Việc xây dựng cơ chế thưởng Tết dịp cuối năm đóng vai trò quan trọng trong chính sách lương thưởng của hầu hết các doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy tinh thần làm việc mà còn là cách để giữ chân người lao động. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết cách tính tiền thưởng cuối năm cho sales nhé!

1. Các bước xây dựng cơ chế lương thưởng dịp cuối năm

Dưới đây là 6 bước giúp các doanh nghiệp xây dựng một chế độ lương thưởng chặt chẽ và hợp lý cho nhân viên của mình:

  • Bước 1: Xác định Ngân sách Quỹ lương thưởng bằng cách dựa vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm trước đó. Từ đó, xây dựng một đơn giá lương thưởng cho mỗi nhân viên, có thể căn cứ vào các yếu tố như chức danh và vị trí công việc.
  • Bước 2: Phân loại nhóm lao động theo chức danh và hệ số dãn cách. Điều này đảm bảo tính công bằng và hợp lý trong việc xác định mức lương thưởng tương ứng với từng nhóm.
  • Bước 3: Chọn phương pháp tính lương thưởng phù hợp với đặc điểm của công việc. Cấp độ hoàn thành công việc được áp dụng để xác định hệ số thưởng, khuyến khích sự đóng góp cao hơn.
  • Bước 4: Xây dựng hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành công việc, bao gồm mô tả chi tiết về nhiệm vụ và trách nhiệm. Quản lý cần thực hiện đánh giá nghiêm túc để đảm bảo công bằng và minh bạch.
  • Bước 5: Xác định thời gian và quy trình chi trả lương thưởng, thông báo rõ từ Ban giám đốc để tạo sự minh bạch và tin cậy cho nhân viên.
  • Bước 6: Ban hành Quy chế lương thưởng và tiếp tục cập nhật dựa trên ý kiến và đóng góp từ người lao động và theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Cần tổ chức các cuộc họp để lắng nghe phản hồi và đề xuất để đảm bảo tính linh hoạt và công bằng trong hệ thống thưởng.

Tham khảo thêm ngay: Hướng dẫn xây dựng chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh

2. Các cách tính tiền thưởng cuối năm cho sales 

Trước tiên, các doanh nghiệp cần lựa chọn cơ chế thưởng phù hợp với đặc thù doanh nghiệp. Dưới đây là các cách tính tiền thưởng cuối năm cho sales phổ biến hiện nay:

2.1. Cơ chế thưởng theo hiệu suất làm việc

Chế độ thưởng dựa trên hiệu suất là hình thức đánh giá và khen ngợi nhân viên dựa trên kết quả công việc của họ. Nhân viên nào có hiệu suất làm việc cao và thái độ tích cực sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn so với những người làm việc kém hiệu quả. Hệ thống này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực bán hàng và phân phối.

  • Ưu điểm: Tạo động lực mạnh mẽ cho nhóm bán hàng, khuyến khích họ nỗ lực hơn để tạo ra doanh số bán hàng cao, và nhận được phần thưởng xứng đáng với cống hiến của mình.
  • Nhược điểm: Chế độ thưởng theo hiệu suất thường liên quan chặt chẽ đến các chỉ số hiệu suất (KPI) và đôi khi tạo ra áp lực quá lớn cho nhân viên bán hàng. Việc không đạt được KPI có thể dẫn đến mất lương hoặc thưởng, điều này có thể khiến nhiều nhân viên bán hàng cảm thấy căng thẳng và có khả năng xin nghỉ việc.

Tham khảo thêm: Tiền hoa hồng là gì? Những quy định và cách tính để tạo ra thu nhập ổn định từ mô hình này

Chế độ thưởng có thể được áp dụng cho cả từng nhân viên và cho đội nhóm hay đội ngũ lớn, tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp:

Thưởng riêng cho từng cá nhân:

Để tính tiền thưởng cho nhân viên bán hàng dựa trên doanh số bán hàng hàng năm, nhân viên sẽ nhận được một phần trăm của tổng doanh thu mà họ đã tạo ra. Tỉ lệ phần trăm này được đặt ra từ trước, thường thông qua thỏa thuận khi ký hợp đồng lao động giữa nhân viên bán hàng và quản lý. 

Công thức tính tiền thưởng là: Thưởng hiệu suất = Tổng doanh thu x Tỷ lệ thưởng

Ví dụ: Nếu nhân viên bán hàng A tạo ra 100 triệu đồng doanh thu và tỉ lệ thưởng là 10%, thì số tiền thưởng của họ sẽ là 10 triệu đồng.

Thưởng theo đội, nhóm:

Chia thưởng cho đội, nhóm bán hàng là một cơ chế phổ biến trong các doanh nghiệp phân phối, đặc biệt khi quản lý nhân viên sales theo nhóm bán hàng. Cách tổ chức nhóm thường phụ thuộc vào lĩnh vực phân phối, có thể là theo khu vực địa lý, sản phẩm/nhóm sản phẩm hoặc kênh khách hàng. 

Khi tổ chức nhóm, KPIs doanh số thường được áp dụng chung cho toàn bộ nhóm. Và cơ chế thưởng cũng sẽ được chia cho cả đội, nhóm. Đối với cơ chế này, việc tính toán tiền thưởng cho mỗi nhân viên trong nhóm thường được thực hiện theo một công thức cụ thể.

Cơ chế chia thưởng này sẽ thúc đẩy sự hợp tác tích cực trong nhóm. Việc các thành viên hỗ trợ lẫn nhau sẽ dẫn đến doanh thu cao hơn so với việc họ làm việc độc lập.

Công thức tính: Thưởng hiệu suất làm việc = (Tổng doanh thu của nhóm x tỉ lệ phần trăm thưởng) / Tổng số thành viên trong nhóm sales

2.2. Cơ chế thưởng dựa theo tiền lương của nhân viên

Do tác động của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thưởng lớn cho nhân viên. Tuy nhiên, để đảm bảo tất cả nhân viên sales vẫn nhận được phần thưởng cuối năm, một phương án khả thi là thưởng dựa trên phần trăm (%) lương cơ bản.

  • Ưu điểm: Bảo đảm mọi nhân viên đều nhận được phần thưởng phản ánh đúng vị trí của họ.
  • Hạn chế: Không phải là cơ chế thưởng phổ biến cho đội ngũ sales, tuy nhiên vẫn có thể áp dụng trong một số trường hợp cụ thể.

Công thức tính: Tiền thưởng = Lương trung bình tháng trong năm x Phần trăm thưởng

Ví dụ: Nếu lãnh đạo quyết định thưởng 3% lương cơ bản hàng tháng, sales A với mức lương 10.000.000 vnđ/tháng sẽ được thưởng số tiền là 3% x 10.000.000 vnđ = 3.000.000 vnđ, còn nếu sales B với lương 20.000.000vnđ sẽ nhận được 6.000.000vnđ. 

Phương án này phản ánh khá chính xác năng lực và vị trí của từng nhân viên trong doanh nghiệp, đồng thời tạo sự công bằng dựa trên lương cơ bản của họ.

2.3. Cơ chế thưởng theo lợi nhuận của doanh nghiệp

Phương thức chia đều phần trăm lợi nhuận là cách thưởng phổ biến trong doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận sau khi trừ chi phí được chủ doanh nghiệp phân chia thành một phần thưởng cố định, phân phối đều cho các phòng ban. Trưởng phòng sau đó chia thưởng cho nhân viên dựa trên hiệu suất và thái độ làm việc.

  • Ưu điểm: Khuyến khích hợp tác toàn bộ công ty và đảm bảo đội sales không phải đối mặt với áp lực lớn nhất.
  • Hạn chế: Cần tính toán kỹ về phần trăm thưởng và phân phối công bằng cho từng phòng ban.

Công thức tính: Tiền thưởng = (Tổng lợi nhuận doanh nghiệp x % thưởng) / Các phòng ban

Ví dụ: Trong năm 2023, doanh nghiệp đạt lợi nhuận 100 tỷ. Chủ doanh nghiệp quyết định phân chia 10% lợi nhuận cho 5 phòng ban. Do đó, mỗi phòng ban sẽ được nhận số tiền thưởng là: (100.000.000.000 x 0,1) / 5 = 200.000.000 (vnđ) 

2.4. Cơ chế thưởng theo thâm niên làm việc

Cơ chế thưởng dựa trên thâm niên làm việc hiếm khi được áp dụng trong lĩnh vực sales nhà phân phối. Điều này phản ánh sự biến động thường xuyên trong đội ngũ sales, với nhân sự thay đổi đáng kể và tình trạng "nhảy việc" phổ biến. Đối với những nhân viên gắn bó với công ty 2-3 năm, thường đã có đủ kỹ năng để thăng chức lên làm cấp quản lý hoặc chuyển đổi vị trí.

  • Ưu điểm: Khuyến khích sự gắn bó lâu dài với công ty.
  • Hạn chế: Hiệu suất sales thường được đánh giá bằng doanh số, không phản ánh qua số năm làm việc. Những nhân viên mới có thể có hiệu suất cao hơn so với những người có thâm niên lâu năm, nhưng cũng có nguy cơ mất nhiệt huyết và thái độ tích cực của những người thâm niên. Doanh nghiệp thường chỉ sử dụng thưởng thâm niên như một yếu tố kết hợp với hiệu suất làm việc.

Công thức tính: Tiền thưởng thâm niên = Tiền lương trung bình tháng x % thâm niên 

2.5. Thưởng bằng hiện vật

Thay vì chỉ thưởng bằng tiền, Bộ Luật Lao động 2019 mở rộng phạm vi thưởng bằng hiện vật như hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, hình thức thưởng này gây tranh cãi do người lao động thường ưa chuộng tiền mặt, linh động và tiện lợi cho nhu cầu chi tiêu ngày tết.

  • Ưu điểm: Doanh nghiệp có thêm linh động trong cách thưởng, như tổ chức buổi tiệc cuối năm hoặc tăng thêm ngày nghỉ phép. Trong trường hợp sản phẩm của công ty là những đồ vật giá trị (ví dụ: Tivi, điều hòa, xe, vàng, bất động sản,..), nhân viên cũng có thể hưởng lợi.
  • Hạn chế: Hình thức thưởng này có thể gây tranh cãi vì người lao động thường kỳ vọng vào tiền mặt cuối năm để chi tiêu Tết. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ để tránh bất mãn nội bộ.

Tạm kết

Bài viết trên đây đã trình bày rất rõ ràng cách tính tiền thưởng cuối năm cho sales. StringeeX mong rằng những nội dung và thông tin trong bài viết sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng cơ chế lương, thưởng dịp cuối năm. 

Đối với các doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên sales lớn, việc tận dụng sự hỗ trợ của các phần mềm telesales trong việc tương tác với khách hàng cũng như tính toán, đo lường KPIs sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tính lương, thưởng các tháng trong năm cũng như dịp cuối năm. 

StringeeX là một giải pháp quản lý telesales tiên tiến, giúp tối ưu hóa quy trình telesales và chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp. Với đầy đủ tính năng của một tổng đài telesales chuyên nghiệp, StringeeX còn tích hợp các tính năng quản lý thông tin và dữ liệu khách hàng (mini CRM) và đo lường KPIs một cách hiệu quả. Đây là giải pháp toàn diện linh hoạt, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các doanh nghiệp mới nổi.

Liên hệ ngay với StringeeX để trải nghiệm dịch vụ tổng đài ảo thông minh miễn phí 10 ngày tại đây: