với nhà hàng, quán ăn?
Bạn đã biết khái niệm soft opening là gì rồi, vậy thì chắc chắn cũng thắc mắc: tại sao người ta lại hay sử dụng hình thức marketing này đúng không?
Nhìn chung, một buổi soft opening sẽ mang lại cho cửa hàng, nhà hàng, quán ăn rất nhiều lợi ích như:
- Giúp nhà hàng, quán ăn nhận được ý kiến phản hồi từ khách hàng: Tại các buổi soft opening, doanh nghiệp sẽ để khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm, dịch vụ. Từ đó lắng nghe, trò chuyện với khách hàng để nhận ra những điểm còn hạn chế và tìm cách khắc phục.
- Giúp có thêm kinh nghiệm khi tổ chức grand opening: Có thể nói, soft opening như là một “bản nháp” của grand opening. Các nhà hàng có thể dựa vào buổi dùng thử sản phẩm mà rút ra được kinh nghiệm quý báu, đồng thời “tập dượt” cho buổi khai trương chính thức.
- Giúp chủ quán định hình được cách vận hành của quán, đồng thời lường trước được các rủi ro liên quan tới việc phục vụ chậm trễ, thiếu nguyên liệu hay lượng khách hàng quá đông,...
- Tạo ra sự tò mò, thích thú cho khách hàng: Khi các thông tin về buổi soft opening được quảng cáo, truyền thông tốt thì sẽ có nhiều người quan tâm, tò mò và cảm thấy thích thú với buổi dùng thử này. Đây cũng chính là cơ hội để nhà hàng, quán ăn thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
3. 7 bước triển khai soft opening cho nhà hàng, quán ăn
Để triển khai một buổi soft opening thành công, bạn có thể tham khảo 7 bước như sau:
3.1. Xác định thời gian cụ thể cho soft opening
Bạn cần xác định thời gian cụ thể cho buổi soft opening
Thời gian lý tưởng nhất để tổ chức soft opening cho nhà hàng, quán ăn là từ 1 - 3 tuần trước ngày khai trương chính thức (grand opening).
Bạn không nên tổ chức buổi soft opening quá sát với ngày khai trương chính thức. Vì sau buổi chạy thử, bạn sẽ tìm ra những điểm hạn chế, tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ khách hàng để cải thiện hoạt động kinh doanh. Nếu soft opening và grand opening quá gần nhau thì bạn sẽ không kịp xử lý hay rút kinh nghiệm kịp thời được.
3.2. Lên danh sách khách mời trải nghiệm sản phẩm
Việc chuẩn bị danh sách khách mời cho buổi soft opening rất quan trọng vì họ là những thực khách đầu tiên thưởng thức món ăn hay đồ uống của nhà hàng. Không những vậy, họ cũng là người trực tiếp đánh giá, đưa ra lời khuyên, góp ý để giúp nhà hàng của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
Bạn có thể mời bạn bè, người thân hay đối tác quan trọng tới làm khách mời cho buổi soft opening hoặc mời ngẫu nhiên những khách hàng quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ của nhà hàng. Dù chọn đối tượng khách hàng nào đi chăng nữa thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là sự chân thật, thẳng thắn của họ khi review.
Tham khảo: Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng phổ biến, dễ dùng nhất
3.3. Nghiên cứu kế hoạch giảm giá, tặng quà
Mặc dù những buổi chạy thử chỉ là hoạt động thử nghiệm nhưng nó lại chính là màn phản chiếu chính xác chất lượng dịch vụ của nhà hàng, quán ăn thông qua lời nhận xét, đánh giá từ khách mời.
Để nhận được những lời phản ánh chất lượng nhất, bạn nên chuẩn bị kế hoạch tặng quà cho khách mời hoặc xây dựng các chương trình giảm giá nhằm khích lệ tinh thần cho khách hàng.
3.4. Chuẩn bị thực đơn chi tiết cho soft opening
Thông thường tại các buổi soft opening, menu của nhà hàng sẽ gồm các món chính và ít món ăn hơn ngày khai trương. Điều nãy cũng khá dễ hiểu bởi:
- Menu đơn giản sẽ giúp giảm tỷ lệ sự cố khi phục vụ khách hàng: Ví dụ như việc thiếu nguyên liệu, sơ suất trong quá trình chế biến,...
- Giúp quy trình vận hành dễ dàng, đơn giản hơn. Nhờ đó, nhà hàng, quán ăn có thể từ từ rút kinh nghiệm cho tới khi diễn ra buổi khai trương chính thức.
3.5. Tạo không gian, chuẩn bị nhân sự cho buổi soft opening
Hướng dẫn nhân sự về quy trình phục vụ trong buổi soft opening
Trước buổi soft opening, bạn nên trang hoàng lại không gian quán ăn nhằm tạo ra trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng. Đồng thời, bạn cũng cần đào tạo nhân viên và hướng dẫn họ về quy trình phục vụ trong suốt buổi chạy thử.
3.6. Tiếp đón khách mời tới soft opening
Khi buổi soft opening diễn ra, bạn cũng cần chuẩn bị khâu tiếp đón khách mời thật chu đáo để tạo ra ấn tượng ban đầu với họ. Những vị khách này không chỉ cung cấp ý kiến phản hồi hữu ích mà còn có thể là khách hàng sẽ ghé tới nhà hàng, quán ăn của bạn trong những lần sau.
3.7. Xử lý thông tin phản hồi
Sau khi nhận được thông tin phản hồi của khách hàng về chất lượng dịch vụ, bạn cần tiến hành phân tích và xử lý các thông tin đó để nhận ra những điểm hạn chế còn tồn tại và rút kinh nghiệm cho buổi khai trương chính thức.
Tạm kết
Hi vọng rằng, sau khi đọc bài viết trên, bạn đã hiểu rõ khái niệm soft opening là gì và những bước để triển khai một buổi soft opening. Mặc dù đây chỉ là một buổi chạy thử sản phẩm nhưng lại giúp chủ nhà hàng nhận ra những hạn chế để từ đó tìm ra cách khắc phục sớm nhất. Bạn đừng quên theo dõi StringeeX thường xuyên để cập nhật thông tin hữu ích về kinh doanh nhé!
Ngày nay, việc sử dụng phần mềm hỗ trợ Chăm sóc Khách hàng (CSKH) không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian và chi phí, mà còn tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên. Với các doanh nghiệp kinh doanh F&B có số lượng khách hàng lớn thì các công cụ này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp CSKH đa kênh hoàn chỉnh bao gồm cả Email và các nền tảng mạng xã hội phổ biến, hãy cân nhắc StringeeX. StringeeX không chỉ cung cấp các tính năng của một tổng đài điện thoại chuyên nghiệp mà còn tích hợp các tính năng lưu trữ và quản lý thông tin, dữ liệu khách hàng (mini CRM).
StringeeX được phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hoá việc chăm sóc khách hàng thông qua hệ thống đa kênh, tất cả được gói gọn trong một nền tảng. Việc quản lý các kênh giao tiếp như Facebook Messenger, Zalo OA, Email và Hotline thông qua một kênh duy nhất giúp tiết kiệm thời gian và làm cho quá trình chăm sóc khách hàng trở nên thuận tiện hơn.
Ngoài ra, StringeeX còn cung cấp APIs mở, giúp tích hợp nhanh chóng với các phần mềm CRM/ERP khác như AMIS CRM, Hubspot, Salesforce… hỗ trợ trong việc chăm sóc và quản lý dữ liệu khách hàng ở các giai đoạn sau này.
Đăng ký dùng thử miễn phí 10 ngày tại đây để trải nghiệm: