Chiết khấu là một trong những khái niệm phổ biến được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh và bán hàng nhằm giúp kích cầu và giải quyết được nhiều bài toán khó. Vậy chiết khấu là gì? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chiết khấu là gì? Những điều cần biết về chiết khấu

1.1. Chiết khấu là gì?

Chiết khấu là việc doanh nghiệp hoặc người bán giảm giá sản phẩm hoặc dịch vụ theo tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá niêm yết. Đơn giản, đây là việc cung cấp mức giảm giá để khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn hơn.

Trong giao dịch mua bán hiện đại, chiết khấu thường được coi là một khoản giảm trừ từ giá niêm yết. Người bán giảm giá một phần của giá trị sản phẩm và người mua chỉ thanh toán số tiền còn lại.

1.2. Các loại chiết khấu phổ biến

Có 2 loại chiết khấu phổ biến hiện nay là:

  • Chiết khấu thương mại: là khi người mua hàng với số lượng lớn sẽ được hưởng giảm giá. Đây là cách thức khuyến khích người tiêu dùng mua hàng với số lượng lớn, giúp quản lý tồn kho hoặc thúc đẩy mua sỉ.
  • Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền mà người bán giảm giá cho người mua khi họ thanh toán trước thời hạn theo hợp đồng. Đây thường là một động lực để khách hàng thanh toán nhanh, giúp cả hai bên có lợi trong giao dịch.

Tham khảo thêm ngay: 08 ý tưởng hàng đầu cho chương trình khuyến mãi mới lạ, thu hút

1.3. Tỷ lệ chiết khấu

Tuỳ từng lĩnh vực khác nhau sẽ có tỷ lệ chiết khấu khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh, tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ giảm giá mà người bán áp dụng để đạt được mục tiêu cụ thể.

Mức độ chiết khấu là điểm mà các doanh nghiệp cần cân nhắc để đảm bảo kích thích tiêu dùng mà vẫn bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này giúp hạn chế việc bán hàng với giá thấp hơn giá thị trường và giảm nguy cơ không có đủ doanh thu để hoạt động.

1.4. Công thức tính chiết khấu

Cách tính chiết khấu sẽ được thực hiện dựa theo 3 bước như sau:

Bước 1: Xác định tỷ lệ chiết khấu.

Bước 2: Tính số tiền được khấu trừ: Giá bán ban đầu * tỷ lệ chiết khấu.

Bước 3: Tính giá bán sau khi đã áp dụng chiết khấu: Giá ban đầu - số tiền được khấu trừ.

Ví dụ: Giá ban đầu cho sản phẩm là 100.000đ và tỷ lệ chiết khấu là 10%.

=> Số tiền được khấu trừ = 100.000 x 10% = 10.000đ

=> Giá bán sau khi đã áp dụng chiết khấu = 100.000 - 10.000 = 90.000đ

2. Lợi ích của chiết khấu với hoạt động kinh doanh

2.1. Tăng doanh số bán hàng một cách nhanh chóng

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất khi áp dụng chiết khấu trong bán hàng là tăng doanh số mà không cần nỗ lực lớn để thuyết phục khách hàng.

Chiết khấu là yếu tố quan trọng giúp thu hút khách hàng và kích cầu một cách hiệu quả. Đặc biệt, việc áp dụng các chính sách chiết khấu, giảm giá trong các dịp lễ, Tết hoặc các mùa bán hàng có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến hành vi của người tiêu dùng. 

Bằng cách thực hiện chiết khấu một cách hợp lý và đúng đắn, chủ kinh doanh có thể đẩy mạnh doanh số bán hàng đột phá ngay lập tức.

2.2. Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm mới

Đối với các sản phẩm mới ra mắt, chiết khấu là một cách hiệu quả để kích thích nhu cầu. Đặc biệt đối với những người tiêu dùng đã quen với một sản phẩm cụ thể, họ thường ít có xu hướng thử các sản phẩm mới. 

Do đó, người bán cần một chiến lược phù hợp để thu hút sự chú ý đối với sản phẩm mới, từ đó mở rộng thị trường cho sản phẩm đó.

Tham khảo thêm: Chiến thuật nắm bắt tâm lý khách hàng giúp chốt sale hiệu quả

2.3. Xử lý nhanh hàng tồn kho cũ

Các chương trình giảm giá cho hàng gần hết hạn sử dụng hoặc "xả lỗ" cho các sản phẩm không được ưa chuộng có thể giúp chủ kinh doanh giải quyết vấn đề tồn kho mà vẫn duy trì doanh thu cho cửa hàng một cách hiệu quả.

2.4. Phủ rộng thương hiệu

Đối với một số mô hình kinh doanh, đặc biệt là các hệ thống kinh doanh sản phẩm tự sản xuất, việc triển khai các chương trình ưu đãi nhằm quảng bá và tăng cơ hội trải nghiệm sản phẩm không còn xa lạ.

Kết hợp với nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, chủ kinh doanh có thể tối đa hóa hiệu quả thu hút và tạo ấn tượng sâu đậm về sản phẩm trong tâm trí của khách hàng.

2.5. Gia tăng lượng khách hàng thân thiết

Trong hoạt động kinh doanh, sự có mặt của khách hàng thân thiết mang tính quyết định vì nghiên cứu cho thấy 80% doanh thu của bạn đến từ khách hàng cũ, chỉ có 20% từ khách hàng mới. 

Vì vậy, tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng và duy trì mối quan hệ với họ thông qua các chính sách chiết khấu phù hợp là một điều cần thiết mà mọi doanh nghiệp cần chú trọng.

Đối với danh sách khách hàng hiện tại, việc áp dụng các chính sách như chiết khấu dựa trên lịch sử mua sắm, số lần mua hàng, kỷ niệm sinh nhật hoặc điểm thưởng... là những cách thường được áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực.

Tham khảo thêm: Cách xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả

3. Những vấn đề thường gặp nếu lạm dụng chiết khấu là gì?

Thực tế, các chương trình khuyến mãi và chiết khấu mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh, nhưng nếu thực hiện không đúng cách hoặc lạm dụng có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn.

Dưới đây là một số vấn đề doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải nếu lạm dụng chiết khấu một cách quá mức:

  • Giảm giá làm giảm giá trị sản phẩm: Người tiêu dùng thường chỉ quan tâm đến sản phẩm được giảm giá một hoặc hai lần, hoặc chỉ quan tâm đến những sản phẩm có giá trị không quá cao. Do đó, việc giảm giá thường xuyên và kéo dài thời gian với một sản phẩm có thể tạo cảm giác rằng sản phẩm đó không được ưa chuộng, không chất lượng hoặc gần hết hạn...
  • Tạo thói quen mua hàng với giá ưu đãi: Lạm dụng quá nhiều chiết khấu có thể làm cho khách hàng thường xuyên mong đợi giá ưu đãi. Khi ưu đãi kết thúc, việc sản phẩm quay trở lại giá gốc có thể khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng và từ chối mua hàng.
  • Ảnh hưởng đến lợi nhuận: Đặt mức chiết khấu thích hợp để bảo vệ lợi nhuận kinh doanh là cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể tăng chiết khấu để bán hàng. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn có thể tạo ra nguy cơ "phá giá" trong thị trường.

Lời kết

Bài viết trên đây đã trình bày rất chi tiết và rõ ràng về khái niệm chiết khấu là gì, những lợi ích của chiết khấu và một số vấn đề có thể gặp phải nếu áp dụng chiết khấu không đúng cách.


Với các doanh nghiệp có lượng khách hàng lớn, đặc biệt trong những đợt sale, việc quản lý và chăm sóc khách hàng theo các hình thức truyền thống, thủ công có thể gây ra nhiều bất tiện và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Chẳng hạn như trường hợp số lượng nhân sự trực kênh lại có hạn, không thể online liên tục hay có mặt đồng thời trên các kênh để kịp thời phản hồi khách hàng, dẫn đến khách hàng đang rất cần hỗ trợ gấp nhưng lại không có ai xử lý.

StringeeX là tổng đài CSKH đa kênh giúp quản lý tập trung dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn như Tổng đài, Facebook, Zalo OA, live-chat, email… về một nền tảng duy nhất để không bỏ lỡ thông tin khách hàng hay khách hàng phải để lại thông tin nhiều lần. 

Với StringeeX, nhân viên có thể tiếp nhận, xử lý và theo dõi tiến trình chăm sóc khách hàng trên đa kênh. Nhà quản lý dễ dàng theo dõi năng suất và hiệu quả công việc theo thời gian thực.

Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây: