Mua sắm trực tuyến đã thu hút được sự chú ý tối đa của mọi người trên toàn thế giới nên sẽ chẳng ngạc nhiên nếu đến năm 2023, mua hàng bán lẻ thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng từ 14,1% lên 22%. Với cửa hàng online, bạn có thể tiếp cận nhiều đối tượng trên toàn cầu và tạo ra nhiều doanh thu hơn.
Nếu bạn gặp khó khăn khi thiết lập cửa hàng trực tuyến từ đầu, chúng tôi sẵn sàng trợ giúp bạn tổng hợp những tips mở shop bán hàng online đơn giản và tiết kiệm chi phí trong bài viết này.
1. Tiềm năng mở shop bán hàng online ngày nay
Sự phổ biến của internet đã san bằng mọi sân chơi bán lẻ, giúp các cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng bán sản phẩm mà không bị giới hạn về mặt địa lý. Theo nguồn thông tin thương mại điện tử Internet Retailer, vào năm 2020, doanh số bán hàng thương mại điện tử của Hoa Kỳ, nhận được sự thúc đẩy do đại dịch COVID-19, đã tăng 44% và chiếm hơn 21% tổng doanh số bán lẻ.
Trong thế giới định hướng đến sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp nhỏ hay các cá nhân bán hàng cần cho thấy sự hiện diện mạnh mẽ để duy trì tính cạnh tranh và mở ra những cơ hội mới. Tương lai của mua sắm online phụ thuộc vào các chuyên gia hiểu biết, những người có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm ảo hấp dẫn, được cá nhân hóa cho người tiêu dùng. Những người bước vào sự nghiệp mở shop bán hàng online phải áp dụng các công cụ và công nghệ kỹ thuật số mới nhất - chẳng hạn như phân tích dữ liệu - để đáp ứng nhu cầu của người mua sắm trực tuyến ngày nay.
2. Lợi ích của việc mở shop bán hàng online
2.1 Cơ hội mua sắm 24/7
Con người ngày nay có lịch trình bận rộn và người ta chỉ có thời gian để mua sắm vào buổi tối hay những ngày nghỉ. Điều này sẽ khiến các store lãng phí nguồn nhân lực vào những khung giờ vắng và phải tăng cường làm việc vào buổi tối, thậm chí là ngày lễ. Việc mở shop bán hàng online đảm bảo mọi người có thể mua sản phẩm của bạn bất kể thời gian. Trong khi khách hàng thực hiện mua hàng, bạn không cần phải có mặt vì nền tảng thương mại điện tử sẽ xử lý tất cả.
2.2. Tăng phạm vi tiếp cận và mở rộng thị trường
Đưa doanh nghiệp lên internet sẽ loại bỏ các rào cản mua sắm liên quan đến địa lý, điều đó có nghĩa là khách hàng có thể tiếp cận bạn dù họ ở bất kỳ nơi nào. Với lượng đối tượng tiềm năng toàn cầu trong tầm tay, bạn có thể khai thác các thị trường mới và mở rộng phạm vi tiếp cận cũng như cơ sở khách hàng của mình theo cấp số nhân.
2.3. Tiết kiệm chi phí
So với bán tại cửa hàng trực tiếp truyền thống, việc duy trì một cửa hàng trực tuyến thường có có chi phí thấp hơn. Bạn có thể tiết kiệm các chi phí như tiền thuê địa điểm, tiền thi công setup, lương nhân viên,... điều này cho phép bạn đưa ra mức giá cạnh tranh với khách hàng, đồng thời cải thiện lợi nhuận của mình một cách đáng kể.
2.4. Khả năng thu thập dữ liệu và phân tích cho các quyết định kinh doanh
Mở shop bán hàng online sẽ cung cấp dữ liệu và các phân tích có giá trị giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích và thói quen mua hàng của khách hàng. Bằng cách phân tích dữ liệu này, bạn có thể đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt, điều chỉnh chiến lược marketing cho phù hợp và tối ưu hóa việc cung cấp sản phẩm của mình để có kết quả tốt hơn.
Vì vậy, nếu muốn biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, bạn có thể kiểm tra số liệu phân tích để xác định các sản phẩm bán chạy nhất, giảm số giỏ hàng bị lãng quên và các hành động liên quan khác để tối ưu hóa bộ máy hoạt động của mình.
Có thể bạn quan tâm
>> 5 cách tìm data khách hàng siêu chất lượng
>> Những cách thu thập thông tin khách hàng hiệu quả
2.5. Cá nhân hóa và tương tác với khách hàng
Với cửa hàng online, bạn có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng một cách tối ưu. Sử dụng dữ liệu khách hàng để giới thiệu các sản phẩm có liên quan, gửi ưu đãi được cá nhân hóa và thu hút khách hàng bằng nội dung được nhắm mục tiêu thông qua các kênh trực tuyến. Với điều này, bạn có thể tạo ra cảm giác kết nối và thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu.
3. 4 mẹo mở shop bán hàng online hiệu quả
3.1. Xác định doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu
Mở shop bán hàng online bắt đầu bằng cách xác định định vị thương hiệu cũng như xác định đối tượng mục tiêu của bạn. Ví dụ: nếu lĩnh vực của bạn là thể dục, bạn sẽ dễ dàng xác định đối tượng mục tiêu: những người đam mê tập gym, rèn luyện sức khỏe,... Hiểu được nhu cầu của đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ xác định được sản phẩm cần bán, chiến lược marketing và xây dựng nhận diện thương hiệu tổng thể.
Tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về sở thích, hành vi và điểm yếu của khách hàng. Điều này giúp bạn xác định các sản phẩm gây được ấn tượng đặc biệt với khách hàng của mình.
3.2. Chọn nền tảng thương mại điện tử hoặc kênh bán hàng phù hợp
Có đa dạng nền tảng bán hàng online để bạn thiết lập cửa hàng, chẳng hạn như các thị trường trực tuyến TikTok, Shopee,... hay các mạng xã hội như Facebook, Instagram,... và cả website của riêng bạn. Nhưng làm thế nào để bạn biết đâu là nền tảng phù hợp với mình và doanh nghiệp?
Xem xét các yếu tố như tính dễ sử dụng, tùy chọn thanh toán, khả năng tùy chỉnh và khả năng mở rộng. Hợp tác với nhà cung cấp nền tảng uy tín phù hợp với yêu cầu kinh doanh của bạn và cung cấp các tính năng thân thiện với người dùng để mang lại trải nghiệm mua sắm tối ưu cho khách hàng là điều bạn cần quan tâm.
3.3. Lập kế hoạch và sắp xếp danh mục sản phẩm
Dù là bán hàng theo chuỗi doanh nghiệp hay theo thương hiệu cá nhân, việc lập kế hoạch và lên danh mục sản phẩm cần được ưu tiên hơn bao giờ hết. Dưới đây là một vài việc bạn có thể làm với doanh nghiệp của mình:
- Phân loại sản phẩm một cách hợp lý cũng như sử dụng tiêu đề và mô tả sản phẩm rõ ràng và súc tích.
- Triển khai các tùy chọn lọc và sắp xếp hiệu quả để giúp khách hàng tìm thấy những gì họ mong muốn một cách nhanh chóng.
- Sử dụng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao và thông số kỹ thuật chi tiết để giúp bạn nâng cao niềm tin của khách hàng và thúc đẩy chuyển đổi.
3.4. Thiết kế cửa hàng trực tuyến của bạn
Thiết kế cửa hàng trực tuyến của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Bạn cần có bố cục rõ ràng và trực quan để bổ sung cho hình ảnh thương hiệu của mình, bên cạnh đó cần làm nổi bật các danh mục sản phẩm chính và ưu đãi để khuyến khích khách truy cập khám phá thêm.
Hãy đảm bảo giao diện của cửa hàng kinh doanh online đồng nhất với nhau trên mọi nền tảng.
Tạm kết
Mở shop bán hàng online là một ý tưởng mà những ai có ý định bán hàng với mức chi phí thấp nhưng vẫn tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng tối đa nên cân nhắc.
Để có thể quản lý data khách hàng khi thực hiện bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp sẽ cần những công cụ hỗ trợ đắc lực. StringeeX chính là lựa chọn tối ưu với các phần mềm cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng đa kênh như Facebook Fanpage, Email, Hotline, Zalo OA,... nhằm giúp doanh nghiệp tăng tính tương tác với khách hàng, từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên các kênh.
Với StringeeX, các doanh nghiệp kinh doanh online hoàn toàn có thể thiết lập các chiến dịch gọi ra tự động nhằm thông báo xác nhận đơn hàng, tình trạng giao hàng hay cho nhân viên liên hệ chăm sóc, xử lý các khiếu nại của khách hàng. Thông tin về các cuộc gọi này bao gồm file ghi âm, thông tin khách hàng, lịch sử liên hệ đều được lưu lại trong từng phiếu ghi và có mã ID để tiện tra cứu, quản lý.
Bên cạnh đó, Các doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng CRM ngay trên phần mềm hoặc tích hợp StringeeX với CRM của bên thứ ba để vừa tiết kiệm chi phí vừa thuận tiện cho quá trình chăm sóc khách hàng.
Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây.