Đại diện bán hàng là một vị trí quan trọng tại nhiều doanh nghiệp. Bởi họ là những người chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, tạo ra doanh thu và duy trì mối quan hệ với các khách hàng, đối tác. Vậy đại diện bán hàng là gì? Họ có vai trò, nhiệm vụ ra sao và các kỹ năng cần là gì? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Đại diện bán hàng là gì?
Đại diện bán hàng là gì có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Vai trò của đại diện bán hàng trong doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng để thu về doanh thu. Ở Việt Nam, họ còn được gọi bằng nhiều tên khác như "nhân viên kinh doanh" hay "nhân viên bán hàng".
Đại diện bán hàng thường đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tư vấn, bán hàng, quảng bá và truyền thông, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Họ thường là thành viên trong bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp và chịu sự quản lý của Trưởng phòng kinh doanh. Công việc của đại diện bán hàng bao gồm:
- Tìm kiếm khách hàng mới và tiềm năng, tư vấn và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Chăm sóc khách hàng hiện tại để khuyến khích họ tiếp tục sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trong thời gian dài.
Với vai trò quan trọng này, đại diện bán hàng đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Vai trò, nhiệm vụ của đại diện bán hàng trong doanh nghiệp
2.1. Vai trò
Vai trò của một nhân viên bán hàng không chỉ giới hạn trong một khía cạnh là bán hàng, mà có nhiều vai trò khác nhau như: người kết nối khách hàng, một người truyền thông cho thương hiệu và người tư vấn cho ban lãnh đạo.
Dưới đây là các vai trò chính mà một đại diện bán hàng có thể đóng góp:
- Kết nối doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo sự hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Vai trò này được thể hiện qua việc phát triển hệ thống khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hàng hiện tại để mở rộng thị trường và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Thực hiện quảng bá, truyền thông và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Nhân viên bán hàng đại diện cho doanh nghiệp trong việc giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Họ chịu trách nhiệm truyền đạt thông điệp và hình ảnh của doanh nghiệp để tạo lòng tin và khuyến khích khách hàng lựa chọn mua sản phẩm. Đồng thời, họ thu thập phản hồi và đánh giá từ khách hàng để đề xuất cải tiến trong tương lai.
- Đóng vai trò tư vấn cho lãnh đạo và các phòng ban khác trong doanh nghiệp để xây dựng chiến lược kinh doanh tối ưu. Trong vai trò này, nhân viên bán hàng ghi nhận trực tiếp phản hồi từ khách hàng, từ đó đề xuất các chính sách nhằm tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Với những vai trò kể trên, nhân viên bán hàng đóng góp quan trọng trong việc xây dựng quan hệ tốt với khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ
Một nhân viên bán hàng đảm nhận nhiều trách nhiệm quan trọng, bao gồm:
- Trách nhiệm bán hàng: Trách nhiệm chính của nhân viên bán hàng là thực hiện việc bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Họ thường phải đáp ứng mục tiêu doanh số và doanh thu theo kế hoạch đã được đề ra.
- Trách nhiệm quản lý và điều hành: Nhân viên bán hàng có trách nhiệm giải quyết trực tiếp các vấn đề phát sinh từ phản hồi của khách hàng. Họ cũng thường lập báo cáo, đưa ra đánh giá và dự báo về tình hình kinh doanh tổng thể.
- Trách nhiệm tài chính: Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, nhân viên bán hàng có thể có trách nhiệm liên quan đến tài chính. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng công nghiệp, nhân viên bán hàng thường phải quản lý các khía cạnh tài chính. Đồng thời, một số doanh nghiệp yêu cầu nhân viên kinh doanh có khả năng quản lý thu chi trong khu vực được giao phó.
- Trách nhiệm về tiếp thị: Ngoài các trách nhiệm trên, nhân viên bán hàng cần thu thập thông tin về thị trường và thực hiện các kế hoạch tiếp thị sản phẩm và dịch vụ. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu về khách hàng, đối thủ và tình hình thị trường. Nhân viên bán hàng trở thành cầu nối giúp doanh nghiệp quảng bá và bán hàng hiệu quả nhất.
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhân viên bán hàng tham gia trực tiếp vào kế hoạch marketing để hiểu rõ nhu cầu của từng khách hàng và đáp ứng một cách tốt nhất.
3. Các kỹ năng cần có để trở thành đại diện bán hàng
Để trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc, không chỉ đơn thuần tập trung vào việc bán hàng tốt để đạt và vượt qua chỉ tiêu doanh số. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Để trở thành một đại diện bán hàng giỏi, hành trình bắt đầu bằng việc rèn giũa những kỹ năng quan trọng.
Dưới đây là 5 kỹ năng quan trọng nhất mà nhân viên bán hàng cần sở hữu:
3.1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình "ký hợp đồng". Qua việc giao tiếp, nhân viên đại diện bán hàng có thể truyền đạt thông tin chính xác và đầy đủ đến khách hàng, giúp họ hiểu và tin tưởng để lựa chọn mua sản phẩm.
Kỹ năng giao tiếp xuất sắc cũng giúp người bán hàng hiểu rõ nhu cầu của từng khách hàng, từ đó tư vấn và xử lý các tình huống phát sinh một cách tốt nhất.
3.2. Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng
Một nhân viên đại diện bán hàng sẽ tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau, trong đó có những khách hàng tiềm năng cần được nhận diện để tập trung đàm phán.
Khi nhận biết được khách hàng tiềm năng, đại diện bán hàng sẽ dễ dàng tiếp cận họ, giảm chi phí và thời gian trong quá trình thuyết phục và đàm phán. Việc nhận biết khách hàng tiềm năng cũng giúp tăng hiệu suất làm việc, từ đó đảm bảo doanh số cá nhân và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Kỹ năng tiếp cận và chốt đơn hàng dành cho nhân viên bán hàng
3.3. Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
Đại diện bán hàng cần có khả năng tổ chức công việc và quản lý thời gian một cách hiệu quả. Điều này đảm bảo họ có thể ưu tiên công việc quan trọng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tạo ra các kế hoạch bán hàng hiệu quả.
3.4. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Sau khi xác định được khách hàng tiềm năng, đại diện bán hàng cần sở hữu kỹ năng đàm phán và thuyết phục để mở cánh cửa của khách hàng.
Đại diện bán hàng cần ưu tiên xử lý mọi yêu cầu của khách hàng một cách khéo léo, sử dụng kiến thức chuyên môn để thuyết phục họ. Đồng thời cũng cần biết cách so sánh và đánh giá để khách hàng hiểu rõ rằng lựa chọn doanh nghiệp của chúng tôi là hoàn toàn đáng tin cậy.
3.5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Dù có kế hoạch kinh doanh đã được lên trước, thực tế luôn mang đến nhiều vấn đề. Trong những tình huống đó, đại diện bán hàng cần sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều này đòi hỏi sự nhạy bén, khả năng nhìn nhận và đánh giá vấn đề từ góc nhìn của người bán hàng.
Ví dụ, nếu một khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà nhưng đột ngột thay đổi ý kiến, nhân viên kinh doanh cần tiếp cận khách hàng một cách tế nhị và tôn trọng để tìm hiểu nguyên nhân. Sau đó, họ sẽ phân tích cho khách hàng hiểu rằng việc hủy bỏ hợp đồng sẽ gây thiệt hại như thế nào... và từ đó thuyết phục khách hàng tuân thủ theo hợp đồng đã ký. Cần tuyệt đối tránh gây hiểu lầm và tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp.
>>> Tham khảo thêm ngay: 5 bước của quy trình đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả
Tạm kết
Bài viết trên đây đã giúp các bạn đọc hiểu rõ đại diện bán hàng là gì, đồng thời cũng biết được vai trò, trách nhiệm của vị trí này. Đây là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp và cần có nhiều kỹ năng để thực hiện tốt công việc nên cần có thời gian rèn luyện để trở nên chuyên nghiệp hơn.
Một đại diện bán hàng có thể sẽ trở thành một nhân viên xuất sắc với doanh thu siêu khủng nếu có các công cụ và phần mềm hỗ trợ trong công việc. StringeeX chính là giải pháp với các tính năng thông minh hỗ trợ bán hàng đa kênh như Facebook Fanpage, Email, Hotline, Zalo OA,... giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên, tối đa hoá hiệu quả bán hàng.
Bên cạnh đó, phần mềm StringeeX còn có APIs mở, giúp nhanh chóng tích hợp với các phần mềm CRM/ERP khác như AMIS CRM, Hubspot, Salesforce… phục vụ cho việc chăm sóc và quản lý dữ liệu khách hàng các giai đoạn sau.
Đăng ký dùng thử 15 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây.