Kinh doanh là một thuật như hết sức quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các thông tin quan trọng liên quan tới kinh doanh. Vậy thì trong bài viết dưới đây, hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết kinh doanh là gì và các thông tin quan trọng liên quan tới kinh doanh nhé!

1. Kinh doanh là gì?

Vậy kinh doanh là gì? Kinh doanh được hiểu là các hoạt động liên quan đến mua bán, sản xuất, cung ứng và đầu tư vào hàng hóa, dịch vụ với mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận và phục vụ xã hội. 

Trong quá trình kinh doanh, các tổ chức thường xây dựng mô hình kinh doanh chuyên nghiệp, quản trị tài chính chặt chẽ, tiếp thị và quảng bá sản phẩm hiệu quả, cung cấp dịch vụ chất lượng, và mang lại giá trị thực sự cho khách hàng. 

Hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện bởi cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc tập đoàn lớn, và tất cả đều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và thịnh vượng của quốc gia.

2. Các đặc điểm của kinh doanh là gì?

Các đặc điểm của kinh doanh bao gồm:

  • Đáp ứng nhu cầu và phục vụ xã hội: Kinh doanh không chỉ đơn thuần là kiếm tiền mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và đóng góp cho xã hội. Các doanh nhân phải hiểu rõ mong muốn và kỳ vọng của người tiêu dùng, từ đó phân tích để tạo ra các giá trị mang lại lợi ích cho cộng đồng.
  • Quá trình giao dịch nhiều bước: Trước khi một sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nó phải trải qua nhiều giai đoạn giao dịch khác nhau như sản xuất, phân phối, tiếp thị, quảng cáo, bán hàng, và các dịch vụ hậu mãi.
  • Trao đổi hàng hóa và dịch vụ: Trong kinh doanh, mọi hoạt động đều liên quan đến việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ để nhận lại tiền bạc hoặc các giá trị tương đương.
  • Có kỹ năng kinh doanh: Để dẫn dắt doanh nghiệp thành công, các doanh nhân cần trang bị những kỹ năng, phẩm chất, và kiến thức cần thiết để quản lý và phát triển doanh nghiệp.
  • Quan tâm tới doanh số và lợi nhuận: Lợi nhuận là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nếu không có doanh số và lợi nhuận, doanh nghiệp khó có thể tồn tại lâu dài.
  • Người bán và người mua: Người bán và người mua là hai yếu tố cơ bản tạo nên một giao dịch kinh doanh. Nếu không có nhu cầu từ người mua, hoạt động kinh doanh sẽ không có ý nghĩa.
  • Rủi ro và không chắc chắn: Kinh doanh luôn đi kèm với rủi ro và thách thức, đặc biệt trong thị trường đầy biến động hiện nay. Những rủi ro có thể gặp phải bao gồm hỏa hoạn, trộm cắp, khủng hoảng truyền thông, và sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng.
  • Tiếp thị và phân phối hàng hóa: Tiếp thị và phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng. Không có chiến lược tiếp thị hiệu quả, sản phẩm sẽ khó tiếp cận được thị trường.
  • Liên kết với sản xuất: Kinh doanh gắn liền với quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Sự liên kết này giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng, đầu tư vào công nghệ, và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

3. Các loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Ba loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay bao gồm:

3.1. Kinh doanh dịch vụ

Kinh doanh dịch vụ là hoạt động cung cấp các gói dịch vụ, không tạo ra sản phẩm hữu hình, cho khách hàng. Vị dụ bao gồm các dịch vụ như: spa, chăm sóc sức khỏe, du lịch, tư vấn tâm lý,...

Trong bối cảnh nhu cầu và kỳ vọng của con người ngày càng cao, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần phải chuyên nghiệp và thấu hiểu tâm lý khách hàng để đáp ứng mong muốn của họ một cách tốt nhất.

3.2. Kinh doanh bán lẻ

Kinh doanh bán lẻ là loại hình phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, với mục tiêu đưa sản phẩm từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Loại hình này thường phục vụ cho khách hàng cá nhân, với lợi nhuận trên mỗi sản phẩm tương đối thấp nhưng bù lại là số lượng giao dịch lớn. 

Các ví dụ điển hình bao gồm cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại. Các cửa hàng bán lẻ có thể chuyên về một loại sản phẩm cụ thể như vật liệu xây dựng hoặc thiết bị điện tử, hoặc bán đa dạng nhiều mặt hàng như một tạp hóa.

3.3. Kinh doanh sản xuất

Kinh doanh sản xuất là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm và sau đó phân phối chúng thông qua các đại lý, nhà phân phối hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. 

Ví dụ, các công ty thời trang như Juno, Vascara sản xuất sản phẩm cho thương hiệu của mình. Hay các doanh nghiệp công nghệ như Apple, Samsung sản xuất điện thoại di động và các thiết bị khác.

4. Các mô hình kinh doanh 

Hiện nay, chúng ta thường thấy có 4 mô hình kinh doanh nổi bật bao gồm:

4.1. Mô hình kinh doanh B2B (Business-to-Business)

B2B là mô hình doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác thay vì người tiêu dùng cuối cùng. Giao dịch trong B2B thường có quy mô lớn, giá trị cao, và quy trình mua bán phức tạp, đòi hỏi thương lượng kỹ lưỡng và hợp đồng chi tiết.

Xem thêm: Mô hình B2B là gì? Hướng dẫn quy trình bán hàng B2B chuẩn

4.2. Mô hình kinh doanh B2C (Business-to-Consumer)

B2C là mô hình doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Giao dịch B2C có quy mô nhỏ hơn, thường diễn ra nhanh chóng qua cửa hàng bán lẻ hoặc mua sắm trực tuyến, với quy trình mua hàng đơn giản.

4.3. Mô hình kinh doanh C2C (Consumer-to-Consumer)

C2C là mô hình người tiêu dùng giao dịch trực tiếp với nhau qua các nền tảng trực tuyến. Trong mô hình này, cá nhân vừa là người bán vừa là người mua, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ qua website, ứng dụng di động, hoặc sàn thương mại điện tử.

4.4. Mô hình kinh doanh C2B (Consumer-to-Business)

C2B là mô hình người tiêu dùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp. Họ tạo ra giá trị qua việc đánh giá sản phẩm, tạo nội dung, tham gia khảo sát, hoặc cung cấp dịch vụ chuyên môn, và doanh nghiệp mua lại để cải thiện sản phẩm hoặc chiến lược kinh doanh.

5. Các loại hình doanh nghiệp  

Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh phổ biến tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

  • Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh nhỏ, thường do cá nhân hoặc gia đình điều hành. Chủ hộ kinh doanh và doanh nghiệp không tách biệt về pháp lý, nghĩa là họ cùng chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, người này chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định mọi hoạt động và lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính. Họ có thể tự điều hành hoặc thuê người quản lý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý.
  • Doanh nghiệp Nhà nước: Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh doanh do chính phủ hoặc cơ quan nhà nước sở hữu và điều hành. Nhà nước là chủ sở hữu và kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh là sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều bên độc lập để thành lập và điều hành một doanh nghiệp chung. Các bên chia sẻ vốn, tài sản, công nghệ và nhân lực, cùng hưởng lợi và chịu rủi ro từ hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp này hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư Việt Nam.
  • Công ty TNHH Một thành viên: Công ty TNHH Một thành viên do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn điều lệ.
  • Công ty TNHH Hai thành viên: Công ty TNHH Hai thành viên có tối đa 50 thành viên, mỗi thành viên chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp. Loại hình này có tư cách pháp nhân.
  • Công ty Cổ phần: Công ty Cổ phần có vốn điều lệ chia thành cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần họ sở hữu.
  • Công ty Hợp danh: Công ty Hợp danh có ít nhất hai thành viên hợp danh cùng kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Ngoài ra, công ty có thể có thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp và không tham gia điều hành.

6. Những ngành nghề bị hạn chế kinh doanh tại Việt Nam 

Tại Việt Nam, một số ngành nghề kinh doanh có thể sẽ bị hạn chế hoặc bị cấm vì một số lý do. Vậy những ngành nghề, lĩnh vực bị hạn chế hoặc bị cấm kinh doanh là gì? Cùng StringeeX tìm hiểu ngay nhé!

6.1. Ngành nghề bị hạn chế kinh doanh

Theo Điều 25 Luật Thương mại năm 2005 và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP, các hàng hóa và dịch vụ sau thuộc diện hạn chế kinh doanh bao gồm:

  • Hàng hóa: Súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ; các sản phẩm chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, hoặc nguồn phóng xạ; hóa chất thuộc công ước quốc tế; động, thực vật hoang dã quý hiếm; thuốc lá điếu, xì gà; các loại rượu.
  • Dịch vụ: Karaoke, vũ trường.

6.2. Ngành nghề bị cấm kinh doanh

Ngoài các ngành nghề bị hạn chế, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP liệt kê các hàng hóa và dịch vụ bị cấm kinh doanh, bao gồm:

  • Hàng hóa: Vũ khí quân dụng; quân trang; các chất ma túy; sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan; pháo (trừ loại được phép kinh doanh); đồ chơi nguy hiểm; thuốc thú y cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; khoáng sản đặc biệt, độc hại.
  • Dịch vụ: Mại dâm, tổ chức mại dâm; buôn bán trẻ em, phụ nữ; tổ chức và môi giới đánh bạc; môi giới kết hôn hoặc nhận con nuôi nhằm mục đích kiếm lời, đặc biệt khi liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Lưu ý: Nếu pháp luật có sự thay đổi về danh mục hàng hóa và dịch vụ bị cấm hoặc hạn chế kinh doanh, bạn phải tuân thủ và áp dụng theo quy định mới nhất.

7. Kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số 

Chuyển đổi số là một thách thức lớn mà hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp đều phải đối mặt. Sự thay đổi này diễn ra trên mọi lĩnh vực, từ tiếp thị, sản xuất, dịch vụ, tài chính đến quản lý.

Những yếu tố cần lưu ý trong kinh doanh số hóa:

  • Hiểu rõ về chuyển đổi số: Nắm bắt các công nghệ như AI, IoT, Blockchain và Big Data để hiểu rõ tác động của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp.
  • Tập trung vào khách hàng: Sử dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm và giá trị cho khách hàng, đảm bảo họ luôn là trọng tâm.
  • Đầu tư cho phân tích dữ liệu: Tận dụng Big Data và công cụ phân tích để đưa ra quyết định thông minh, hiểu rõ hành vi khách hàng và xu hướng thị trường.
  • Cải thiện quy trình kinh doanh: Sử dụng tự động hóa và phần mềm để tối ưu hóa hiệu suất, tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Bảo mật thông tin: Đảm bảo các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp và khách hàng.
  • Học hỏi và điều chỉnh: Luôn cập nhật các xu hướng công nghệ mới và thích nghi để cải thiện hoạt động kinh doanh.
  • Đổi mới và sáng tạo: Sử dụng công nghệ để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, tạo cơ hội cạnh tranh.
  • Hợp tác cùng phát triển: Liên kết với các công ty công nghệ và đối tác để nhanh chóng tiếp cận công nghệ và nguồn lực mới.

Tham khảo thêm:

Kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn sàng thích nghi. Các doanh nghiệp có thể thực hiện hiệu quả trong việc sử dụng công nghệ và đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ có cơ hội dẫn đầu trong kỷ nguyên số hóa.

Số hóa và chuyển đổi số đã trở thành yếu tố thiết yếu cho sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Để thực hiện chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện và nguồn lực sau:

  • Nâng cao kiến thức: Đảm bảo tất cả nhân viên hiểu rõ về chuyển đổi số và tầm quan trọng của nó.
  • Chuẩn bị nguồn lực: Đầu tư vào nguồn nhân lực và tài chính cần thiết cho quá trình chuyển đổi.
  • Lập kế hoạch chi tiết: Xây dựng lộ trình chuyển đổi cụ thể, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

StringeeX hân hạnh đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình số hóa và chuyển đổi số với hệ thống phần mềm công nghệ tiên tiến.

StringeeX là giải pháp tổng đài CSKH đa kênh, cho phép doanh nghiệp quản lý các kênh dịch vụ khách hàng trên cùng một nền tảng. Với StringeeX, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai các chiến dịch gọi tự động để thông báo xác nhận đơn hàng, trạng thái giao hàng hoặc xử lý khiếu nại khách hàng. Tất cả thông tin liên quan, bao gồm ghi âm cuộc gọi, thông tin khách hàng và lịch sử liên hệ, đều được lưu trữ và mã hóa để dễ dàng tra cứu và quản lý.

Ngoài ra, StringeeX tích hợp tính năng CRM ngay trong phần mềm hoặc có thể kết nối với các hệ thống CRM khác, giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quy trình chăm sóc khách hàng.

Quý doanh nghiệp có thể đăng ký trải nghiệm 10 ngày dùng thử phần mềm StringeeX với đầy đủ tính năng tại đây

Tạm kết

Bài viết trên đây đã giải thích rất chi tiết và rõ ràng kinh doanh là gì, các đặc điểm của kinh doanh, các loại hình kinh doanh và loại hình doanh nghiệp phổ biến cũng như các lưu ý quan trọng khi triển khai hoạt động kinh doanh. StringeeX hy vọng rằng những thông tin trong bài viết là hữu ích và góp phần giúp quý bạn đọc bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình một cách suôn sẻ và đạt hiệu quả cao.