Hiện nay, rất nhiều nhà hàng đã áp dụng các kịch bản chatbot để hỗ trợ và tư vấn khách hàng. Điều này không chỉ giúp khách hàng chủ động trong việc đặt bàn mà còn giúp nhà hàng ước tính được lượng khách hàng tại từng thời điểm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng StringeeX khám phá kho kịch bản chatbot nhà hàng chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí nhé!

1. Kịch bản chatbot nhà hàng là gì?

Kịch bản chatbot cho nhà hàng là một dạng kịch bản tin nhắn được thiết kế để chatbot có thể tự động hóa các cuộc trò chuyện với khách hàng, từ đó hỗ trợ họ trong việc đặt bàn, cung cấp thông tin về thực đơn, giải đáp các câu hỏi thường gặp, và thực hiện các yêu cầu khác của khách hàng. 

Dưới đây là một ví dụ về các bước cơ bản trong kịch bản chatbot cho nhà hàng:

  • Chào mừng và nhận dạng nhu cầu: Chatbot chào mừng khách hàng và hỏi họ cần trợ giúp về vấn đề gì, ví dụ: đặt bàn, xem thực đơn, hỏi thông tin về giờ mở cửa, hoặc các câu hỏi khác.
  • Đặt bàn: Nếu khách hàng muốn đặt bàn, chatbot sẽ yêu cầu các thông tin cần thiết như số người, ngày giờ đặt bàn. Chatbot có thể liên kết với hệ thống đặt bàn để xác nhận ngay lập tức hoặc thông báo nếu không có bàn trống.
  • Thông tin thực đơn: Chatbot cung cấp thông tin về các món ăn, thức uống, và có thể đưa ra gợi ý dựa trên sở thích hoặc yêu cầu đặc biệt của khách hàng (như thực đơn cho người ăn chay, lựa chọn ít calo).
  • Cập nhật và thông báo: Chatbot cập nhật cho khách hàng về các sự kiện đặc biệt, khuyến mãi hoặc thay đổi về thực đơn.
  • Giải đáp thắc mắc: Chatbot trả lời các câu hỏi thường gặp về địa chỉ nhà hàng, giờ mở cửa, chính sách dị ứng thực phẩm, và các tiện ích khác như Wifi miễn phí, chỗ đậu xe.
  • Hỗ trợ khách hàng: Chatbot cung cấp các tùy chọn để khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên nhà hàng khi cần hỗ trợ thêm hoặc khi có vấn đề phức tạp hơn cần được giải quyết.
  • Kết thúc cuộc trò chuyện: Chatbot kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch thiệp, khuyến khích khách hàng ghé thăm nhà hàng và cảm ơn họ đã sử dụng dịch vụ.

Xem thêm: Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng phổ biến, dễ dùng nhất

2. Tổng hợp các mẫu kịch bản chatbot nhà hàng chuyên nghiệp

2.1. Mẫu kịch bản chatbot nhà hàng chào khách hàng mới

Việc gửi lời chào và giới thiệu rõ ràng, thu hút về thực đơn của nhà hàng đối với khách hàng mới là vô cùng quan trọng. Những vị khách này có thể chưa từng nghe tới nhà hàng của bạn hoặc không biết những món ăn đặc trưng mà bạn cung cấp. Do đó, một giới thiệu hấp dẫn và toàn diện về menu sẽ là bước đầu tiên thiết yếu để thu hút họ.

Khi xây dựng kịch bản để chào mừng khách hàng mới, bạn cần chú trọng tới việc sắp xếp nội dung một cách logic và hấp dẫn để xây dựng niềm tin và thu hút sự quan tâm của họ. Các thông tin nêu bật về menu và thương hiệu của quán ăn hoặc nhà hàng của bạn là không thể thiếu.

Để tạo ấn tượng ban đầu tích cực, câu chào đầu tiên trong mẫu kịch bản chào khách hàng mới nên chứa lời chào thân thiện và mời gọi, ví dụ: “Chào mừng quý khách đã đến với [tên nhà hàng], nơi quý vị sẽ trải nghiệm những hương vị tuyệt vời không thể tìm thấy ở nơi nào khác.”

2.2. Mẫu kịch bản chatbot tư vấn khách hàng cho nhà hàng

Mẫu kịch bản chatbot này rất được ưa chuộng bởi các nhà hàng và quán ăn bởi nó không chỉ giúp tiết kiệm chi phí nhân sự mà còn có thể tăng tỷ lệ khách hàng đặt bàn. Để tối ưu hiệu quả, bạn nên thiết lập kịch bản tư vấn khách hàng dựa trên hành trình tìm kiếm của họ.

Chẳng hạn, bạn có thể chia menu lẩu thành hai phần: “Tiệc lẩu” và “Tiệc nướng”. Mỗi phần sau đó sẽ được mô tả cụ thể hơn với hình ảnh và thông tin chi tiết, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn món ăn phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ.

2.3. Mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng cho nhà hàng

Trong ngành dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh nhà hàng và quán ăn, việc chăm sóc khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ tự động vào các hoạt động trả lời tin nhắn và chăm sóc khách hàng hàng ngày đang ngày càng phổ biến và hiệu quả.

Phần mềm chat.nhanh.vn mang đến giải pháp cho phép nhà hàng và quán ăn của bạn chăm sóc khách hàng một cách tự động, linh hoạt và hiệu quả. Sử dụng phần mềm này không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn giảm bớt chi phí nhân sự cần thiết để trực tiếp quản lý các trang trực tuyến.

Dưới đây là mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng rất được ưa chuộng trong ngành nhà hàng và quán ăn, mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp của mình để tối ưu hóa sự hài lòng của khách hàng.

2.4. Mẫu kịch bản chatbot nhà hàng thông báo chương trình ưu đãi

Mẫu kịch bản chatbot này thường được sử dụng vào các dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán, Giáng Sinh, Black Friday, Trung Thu, Valentine,... Đây là những thời điểm lý tưởng để nhà hàng hoặc quán ăn của bạn triển khai các chiến dịch khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng đến trải nghiệm dịch vụ.

Khi sử dụng Chatbot, phần mềm này cho phép bạn thiết lập nhiều kịch bản tư vấn khuyến mãi đa dạng. Các hình thức có thể bao gồm quay số trúng thưởng, trả lời câu hỏi để nhận voucher giảm giá lớn, lên tới 100.000 đồng, 200.000 đồng,... 

Tùy theo chiến lược của doanh nghiệp, bạn có thể cung cấp các phần quà và chương trình khuyến mãi hấp dẫn để kích thích khách hàng ghé thăm. Một chương trình khuyến mãi lớn sẽ càng tăng khả năng thu hút khách hàng đến với nhà hàng hoặc quán ăn của bạn.

Tham khảo thêm: 10 ý tưởng Marketing nhà hàng giúp thu hút nhiều khách hàng hơn

3. Những lưu ý khi xây dựng kịch bản chatbot cho nhà hàng

Vậy khi lên kịch bản chatbot cần chú ý những gì? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết khi xây dựng nội dung kịch bản chatbot cho nhà hàng:

3.1. Xác định nội dung cho chatbot

Khi phát triển chatbot cho nhà hàng hoặc quán ăn của bạn, điều quan trọng là xác định rõ ràng những nội dung mà bạn muốn truyền đạt. Bắt đầu bằng cách phân tích trải nghiệm thực tế của khách hàng và những món ăn đặc trưng của quán bạn. 

Bên cạnh đó, việc tích hợp các câu hỏi thường gặp của khách hàng vào chatbot sẽ giúp tối ưu hóa việc khoanh vùng nội dung hiệu quả. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo mỗi thông tin bạn cung cấp qua chatbot phải thực sự mang lại giá trị cho khách hàng, hướng tới nâng cao trải nghiệm của họ.

3.2. Thấu hiểu khách hàng của mình

Việc đặt mình vào vị trí của khách hàng là bước không thể thiếu khi thiết kế chatbot cho ngành ẩm thực. Hãy tự hỏi những câu hỏi mà khách hàng có thể đặt ra, như họ sẽ quan tâm đến món ăn nào, có những lựa chọn nào phù hợp, hay mức giá và các gói combo ra sao? Ngoài ra, việc sử dụng ngôn từ đơn giản, lịch sự và chuyên nghiệp sẽ tạo ra sự gần gũi và dễ chịu cho khách hàng khi họ tương tác với chatbot, giúp họ cảm thấy được quan tâm và trân trọng.

3.3. Thiết lập tính cách cho chatbot

Trong lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng và quán ăn, việc tạo dựng một tính cách thân thiện và phù hợp cho Chatbot là rất quan trọng. Bạn có thể thiết kế nội dung chatbot với nhiều phong cách khác nhau để thử nghiệm xem cái nào hiệu quả nhất. Ví dụ, sử dụng ngôn ngữ trẻ trung cho các quán ăn nhắm đến giới trẻ, trong khi nhà hàng cao cấp nên chọn lối nói trang trọng và lịch sự để thu hút khách hàng thượng lưu.

Thiết lập tính cách phù hợp cho chatbot không chỉ cải thiện trải nghiệm khách hàng mà còn giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị.

3.4. Kết hợp với người thật trong quá trình tương tác với khách hàng

Dù chatbot rất hiệu quả trong việc tự động hóa các tương tác cơ bản, nhưng sự phối hợp với nhân viên thực vẫn cần thiết để đáp ứng các nhu cầu phức tạp của khách hàng. Việc bổ sung một tùy chọn để "liên hệ tư vấn trực tiếp" sẽ đảm bảo rằng các vấn đề kỹ thuật hay thắc mắc phức tạp hơn được giải quyết mượt mà, giúp duy trì sự liền mạch trong dịch vụ đặt bàn.

3.5. Quảng bá chatbot của nhà hàng

Để khách hàng biết rằng họ đang tương tác với một chatbot có thể làm họ cảm thấy thoải mái hơn khi tìm hiểu thông tin, so sánh giá cả, hoặc khi chưa sẵn sàng đặt bàn. Thông báo cho khách hàng về khả năng này không chỉ nâng cao sự minh bạch mà còn giúp xây dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng tiềm năng. 

Hãy đảm bảo rằng khách hàng biết về các tính năng của chatbot, như đặt bàn hoặc thông tin về các món mới, để thu hút sự quan tâm và tăng tương tác.

Tham khảo thêm: 5 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết, từ A - Z

Tạm kết

Bài viết trên đây đã tổng hợp và gợi ý cho bạn đọc một số mẫu kịch bản chatbot nhà hàng trong các tình huống phổ biến nhất. StringeeX mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ góp phần giúp quý doanh nghiệp triển khai hiệu quả hoạt động hỗ trợ và chăm sóc khách hàng qua chatbot.

Với những nhà hàng, quán ăn có lượng khách hàng lớn, việc tận dụng sự hỗ trợ của các phần mềm CSKH chuyên biệt là điều cần thiết. Quý doanh nghiệp có thể tham khảo StringeeX - giải pháp phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, hỗ trợ cải thiện trải nghiệm của khách hàng, xây dựng thương hiệu và tạo sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp. 

Với một giải pháp tổng đài chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp như StringeeX, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình chăm sóc khách hàng, quản lý hiệu quả nhà hàng và tối đa hóa lợi nhuận. Dưới đây là một số tính năng mà StringeeX mang lại:

  • Gọi ra ngay trên giao diện CRM với đầy đủ thông tin khách hàng chỉ với 1 click, thuận tiện cho việc: Đặt bàn, tư vấn gọi món, liên hệ tặng ưu đãi, giải đáp khiếu nại, CSKH sau khi trải nghiệm tại nhà hàng…
  • Phân chia tự động cuộc gọi tới nhân viên phụ trách
  • Hệ thống tiket thông minh giúp lưu trữ thông tin về lịch sử tương tác khách hàng, file ghi âm, ghi chú, nhắc lịch gọi lại…
  • Gửi SMS/email/gọi tự động nhắc lịch hẹn, liên hệ tặng ưu đãi cho khách cũ và khảo sát ý kiến khách hàng
  • Có file ghi âm tất cả cuộc gọi, tạo, chỉnh sửa và quản lý thông tin thẻ liệu trình của khách hàng 
  • Quản lý lịch sử cuộc gọi, báo cáo chi tiết tổng quan giúp đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ 
  • Tích hợp được với phần mềm CRM sẵn có giúp đồng bộ thông tin khách hàng gọi đến với hệ thống quản lý thông tin khách hàng.

Đăng ký dùng thử miễn phí 10 ngày tại đây để trải nghiệm: