Mô hình AISAS có lẽ không còn xa lạ gì với những người làm Marketing nữa. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể khai thác và sử dụng mô hình AISAS một cách hiệu quả trong các hoạt động Marketing và bán hàng của mình. Vì vậy, hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình AISAS trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Mô hình AISAS là gì?

Mô hình AISAS là mô hình được sử dụng nhằm giúp giải thích và phân tích hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số internet như hiện nay. 

Cụ thể, AISAS là viết tắt của 5 yếu tố sau:

  • Attention (Gây sự chú ý)
  • Interest (Tạo ấn tượng)
  • Search (Tra cứu tìm kiếm thông tin)
  • Action (Hành động)
  • Share (Chia sẻ)

Mô hình AISAS mô tả chi tiết quá trình từ khi người dùng tiếp nhận thông tin về sản phẩm/dịch vụ cho đến khi họ mua, sử dụng sản phẩm/dịch vụ và chia sẻ với nhiều người khác. 

Từ việc phân tích kỹ càng mô hình này, các doanh nghiệp sẽ hiểu một cách sâu sắc tâm lý, hành vi của người tiêu dùng, từ đó có thể thực hiện các chiến lược Marketing và bán hàng nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi. 

Mô hình này đồng thời cũng mang lại hiệu quả cao trong việc phản hồi và truyền đạt thông tin của thương hiệu tới một cách ngẫu nhiên những người xung quanh, mà còn đồng thời.

>>> Tham khảo thêm: AIDA và 05 điều cần biết về công thức Marketing phổ biến nhất mọi thời đại

2. Mô hình AISAS được áp dụng trong Marketing và bán hàng như thế nào?

Mô hình AISAS bao gồm có 5 bước chính đó là: Attention (thu hút sự chú ý), Interest (tạo dấu ấn), Search (tìm kiếm thông tin), Action (hành động), và Share (chia sẻ). Và ở mỗi bước, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ và phương pháp tiếp thị phù hợp với tâm lý của người dùng khác nhau. 

2.1. Attention - Thu hút sự chú ý 

Attention là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự nhận biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì vậy, giai đoạn đầu tiên của bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào là thu hút sự chú ý của càng nhiều người càng tốt. 

Để đạt được điều này, bạn cần triển khai các hoạt động để tạo ra sự chú ý từ khách hàng như viết bài PR, seeding trực tuyến, tạo banner, quảng cáo trên mạng xã hội, truyền thanh, truyền hình, và TVC…

Tuy nhiên, khi sản phẩm hoặc dịch vụ mới xuất hiện, các doanh nghiệp nên lưu ý tiếp nhận cả phản hồi tích cực và tiêu cực từ người dùng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì đây chính là những thông tin vô cùng hữu ích và thực tế để công ty có những điều chỉnh phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ để phù hợp với phần lớn người tiêu dùng.

Trong quá trình tiếp theo, bạn có thể tận dụng và chuyển hóa cảm xúc này theo nhiều cách khác nhau để khách hàng có những ấn tượng tốt nhất và ghi nhớ được thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. 

2.2. Interest - Tạo ấn tượng

Trong quá trình truyền thông, giai đoạn đầu tiên của bạn đã sử dụng các phương pháp PR và các kênh truyền thông khác nhau để tạo sự chú ý và gợi cảm xúc cho người tiêu dùng. Trong giai đoạn tiếp theo này, bạn cần tận dụng và tối ưu hóa cảm xúc, sử dụng thành tựu của giai đoạn 1 để làm cho khách hàng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Với những người không thích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn cần có các thông điệp để khám phá sự tò mò của họ. Đối với những người đã quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn cần có các thông điệp để tăng sự hứng thú, sự quan tâm và tương tác từ phía họ.

Để tạo ra các thông điệp này, bạn cần dựa trên những điểm mạnh, đặc tính nổi bật và lợi ích của sản phẩm. Bạn cần làm rõ các câu hỏi:

- Sản phẩm/dịch vụ đó có tác động và ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của khách hàng?

- Chúng có sứ mệnh gì đối với xã hội hay không? 

Nội dung cần nhấn mạnh những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi sử dụng và những mất mát khi không sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xây dựng niềm tin của khách hàng thông qua những chứng chỉ, giải thưởng, các chứng cứ xã hội và phản hồi tích cực từ khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. 

Nếu sản phẩm hoàn toàn mới, bạn cần có một kế hoạch nội dung dài hạn để giáo dục khách hàng về cách sử dụng, tính năng của sản phẩm. 

Một số phương thức Marketing bạn có thể áp dụng để tạo ấn tượng tốt với khách hàng như: quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội, PR trên báo chí, Email Marketing, chương trình dùng thử sản phẩm, quà tặng, ưu đãi hấp dẫn… 

2.3. Search - Tìm kiếm và tra cứu thông tin 

Bước thứ 3 trong hành trình khách hàng theo phân tích của mô hình AISAS là tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ và tiến hành so sánh các lựa chọn. 

Đây là thời điểm quan trọng mà bạn cần chuẩn bị trước để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn luôn xuất hiện khi họ tìm kiếm. Có hai phương pháp để bạn có mặt trong kết quả tìm kiếm:

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO - Search Engine Optimization): Đây là quá trình tối ưu hóa để nâng cao sự hiển thị của bạn trên công cụ tìm kiếm. Quá trình này bao gồm tối ưu hóa cả nội dung về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và trải nghiệm trên trang web của bạn. Để đạt được vị trí hàng đầu, nội dung của bạn không chỉ cần có giá trị và hữu ích mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc của các nền tảng tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,...
  • Quảng cáo trả phí theo mỗi lượt nhấp chuột (PPC - Pay Per Click): Đây là hình thức quảng cáo mà bạn trả phí cho mỗi lượt nhấp chuột vào trang web của bạn. Để có vị trí cao trên công cụ tìm kiếm, bạn cũng cần tối ưu cả nội dung và trải nghiệm người dùng.

Nhờ sự kết hợp của cả hai phương pháp này, bạn có thể đảm bảo rằng sản phẩm của bạn luôn có mặt trong kết quả tìm kiếm của khách hàng khi họ tìm kiếm thông tin liên quan. 

Như vậy, khách hàng sẽ có nhiều thông tin về sản phẩm/dịch của mà doanh nghiệp cung cấp hơn, từ đó giúp họ hiểu hơn và tăng được tỉ lệ chuyển đổi thành đơn hàng.

2.4. Action - Hành động 

Sau khi khách hàng đã truy cập vào trang web của bạn và đọc thông tin về sản phẩm, dịch vụ, bạn cần thực hiện các hành động để thuyết phục họ hành động. 

Một số cách giúp thúc đẩy khách hàng hành động như: điền vào biểu mẫu, đăng ký tham gia sự kiện, yêu cầu tư vấn, nhận báo giá hoặc mua hàng… 

Đây là giai đoạn tận dụng và tối ưu hóa cảm xúc của khách hàng từ những giai đoạn trước đó để đạt được chuyển đổi ra đơn hàng. Vì vậy, trang web và trang đích của bạn cần có một CTA (Call To Action) hấp dẫn và thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động để tạo ra mức độ chuyển đổi cao. 

2.5. Share - Chia sẻ 

Khi đạt được doanh thu mục tiêu và vượt xa kỳ vọng, sự lan tỏa, ấn tượng và mang giá trị tinh thần, trách nhiệm xã hội của sản phẩm khiến nó trở thành một yếu tố thiết yếu trong cuộc sống của khách hàng. Đây luôn là mục tiêu mà các thương hiệu hàng đầu trên toàn cầu đang nỗ lực và cố gắng để đạt được. 

Mục tiêu là để khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm, tạo ấn tượng, tình yêu, niềm tin và lòng trung thành, và khuyến khích họ chia sẻ với những người xung quanh họ. Đây là một thách thức lớn mà các nhãn hàng đã đối mặt và vượt qua trong suốt nhiều năm qua.

Tuy nhiên, khi khách hàng có những trải nghiệm tốt khiến họ hài lòng, bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng trung thành mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí nhờ vào Marketing truyền miệng. 

2.6. Sự kết hợp giữa Search và Share

Sự kết hợp giữa tìm kiếm và chia sẻ cũng có thể tạo ra những hiệu ứng lan truyền đáng kể cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Hiệu quả cao nhất đạt được khi khách hàng đã mua sản phẩm của bạn chia sẻ nó với người khác. Khi những người này đã trải qua cả 5 phần của mô hình AISAS, tỷ lệ biến họ thành những người giới thiệu miễn phí cho bạn là rất cao.

Theo một giả thuyết tâm lý nổi tiếng, mỗi 2 khách hàng mới sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền và mang lại cho bạn 3 khách hàng. Vì vậy, việc tăng cường hoạt động chia sẻ trên các mạng xã hội và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là rất quan trọng và cần thiết trong quá trình của bạn.

Tạm kết

Việc hiểu và áp dụng mô hình AISAS vào các hoạt động Marketing và bán hàng có thể mang đến những hiệu quả lớn cho doanh nghiệp. StringeeX hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho quý doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình!

Hành trình khách hàng luôn gắn liền với trải nghiệm khách hàng. Một trải nghiệm tốt sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội bán hàng. StringeeX là phần mềm tổng đài CSKH đa kênh được tích hợp cùng miniCRM để tối ưu trải nghiệm khách hàng trên các kênh giao tiếp của doanh nghiệp: Facebook, Zalo OA, Live-chat, Hotline... Xin mời tham khảo chi tiết về StringeeX tại đây