Đối với các doanh nghiệp B2C, Customer Marketing là một trong những phương thức tiếp thị vô cùng quan trọng. Vậy Customer Marketing là gì và mang lại lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Customer Marketing là gì?
Customer Marketing hay tiếp thị người tiêu dùng là quá trình tập trung vào việc quảng cáo và bán các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng để họ sử dụng với mục đích cá nhân. Mục tiêu chính của Customer Marketing là thu hút khách hàng mới để họ thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời duy trì mối quan hệ trung thành với các khách hàng hiện tại.
Customer Marketing cũng được hiểu là B2C Marketing (Business to Customer) - nơi các hoạt động tiếp thị được thực hiện xoay quanh người tiêu dùng. Thông qua sự hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp nhằm tiếp cận và thu hút đối tượng mục tiêu, từ đó giúp xây dựng lòng tin với khách hàng và tăng doanh thu cho công ty.
Tham khảo thêm: Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và lợi ích đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
2. Những lợi ích của Customer Marketing là gì?
Customer Marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực B2C. Trong một thị trường đầy cạnh tranh với đa dạng cả về sản phẩm và người bán, việc thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn nếu không có một chiến lược tiếp thị người tiêu dùng thông minh và sáng tạo.
Không những vậy, trong lĩnh vực B2C, người tiêu dùng thường không có thời gian dư dả để suy nghĩ quá kỹ về quyết định mua hàng của họ. Do đó, những nhà tiếp thị B2C phải thật sự nổi bật để thu hút và thuyết phục họ.
Dưới đây là những lợi ích quan trọng của tiếp thị B2C:
- Tăng doanh số bán hàng đều đặn.
- Xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững.
- Xác định và củng cố thương hiệu của bạn.
- Định hình giá trị độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Định hình và truyền tải thông điệp tiếp thị đến đúng đối tượng mục tiêu.
- Xác định và mở rộng các kênh tiếp thị phù hợp với đối tượng mục tiêu.
3. Các chiến lược Customer Marketing mang lại hiệu quả tốt
3.1. Tăng cường sự độc quyền cao cho khách hàng
Mọi khách hàng đều mong muốn được coi trọng và sở hữu những sản phẩm độc quyền hoặc có giới hạn.
Chẳng hạn, quảng cáo rằng việc mua sản phẩm/dịch vụ là sự lựa chọn của những ông bố/bà mẹ thông thái, của một doanh nhân thành đạt hoặc chuyên gia tài chính, điều này khiến cho khách hàng cảm thấy họ là người quan trọng và có đặc quyền riêng.
3.2. Hợp tác với các thương hiệu khác
Kết hợp với các thương hiệu phù hợp là một cách rất tốt để bắt đầu một chiến dịch tiếp thị người tiêu dùng thành công. Việc này cho phép cả hai bên tận dụng ý tưởng và bản sắc riêng của họ, đồng thời mở rộng tầm tiếp cận đối tượng mục tiêu.
Ví dụ: Thương hiệu thời trang sang trọng Louis Vuitton hợp tác với trò chơi điện tử Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends) để thiết kế trang phục cho các nhân vật trong trò chơi và tạo ra chiếc cúp cho giải đấu năm 2019.
3.3. Tạo thiện cảm với khách hàng nhờ yếu tố hài hước
Khi sử dụng yếu tố hài hước trong các chiến dịch tiếp thị đối với người tiêu dùng có thể giúp tạo sự thiện cảm và ấn tượng đặc biệt từ phía khách hàng.
Tuy nhiên, lưu ý rằng quá trình này cần xem xét xem sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có tương thích với yếu tố hài hước hay không.
3.4. Chăm sóc khách hàng cũ
Chúng ta đều biết, việc có được một khách hàng mới khó hơn rất nhiều so với việc chăm sóc một khách hàng cũ và khuyến khích họ mua hàng trở lại. Do vậy, đừng mải chạy đi tìm kiếm khách hàng mới mà quên đi những khách hàng cũ tiềm năng.
Doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương thức như: cung cấp chương trình khuyến mãi, voucher đặc biệt hoặc quyền được Pre-order với các sản phẩm mới cho khách hàng cũ. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy mình được coi trọng và đặc biệt trong số nhiều khách hàng, từ đó giúp thúc đẩy tỉ lệ mua lại cao hơn.
Tham khảo thêm ngay: 04 Chiến lược giữ chân khách hàng cũ hiệu quả, tiết kiệm
4. Phân biệt Customer Marketing và Business Marketing
Vậy sự khác nhau giữa Business Marketing và Customer Marketing là gì?
B2C marketing hướng đến đối tượng khách hàng cá nhân, tập trung vào các giải pháp nhanh chóng và nội dung thú vị. Trong khi đó, Business Marketing tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ và thể hiện giá trị đầu tư của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với khách hàng doanh nghiệp.
Bảng dưới đây sẽ trình bày rõ ràng sự khác nhau giữa Customer Marketing và Business Marketing dựa trên các yếu tố như đối tượng tiếp thị, thông điệp, quan hệ khách hàng và chu kỳ mua hàng:
Yếu tố so sánh | Customer Marketing | Business Marketing |
Đối tượng tiếp thị | Người tiêu dùng cá nhân sử dụng sản phẩm/dịch vụ | Khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là một tập hợp cá nhân trong một tổ chức, bao gồm những người sử dụng sản phẩm và những người có thẩm quyền trong việc quyết định và phê duyệt ngân sách để mua hàng. |
Thông điệp | Áp dụng ngôn ngữ đơn giản, trực tiếp và truyền tải cảm xúc tốt để thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm. | Cần thể hiện sự vững chắc về kiến thức chuyên môn và cung cấp thông tin chi tiết để giáo dục khách hàng tiềm năng. Trong tiếp thị B2B, quan trọng phải chứng minh rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là lựa chọn hàng đầu để giải quyết những thách thức phức tạp mà các doanh nghiệp đang đối diện. |
Quan hệ khách hàng | Tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm khách hàng đồng nhất và mượt mà trong mọi tương tác, nhằm khuyến khích sự trung thành của họ. | Tập trung vào việc thể hiện giá trị và xây dựng mối quan hệ cá nhân với doanh nghiệp, nhằm nổi bật so với đối thủ cạnh tranh và tạo ra những chứng thực tích cực từ phía khách hàng. |
Chu kỳ mua hàng | Chu kỳ mua thường ngắn, vì người tiêu dùng có thể tự quyết định mua hàng mà không cần phải chờ đợi sự phê duyệt. | Chu kỳ mua hàng thường kéo dài hơn trong lĩnh vực B2B do phải có sự tham gia quyết định của nhiều bên. |
Tham khảo thêm ngay: Mô hình B2B là gì? Hướng dẫn quy trình bán hàng B2B chuẩn
Tạm kết
Bài viết trên đây đã trình bày rất chi tiết và rõ ràng về Customer Marketing là gì và những lợi ích mà hình thức tiếp thị này mang lại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quý bạn đọc cũng nắm được những chiến lược làm Customer Marketing giúp mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thị trường người tiêu dùng có quy mô rất lớn đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về nhu cầu, ước muốn và các đặc điểm khác trong hành vi mua sắm và sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Do vậy, việc sử dụng các phần mềm CSKH giúp hỗ trợ quản lý và chăm sóc khách hàng là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp B2C.
Tổng đài đa kênh (Omni-channel contact center) của StringeeX sẵn sàng hỗ trợ tương tác đa kênh toàn diện giúp mang đến trải nghiệm khách hàng đồng nhất, liền mạch.
Hệ thống giúp hợp nhất mọi kênh kết nối phổ biến (gọi thoại, gọi video, chat, email, SMS, Facebook, Zalo) về một giao diện, giúp nhân viên dễ dàng tương tác và xử lý phản hồi của khách hàng trên một phần mềm duy nhất.
Để được tư vấn chi tiết về phần mềm, xin mời đăng ký nhanh tại đây: