Thuật ngữ “hiệu ứng cánh bướm" có lẽ là một hiện tượng tâm lý đã khá phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Hiệu ứng này là công thức chứa đựng các triết lý thú vị có tính ứng dụng cao trong kinh doanh và Marketing. Vậy hiệu ứng cánh bướm trong Marketing là gì? Và tầm quan trọng đối với kinh doanh như thế nào? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?
Hiệu ứng cánh bướm, xuất phát từ ý tưởng của nhà toán học Edward Norton Lorenz, là hiện tượng mà ông mô tả như một dạng của hệ thống động lực nhạy cảm với điều kiện ban đầu. Ông cho rằng những biến đổi nhỏ, dường như tầm thường, có thể gây ra những thay đổi lớn và khó lường trong hệ thống.
Để minh họa rõ hơn, khi một chú bướm nhẹ nhàng vỗ cánh ở Ấn Độ, sự biến đổi nhỏ này về áp suất không khí cuối cùng có thể dẫn đến sự hình thành của một cơn lốc xoáy ở Việt Nam. Một cách diễn giải khác, có thể hiểu hiệu ứng cánh bướm như việc một lỗi nhỏ, như sai một ly, có thể dẫn đến một kết quả lớn, như đi một dặm.
Tham khảo thêm ngay: 10 hiệu ứng tâm lý trong bán hàng và Marketing bạn nên biết
2. Nguồn gốc của hiệu ứng cánh bướm
Thuật ngữ “hiệu ứng cánh bướm” được đặt ra bởi Edward Lorenz vào những năm 1960, khi ông nghiên cứu về thời tiết tại Viện Công nghệ Massachusetts. Lorenz phát hiện ra rằng những thay đổi nhỏ trong điều kiện xuất phát có thể dẫn đến sự khác biệt lớn trong dự đoán thời tiết.
Trong nghiên cứu của mình, ông mô phỏng thời tiết và khám phá rằng việc làm tròn một con số nhỏ có thể thay đổi đáng kể dự đoán thời tiết. Hiểu biết này của ông về sự nhạy cảm của hệ thống đã đưa ra khái niệm về hiệu ứng cánh bướm - một sự thay đổi nhỏ có thể gây ra ảnh hưởng lớn trong thế giới tự nhiên, giống như cánh vỗ nhẹ của một con bướm có thể tạo ra cơn bão mạnh mẽ xa xa.
3. Hiệu ứng cánh bướm trong Marketing là gì?
Thực tế cho thấy, hiệu ứng cánh bướm được coi là một trong những hiệu ứng tâm lý học được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực Marketing. Các phương tiện truyền thông hiện đại chính là công cụ giúp hiệu ứng cánh bướm phát huy tác động mạnh mẽ trong lĩnh vực này.
Vậy hiệu ứng cánh bướm trong Marketing là gì? Trong Marketing, mọi người thường gặp khó khăn khi phải cố gắng "nghĩ lớn" và "làm lớn". Tuy nhiên, có thể đạt được những mục tiêu ấn tượng bằng cách áp dụng hiệu ứng cánh bướm và bắt đầu với những bước nhỏ - đây là chìa khóa để đưa doanh nghiệp theo hướng đúng.
Ví dụ về hiệu ứng cánh bướm:
Nếu bạn đăng một bài post lên Fanpage và kêu gọi 10 người bạn chuyển tiếp thông điệp đó cho 10 người bạn khác sẽ có thể tạo ra một làn sóng lớn đối với nội dung đang được truyền thông đó. Cụ thể, chỉ cần 5 lần lặp lại hành động ban đầu (đăng trạng thái trên Facebook và kêu gọi 10 người chuyển tiếp) là có thể thu hút 100,000 người biết đến thương hiệu của bạn.
Hiệu ứng cánh bướm trong Marketing khó đo lường và dự đoán trước được. Nhưng nếu doanh nghiệp thực hiện chiến dịch quảng cáo với mục đích tốt và phù hợp với đối tượng mục tiêu thì sẽ rất dễ để tạo ra hiệu ứng lan tỏa rộng rãi.
4. Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh và Marketing
Hiện nay, các doanh nghiệp áp dụng nguyên lý hiệu ứng cánh bướm bằng cách thực hiện các hành động nhỏ từ mọi cấp độ trong tổ chức, từ đó tạo ra những kết quả lớn. Những thay đổi nhỏ không chỉ mang lại lợi ích đáng kể mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí so với việc tìm kiếm khách hàng mới.
4.1. Đối với nhân viên/người lao động
Đối xử của doanh nghiệp với nhân viên không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn định hình thái độ làm việc của họ. Khi nhân viên phải đối mặt với bất công từ cấp trên, cảm xúc tiêu cực của họ có thể lan tỏa đến khách hàng, tạo ra một chuỗi ảnh hưởng đến cộng đồng tiêu dùng.
Việc thường xuyên khuyến khích và động viên cấp dưới không chỉ thúc đẩy tinh thần làm việc mà còn lan tỏa những cảm xúc tích cực trong toàn bộ tổ chức. Và nền văn hóa tích cực này sẽ tạo ra ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng, từ đó làm tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: 10 bí quyết quản lý đội nhóm bán hàng hiệu quả nhất
4.2. Đối với khách hàng
Khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, thậm chí có khi tạo ra trải nghiệm khó chịu trong giao tiếp.
Trong thế giới kinh doanh, khiếu nại từ khách hàng là không thể tránh khỏi. Do vậy, cách phản hồi ôn hòa và đồng cảm với từng khiếu nại không chỉ giúp giải quyết vấn đề của khách hàng mà còn xây dựng ấn tượng tích cực về thương hiệu. Điều này tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng, khiến họ cảm thấy hài lòng khi tương tác với doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Chiến thuật nắm bắt tâm lý khách hàng giúp chốt sale hiệu quả
Lời kết
Hiệu ứng cánh bướm có tác động rất lớn đến hiệu quả của hoạt động Marketing và kinh doanh của các doanh nghiệp nếu biết tận dụng đúng cách. Bài viết trên đây đã làm rõ hiệu ứng cánh bướm trong Marketing là gì cũng như tầm quan trọng của hiệu ứng này đối với doanh nghiệp.
Áp dụng hiệu cánh bướm trong Marketing giúp tạo hiệu ứng lan tỏa và từ đó kích thích quyết định mua hàng của khách hàng một cách tích cực và nhanh chóng, góp phần làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, song song với hoạt động Marketing, CSKH đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự hài lòng và giảm tỷ lệ rời bỏ của khách hàng, từ đó giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi thành đơn hàng, đồng thời duy trì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Phần mềm StringeeX ra đời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động CSKH, giúp quản lý các kênh giao tiếp như Facebook Messenger, Zalo OA, Email, Hotline… trên một nền tảng duy nhất. Nhờ đó tiết kiệm thời gian và tối ưu quá trình chăm sóc khách hàng.
Đặc biệt, với APIs mở, StringeeX cho phép với các phần mềm CRM/ERP như AMIS CRM, Hubspot… giúp chăm sóc và quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả ở mọi giai đoạn.
Kính mời quý khách hàng trải nghiệm miễn phí tại đây: