Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ số, các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu khách hàng. Nhưng có một thách thức mới đó là với lượng dữ liệu khổng lồ như vậy thì làm sao để quản lý dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả nhất? Công cụ Customer Data Platform ra đời chính là để giúp xử lý vấn đề này. 

Vậy Customer Data Platform là gì và mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng StringeeX khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Customer Data Platform là gì? Các tính năng nổi bật của CDP

1.1. Customer Data Platform là gì?

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu Customer Data Platform là gì? Customer Data Platform (CDP) là một nền tảng công nghệ dành riêng cho quản lý dữ liệu khách hàng. Mục tiêu chính của nền tảng CDP là thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một hệ thống dữ liệu khách hàng toàn diện, đồng nhất và chi tiết để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh.

Marketing CDP là một phần của CDP, được tối ưu hóa để phục vụ cho các hoạt động tiếp thị và quảng cáo. Với Marketing CDP, các nhà tiếp thị có khả năng lưu trữ và theo dõi thông tin liên quan đến hành trình của khách hàng đã được xác định trong hệ thống. Điều này giúp hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích và nhu cầu của từng khách hàng một cách cụ thể và chi tiết. Từ đó không chỉ giúp tăng hiệu quả của các hoạt động Marketing mà còn xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Tham khảo thêm: Data Lake là gì? Phân biệt Data Lake với Data Warehouse

1.2. Các tính năng của Customer Data Platform 

Customer Data Platform thường có các tính năng cơ bản bao gồm:

  • Tổng hợp, chuẩn hóa và tích hợp thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu đa dạng, bao gồm dữ liệu từ website, email, mạng xã hội, cũng như các kênh bán hàng khác để đội ngũ nhân viên có thể dễ dàng tra cứu, sử dụng khi cần.
  • Tiến hành phân tích và đánh giá dữ liệu khách hàng, đồng thời xây dựng sơ đồ hành trình khách hàng một cách chi tiết và tổng thể.
  • Tự động hóa việc triển khai chiến dịch tiếp thị bằng cách tích hợp các công cụ hỗ trợ, giúp đảm bảo tính nhất quán và dễ dàng kiểm soát trong quá trình thực hiện tiếp thị đa kênh.

2. Lợi ích của Customer Data Platform là gì?

2.1. Tích hợp hệ thống đồng bộ thông tin

CDP là một nền tảng tổng hợp và tự động hóa việc thu thập, lưu trữ, và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau trong doanh nghiệp. Khi thông tin được thu thập, nó sẽ được chuẩn hóa và kết hợp thành một hồ sơ khách hàng toàn diện. Kết quả là bạn có thể truy cập một hệ thống duy nhất để xem tổng hợp thông tin về khách hàng.

2.2. Khả năng chia sẻ dữ liệu

CDP có khả năng hợp nhất dữ liệu khách hàng từ toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp, cho phép các bộ phận từ bán hàng, tiếp thị, đến dịch vụ khách hàng đều có thể truy cập và sử dụng dữ liệu này một cách dễ dàng.

2.3. Hỗ trợ hoạt động Marketing và bán hàng

Dựa trên hồ sơ khách hàng chi tiết được xây dựng trước đó, các Marketer có thể hiểu rõ hơn về hành vi, nhu cầu, hoặc sở thích cụ thể của từng khách hàng. Điều này giúp họ tạo ra chiến lược tiếp thị phù hợp và tăng cường cá nhân hóa trải nghiệm cho từng khách hàng

Ngoài ra, CDP hỗ trợ tự động hoá các hoạt động tiếp thị như gửi email marketing, sử dụng chatbot, theo dõi và cập nhật hành vi của khách hàng liên tục, thậm chí tích hợp với hệ thống CRM. Những tính năng này cải thiện khả năng tiếp thị và duy trì mức tương tác cao với khách hàng.

2.4. Bảo mật và tuân thủ quy định

CDP có khả năng kiểm soát nội bộ mạnh mẽ, đảm bảo tính bảo mật cao đối với dữ liệu khách hàng và tuân thủ các quy định pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

3. Sự khác nhau giữa CDP với CRM và DMP

3.1. Sự khác nhau giữa CDP và CRM 

CRM (Customer Relationship Management) là một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng, bao gồm việc thu thập, lưu trữ và tổng hợp dữ liệu về khách hàng như thông tin cá nhân, vị trí địa lý, lịch sử mua hàng, và hành vi tương tác. 

Cả CDP và CRM đều có khả năng xây dựng hồ sơ khách hàng một cách thuận tiện, tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt như sau:

Về phạm vi và chi tiết của dữ liệu

CDP tập trung vào việc tổng hợp và lưu trữ thông tin khách hàng từ một loạt nguồn, bao gồm cả các nguồn online và offline, cũng như ghi nhận các tương tác ẩn danh. Trong khi đó, CRM chủ yếu tập trung vào việc thu thập và quản lý thông tin liên quan đến quan hệ và tương tác của khách hàng với doanh nghiệp. Vì vậy, CDP có phạm vi thu thập dữ liệu rộng hơn và chi tiết hơn so với CRM.

Về mục tiêu

CDP được thiết kế chủ yếu để hỗ trợ các hoạt động tiếp thị, cải thiện trải nghiệm của khách hàng, thực hiện phân tích và dự báo các bước tiếp theo trong chiến lược tiếp thị. Trong khi đó, CRM thường được sử dụng để quản lý quan hệ và tương tác với khách hàng hiện tại, hỗ trợ cho các hoạt động bán hàng và dịch vụ khách hàng với mục tiêu xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

3.2. Sự khác nhau giữa CDP và DMP

DMP (Data Management Platform) cũng là một nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng tương tự như CDP, DMP giúp tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu như trang web, quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội, và thực hiện phân tích về thông tin nhân khẩu học, sở thích, và hành vi của khách hàng. 

Tuy nhiên, giữa CDP và DMP, có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:

  • Về phạm vi dữ liệu: CDP tập trung vào việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, bao gồm cả online và offline. Trong khi đó, DMP chỉ tập trung vào việc thu thập dữ liệu trực tuyến từ các nguồn như cookie và thông tin DMP thường được giữ ẩn danh, có thời gian lưu trữ giới hạn, thường là khoảng 90 ngày.
  • Về mục tiêu: CDP thường được sử dụng để cá nhân hoá hoạt động tiếp thị và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Trong khi đó, DMP thường được sử dụng đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, đặc biệt là để hỗ trợ quảng cáo trực tuyến, bao gồm quảng cáo trên trang web.
  • Về khả năng tích hợp dữ liệu: CDP thường có khả năng tích hợp và đồng bộ dữ liệu cao, trong khi DMP thường tập trung vào tích hợp dữ liệu quảng cáo trực tuyến như Facebook Ads và Google Ads.

Tạm kết

Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn đọc giải đáp được thắc mắc Customer Data Platform là gì và lợi ích đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Lưu trữ và quản lý dữ liệu khách hàng là cực kỳ quan trọng trong thời đại công nghệ số như hiện nay. 

StringeeX là sản phẩm phần mềm quản lý khách hàng với tính năng lưu trữ dữ liệu khách hàng, đồng thời cũng có các tính năng của một tổng đài chuyên nghiệp nhằm cung cấp một giải pháp kinh doanh toàn diện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là vừa và nhỏ.

Điểm độc đáo của StringeeX là hoạt động trực tuyến trên nền tảng web, không yêu cầu quá trình cài đặt phức tạp và đồng bộ hóa dữ liệu được thực hiện tự động. Các doanh nghiệp sử dụng StringeeX có thể đăng ký nhiều tài khoản khác nhau, sau đó kết nối và quản lý chúng dễ dàng bằng cách áp dụng phân quyền theo nhiệm vụ công việc.

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc tích hợp phần mềm vào hoạt động kinh doanh trở nên cần thiết. StringeeX hứa hẹn giúp giải quyết các thách thức trong quản lý và tương tác với khách hàng của doanh nghiệp một cách thuận tiện và với chi phí hợp lý nhất.

Đăng ký dùng thử 10 ngày dịch vụ của StringeeX tại đây: