Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, Growth Marketing là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong kinh doanh, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy Growth Marketing được hiểu như thế nào và cách thực hiện Growth Marketing sao cho hiệu quả? Hãy cùng Stringee tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Growth Marketing là gì?
Growth Marketing là một phương pháp tiếp thị tăng trưởng được rất nhiều Marketer áp dụng hiện nay. Vậy Growth Marketing là gì? Hiểu đơn giản, Growth Marketing là một phương pháp tiếp cận tập trung vào việc thử nghiệm dựa trên động cơ và sở thích của khách hàng. Growth Marketing không chỉ giúp thu hút, tạo được tương tác và giữ chân khách hàng, mà còn mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Từ đó khiến họ yêu thích và tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ của một công ty.
Sau khi thuật ngữ này xuất hiện, có thể nói, Growth Marketing đã tạo được những bước tiến lớn nhờ vào những chiến lược “tăng trưởng nhanh”. Cũng nhờ đó mà các nhà phát triển doanh nghiệp có thể tối ưu được hoạt động Marketing ở nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là trên các kênh quan trọng đối với người tiêu dùng.
2. Growth Marketing khác gì so với Digital Marketing?
- Digital Marketing
Digital Marketing là hình thức tiếp thị kỹ thuật số được triển khai dựa trên các kỹ thuật để có thể nâng cao được khả năng tiếp cận tới khách hàng. Các kỹ thuật tiêu biểu có thể kể đến như: Facebook Ads, Google Ads, Tiktok Ads, Email Marketing,...
Hiện nay các công ty thường triển khai kết hợp nhiều hình thức của Digital Marketing, nhằm giúp mang lại hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, nếu không có sự theo dõi, phân tích thường xuyên và thử nghiệm trên nhiều kênh có thể dẫn đến hiệu quả không cao.
- Growth Marketing
Trong khi đó, Growth Marketing là hình thức triển khai thông qua việc thử nghiệm trên nhiều kênh và liên tục thay đổi các chiến thuật khác nhau. Điều này giúp các Marketer có thể tối ưu hóa các thử nghiệm và chọn ra phương án tốt nhất cho công ty. Không những vậy, các Growth Marketer còn có thể tăng cơ sở người dùng với mức chi phí thấp và tiết kiệm thời gian hơn qua nhiều lần thử nghiệm sáng tạo.
Growth Marketing - Tiếp thị tăng trưởng có thể là cầu nối giúp khách hàng và doanh nghiệp đến gần với nhau hơn. Nhờ đó sẽ giúp doanh nghiệp biết và hiểu được những mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn, duy trì sử dụng và muốn giới thiệu rộng rãi sản phẩm/dịch vụ của công ty đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè của họ.
3. Chiến lược Growth Marketing cốt lõi bao gồm những thành phần nào?
Tỷ lệ thu hút sự quan tâm, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ tạo niềm tin và giá trị lâu dài của khách hàng là những chỉ số quan trọng trong Growth Marketing. Dưới đây là các thành phần cốt lõi của Growth Marketing giúp đẩy mạnh tăng trưởng và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp:
3.1. A/B Testing
A/B Testing hay còn được gọi là thử nghiệm đa biến, là một trong những thành phần cốt lõi của Growth Marketing. Về cơ bản, A/B Testing là phương pháp so sánh giữa 2 hoặc nhiều thử nghiệm với nhau để xem thử cái nào sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Ví dụ như Email, Website hoặc một ứng dụng nào đó.
Nói một cách đơn giản, A/B Testing là một cuộc thử nghiệm 2 hoặc nhiều biến thể được hiển thị ngẫu nhiên cho người dùng. Sau đó phân tích thống kê sẽ được tiến hành để kết luận biến thể nào hoạt động tốt hơn, thu hút sự chú ý của khách hàng tốt hơn. Marketer sẽ tập trung tối ưu biến thể có kết quả tốt hơn để tăng hiệu quả cho chiến dịch tăng trưởng của họ.
Một lưu ý quan trọng cần nhớ đối với A/B Testing đó là chúng ta cần tập trung vào từng phân đoạn để tạo ra nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng cụ thể. Đồng thời, các Marketer cũng phải liên tục cập nhật những thử nghiệm mới để nâng cao hiệu quả tiếp thị.
3.2. Cross-Channel Marketing
Cross-Channel Marketing - Tiếp thị đa kênh, là việc tổng hợp nhiều kênh tiếp thị khác nhau để tiếp cận tới khách hàng dựa trên những sở thích của họ. Thông qua nhiều kênh tiếp thị khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, các Marketer có thể tổng hợp được hồ sơ khách hàng. Nhờ vào đó họ mà các bạn thể ứng dụng vào chiến lược cá nhân hóa giúp tăng lòng trung thành của khách hàng và mở rộng một lượng lớn khách hàng mới cho doanh nghiệp.
3.3. Customer Lifecycle
Customer Lifecycle được hiểu là vòng đời khách hàng. Đây được xem là một quá trình bao gồm tất cả các bước từ tìm hiểu, tiếp cận, chuyển đổi sản phẩm và tương tác lại của một khách hàng với một doanh nghiệp. Vòng đời khách hàng bao gồm 3 giai đoạn mà Growth Marketer cần phải chú ý đó là Activate (kích hoạt mua hàng), Nurture (Nuôi dưỡng) và Reactivate (Trung thành).
4. Cách thực hiện một chiến lược Growth Marketing hiệu quả
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Bước đầu tiên khi thực hiện bất cứ một chiến dịch Marketing nào đó chính là phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến là ai? Họ là phụ nữ hay nam giới, người lớn tuổi hay độ tuổi teen, sống ở thành thị hay nông thôn…?
Để có được những thông tin này, các bạn có thể thực hiện nghiên cứu trên Internet, trong các nhóm cộng đồng hay thông qua việc khảo sát trực tiếp khách hàng…
Xác định đúng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp các Marketer triển khai chiến dịch Marketing một cách trọng tâm nhất, hạn chế việc lãng phí thời gian và ngân sách. Từ đó mang lại một kết quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp!
Bước 2: Tìm hiểu khách hàng tiềm năng
Vì mục tiêu cốt lõi của Growth Marketing là tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng mục tiêu nên việc bạn thật hiểu biết và hiểu rõ về họ là rất quan trọng.
Bằng cách nghiên cứu về nhân khẩu học, thói quen, hành vi và mong muốn của khách hàng, các bạn có thể đưa ra được những cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả hơn với họ.
Để hiểu rõ chân dung khách hàng, bạn sẽ cần đến một công cụ giúp thu thập thông tin khách hàng từ các nguồn đổ về. Tập hợp lại và xây dựng một Customer Profile dựa trên những dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp đã nắm trong tay “chìa khoá” cho mọi chiến dịch Marketing thành công không chỉ riêng Growth Marekting.
Hotline, live-chat, mạng xã hội… đều là những nơi tập trung dữ liệu khách hàng mà doanh nghiệp bạn có thể tận dụng miễn phí.
Để có thể khai thác triệt để các kênh này, bạn cần đến sự hỗ trợ của phần mềm chăm sóc đa kênh tích hợp CRM. Phần mềm này có nhiệm vụ lưu trữ tự động, phân loại các trường thông tin khách hàng, ghi lại nội dung tương tác của khách hàng với doanh nghiệp.
Nếu bạn đang tổ chức CSKH trên các kênh như Hotline, live-chat, Zalo OA, Facebook, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm CSKH đa kênh có tích hợp CRM ngay trên phần mềm như StringeeX thay vì phải đầu tư cho 2 phần mềm riêng rẽ. Tính năng miniCRM trên StringeeX cho phép bạn:
- Quản lý liên hệ: Cho phép doanh nghiệp quản lý thông tin, lịch sử tương tác của khách hàng cá nhân.
- Quản lý công ty, doanh nghiệp: Cho phép doanh nghiệp quản lý thông tin, lịch sử tương tác cho khách hàng doanh nghiệp.
- Trường thông tin động: Cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh các trường thông tin của khách hàng và phiếu ghi.
- Import/export bằng API- Excel:Cho phép nhập/xuất dữ liệu khách hàng từ file excel. Có thể xuất báo cáo ra file excel.
- Quản lý phiếu ghi theo từng liên hệ: Theo dõi lịch sử tương tác của khách hàng.
- Phân loại Lead: Cho phép phân loại và đo lường trạng thái khách hàng theo từng kênh tuỳ nghiệp vụ của mỗi doanh nghiệp.
StringeeX không phải là một phần mềm được thiết kế chuyên sâu để làm CRM tuy nhiên tiện ích mà phần mềm này mang lại lại vô cùng đa dạng, ưu việt mà bạn không nên bỏ lỡ. Phần mềm sẽ vừa đóng vai trò là tổng đài của doanh nghiệp, đồng thời là đầu mối chăm sóc và quản lý tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều kênh khác nhau.
Hãy đăng ký dùng thử để được trải nghiệm không giới hạn tính năng trên StringeeX ngay tại đây!
Bước 4: Lựa chọn nền tảng tiếp thị phù hợp nhất
Để lựa chọn nền tảng phù hợp với đối tượng mục tiêu, các bạn cần căn cứ vào tính chất của lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm, hành vi của khách hàng như thế nào. Ngày nay, chúng ta có rất nhiều các trang Social Media được người dùng ưa chuộng như: Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok, Twitter,... Ngoài các trang mạng xã hội kể trên, các doanh nghiệp còn có thể lựa chọn Email marketing và Blog để tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
Bởi hai nền tảng này cho phép công ty của bạn toàn quyền kiểm soát các thông tin trên kênh, có thể đưa ra bất kỳ thông tin nào mà bạn muốn. Đối với Email Marketing, các bạn có thể tạo các nội dung khác nhau cho từng loại đối tượng khách hàng cụ thể để tăng hiệu quả công việc.
Bước 5: Xây dựng nội dung đánh đúng vào trái tim khách hàng
Khi đã chọn được kênh tiếp cận khách hàng phù hợp rồi thì việc xây dựng nội dung để truyền tải tới khách hàng làm sao thật thu hút lại càng quan trọng hơn. Bạn nên thử nghiệm các loại nội dung khác nhau để đánh giá hiệu quả và chọn ra nội dung phù hợp nhất.
Việc đánh giá dựa trên các số liệu của các nền tảng mạng xã hội cũng là cơ sở quan trọng để các bạn lựa chọn được nội dung tốt. Cụ thể là các chỉ số về tương tác như lượt react, lượt comment, lượt chia sẻ, lượt click và bài viết hay link, lượt xem video, số lượng tin nhắn hay đơn hàng…
Bước 6: Đánh giá thường xuyên dựa trên các công cụ đo lường
Growth Marketing rất cần phải chú trọng vào việc phân tích dữ liệu thống kê để có thể đo lường được hiệu quả chiến dịch. Chính vì vậy, các Growth Marketer phải thường xuyên cập nhật và đánh giá hiệu quả của các nội dung đã triển khai để có cái nhìn tổng thể nhất.
Không phải tất cả các phương pháp tiếp cận khách hàng đều thành công đều nhanh chóng tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bạn sẽ cần phải kiểm tra để đánh giá và nhìn ra được những điểm phù hợp, những điểm không phù hợp của chiến dịch để có sự điều chỉnh kịp thời.
Tạm kết
Như vậy, bài viết đã đưa ra cho bạn đọc các thông tin rất đầy đủ và chi tiết về Growth Marketing. Stringee hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích và góp phần giúp các Marketer áp dụng được vào công việc phát triển hoạt động tiếp thị cho doanh nghiệp.