Bạn đam mê thời trang và yêu thích kinh doanh? Bạn vẫn luôn ấp ủ mở shop quần áo của riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Mở shop quần áo cần chuẩn bị những gì, cần bao nhiêu vốn…? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu ngay tất tần tật kinh nghiệm mở shop quần áo cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tiềm năng của ngành kinh doanh thời trang hiện nay

Thời trang hiện nay là một trong những ngành kinh doanh lớn với nhu cầu và xu hướng thay đổi liên tục. Thời trang là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người với đa dạng sản phẩm, phong cách và độ tuổi khác nhau. Vì vậy, rất nhiều người lựa chọn thời trang làm lĩnh vực khởi nghiệp.

Tuy nhiên, nhu cầu lớn nhưng nguồn cung cũng rất lớn. Do vậy, việc xác định rõ phong cách cửa hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là điều cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi sự sáng tạo, khác biệt và chỉn chu để có thể cạnh tranh được trong ngành này.

2. Kinh nghiệm mở shop quần áo cho người mới bắt đầu

Với sự cạnh tranh khốc liệt của ngành thời trang, bạn cần thuộc nằm lòng những kinh nghiệm mở shop quần áo cho người mới bắt đầu dưới đây để có thể đứng vững trong thị trường:

2.1. Phác thảo ý tưởng kinh doanh của shop quần áo

Theo kinh nghiệm mở shop quần áo của rất nhiều người đi trước, đầu tiên chủ cửa hàng cần phác thảo được ý tưởng kinh doanh của mình. Bản phác thảo này cần cụ thể, chi tiết và làm rõ được hai yếu tố sau:

  • Xác định phong cách thời trang: Phong cách thời trang đóng vai trò quan trọng vì cửa hàng không chỉ bán sản phẩm, mà còn mang đến phong cách cho khách hàng. Bạn cần cân nhắc phong cách mà shop của bạn sẽ hướng tới là gì, mạnh mẽ, sang trọng, năng động hoặc nữ tính.
  • Đặt tên cho cửa hàng: Việc đặt tên cửa hàng cũng quan trọng. Hầu hết, nhà đầu tư thường chọn dựa trên sở thích, nhưng tên cần đảm bảo tên ngắn, dễ nhớ và không trùng lặp với cửa hàng khác để tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trực tuyến trên các nền tảng như Google, Facebook và Instagram.

2.2. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho shop quần áo 

Bản phác thảo sẽ giúp bạn định hình được phong cách và tên của cửa hàng. Bước quan trọng tiếp theo chính là lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho shop quần áo của mình. 

Từ chia sẻ kinh nghiệm mở shop quần áo của những người trong ngành, dưới đây là những bước bạn cần làm trong bản kế hoạch kinh doanh của mình:

  • Xác định mô hình kinh doanh cho shop quần áo

Định hình mô hình kinh doanh là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình lập kế hoạch cho cửa hàng quần áo. Chọn mô hình kinh doanh phù hợp giúp xác định đối tượng khách hàng và phát triển chiến lược thu hút họ.

Trong thị trường, có nhiều lựa chọn mô hình kinh doanh quần áo như: bán lẻ, bán buôn, kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và còn nhiều loại khác nhau dựa trên sản phẩm như thời trang nhập khẩu, xuất khẩu, may sẵn, hoặc thời trang thiết kế.

  • Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Rất nhiều bạn trẻ lựa chọn kinh doanh vì đam mê và nhập hàng dựa theo sở thích và gu thẩm mỹ cá nhân. Cách làm này khá phổ biến nhưng có thể khả năng thành công sẽ thấp. Do vậy, các chủ shop cần nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh thật kỹ để đưa ra những phương án tốt nhất cho mình.

Dưới đây là các bước nghiên cứu thị trường bạn không thể bỏ qua:

  • Phân tích mô hình kinh doanh: Xem xét các mô hình kinh doanh hiện có, cả offline và online, mẫu mã, thể loại, và xu hướng thời trang.
  • Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng: Hiểu sở thích và thói quen mua sắm của người Việt Nam cũng như tiềm năng thị trường thời trang trong nước.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Phân tích giá cả, thế mạnh của đối thủ, điểm yếu, nguyên nhân thành công hoặc thất bại của họ và rút ra kinh nghiệm từ đó.
  • Cuối cùng, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro cho cửa hàng của mình, xem xét mô hình cạnh tranh, kênh phân phối và tiếp thị và xây dựng lợi thế cạnh tranh lâu dài.
  • Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm người mà cửa hàng quần áo hướng đến trong các hoạt động tiếp thị và bán hàng. 

Đa dạng hóa tập khách hàng mục tiêu thường là điều tham vọng khi bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, nếu quá tham lam, cố gắng phục vụ quá nhiều đối tượng khách hàng cùng lúc thì có thể dẫn đến việc cửa hàng không thể tập trung vào bất kỳ đối tượng nào và quản lý kém hiệu quả. 

Do vậy, cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai, dựa trên các thông tin như: độ tuổi, giới tính, khu vực, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích, hành vi…

  • Hoạch định chi phí và phân bổ ngân sách kinh doanh

Xác định chi phí là bước quan trọng trong lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng quần áo. Bạn chỉ nên dùng 50% số vốn có để nhập hàng lần đầu, nhằm tránh rủi ro không cần thiết khi mở cửa hàng quần áo. Hãy nhớ luôn cần giữ một phần vốn dự phòng để đối phó với các tình huống bất ngờ.

Dưới đây là những chi phí cần có nếu bạn muốn mở shop quần áo:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Thông thường, bạn sẽ phải đóng tiền thuê nhà ít nhất là 3 đến 6 tháng với mức giá trong khoảng từ khoảng 5 đến 15 triệu đồng/tháng hoặc hơn tuỳ vào vị trí bạn lựa chọn. Khi mới bắt đầu, bạn có thể lựa chọn kinh doanh online trước, sau khi đã có nguồn vốn ổn định hơn thì mới chuyển sang bán offline.
  • Chi phí nhập hàng: Chi phí nhập hàng sẽ chiếm khoảng 60 - 70% tổng số vốn mở quán của bạn.
  • Chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng: Các chi phí bao gồm sơn sửa, biển hiệu, cửa kính, giá đỡ, móc treo, tủ kệ, đèn, quạt, máy lạnh, ma nơ canh, gương… thường vào khoảng 20-30 triệu đồng hoặc ít hơn/nhiều hơn tuỳ vào mong muốn của bạn. 
  • Chi phí mua sắm thiết bị: Phần mềm quản lý cửa hàng thời trang có chi phí xấp xỉ 4 triệu đồng, và các thiết bị phần cứng như máy in hóa đơn và máy quét mã vạch có giá khoảng 3 triệu đồng.
  • Chi phí thuê nhân viên: Chi phí thuê nhân viên khoảng 4-5 triệu/người làm parttime, 8-10 triệu/người làm fulltime.
  • Chi phí quảng cáo, Marketing: Chi phí Marketing có thể rơi vào 10-15% tổng số vốn của bạn.

Tham khảo thêm ngay: Các tips để mở shop bán hàng online mang lại lợi nhuận tối đa

  • Tìm nguồn nhập hàng uy tín, ổn định và giá cả hợp lý

Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, giá tốt là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của shop quần áo. Một số nguồn hàng phổ biến cho shop quần áo bao gồm:

  • Tự thiết kế các sản phẩm của mình
  • Nhập hàng từ Trung Quốc
  • Nhập hàng tại xưởng may Việt Nam
  • Nhập hàng từ mối sỉ trong nước

2.3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Vị trí của cửa hàng quần áo có tác động trực tiếp đến hiệu suất kinh doanh của shop quần áo. Do đó, khi lập kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng quần áo, việc chọn vị trí bán hàng phù hợp với mục tiêu là quyết định quan trọng.

Dưới đây là những lời khuyên từ kinh nghiệm mở shop quần áo của người trong ngành dành cho bạn:

  • Vị trí shop quần áo nên ở các khu trung tâm buôn bán hoặc khu đông dân cư để có nhiều cơ hội buôn bán hơn.
  • Lựa chọn địa điểm mở shop có cơ sở hạ tầng tốt để tránh phải tốn chi phí sửa nhiều.

2.4. Thiết kế và trang trí shop quần áo 

Thiết kế cửa hàng là một phần quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh quần áo. Kinh nghiệm của những người đã thành công trong lĩnh vực này cho rằng, khách hàng thường quyết định bước vào cửa hàng không chỉ dựa trên quảng cáo trực tuyến hay trưng bày sản phẩm mà còn do thiết kế không gian cửa hàng. 

Các cửa hàng được thiết kế đẹp và hài hòa thường dễ thu hút khách hàng và tạo được ấn tượng tích cực.

Các yếu tố bạn cần quan tâm như: mặt bằng, nội thất, các thiết bị cần thiết, màu sắc…

2.5. Kinh nghiệm mở shop quần áo - Khai trương shop 

Khi chuẩn bị khai trương shop quần áo, các chủ shop cần đặc biệt quan tâm đến những yếu tố sau đây:

  • Lựa chọn thời gian thích hợp để khai trương
  • Lên kế hoạch các chương trình thu hút khách hàng đến với buổi lễ khai trương: quảng cáo Facebook, TikTok, Instagram, Google, phát tờ rơi…
  • Tạo các chương trình ưu đãi, quà tặng hấp dẫn

3. Những lưu ý cần nhớ khi mở shop quần áo 

Việc học hỏi kinh nghiệm mở shop quần áo từ những người đi trước có thể giúp bạn giảm thiểu những rủi ro và tăng khả năng thành công hơn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ:

  • Để kinh doanh quần áo hiệu quả, hãy tránh hàng tồn và hàng lỗi mốt, vì chúng gây khó khăn cho việc quản lý vốn. Thay vào đó, nhập hàng theo từng đợt để thăm dò thị trường và cập nhật sản phẩm theo mùa.
  • Khi hàng đầu tiên bán hết một phần, hãy mạnh dạn tổ chức chương trình sale để giải phóng tồn kho và nhập hàng mới.
  • Luôn giữ giá trung bình cạnh tranh và tránh áp dụng chiêu sale giả. Thay vì tạo giảm giá giả, hãy tặng kèm sản phẩm có giá trị sử dụng.
  • Nắm rõ đối thủ và không ép buộc khách hàng mua hàng. Hãy nhiệt tình hỗ trợ khách hàng trong việc chọn sản phẩm.
  • Kinh doanh quần áo đòi hỏi nắm vững lĩnh vực và sẵn sàng đối mặt với rủi ro, đặc biệt trong những thời kỳ khó khăn.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn xây dựng kịch bản chatbot thời trang tăng tỉ lệ chuyển đổi

Tạm kết

Bài viết trên đây đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm mở shop quần áo dành cho các bạn mới bắt đầu. Với những chủ shop mong muốn xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp ngay từ đầu thì có có thể tận dụng sự hỗ trợ của các phần mềm CSKH phổ biến hiện nay. 

Các chủ shop có thể tham khảo StringeeX - một phần mềm tổng đài CSKH đa kênh, cho phép doanh nghiệp triển khai và quản lý tất cả các kênh CSKH trên một nền tảng duy nhất.

Với StringeeX, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập các cuộc gọi tự động để thông báo xác nhận đơn hàng, tình trạng giao hàng, hoặc để liên hệ với nhân viên xử lý khiếu nại của khách hàng. Tất cả thông tin liên quan đến cuộc gọi, bao gồm cả file ghi âm, thông tin khách hàng và lịch sử liên hệ, được lưu trữ trong phiếu ghi riêng biệt với mã ID để dễ dàng tra cứu và quản lý.

Hơn nữa, StringeeX cung cấp tính năng tích hợp CRM hoặc tích hợp với CRM của bên thứ ba, giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu quá trình chăm sóc khách hàng.

Để nhận tư vấn chi tiết về phần mềm, StringeeX mời bạn đăng ký TẠI ĐÂY.