Chuyển đổi số đang là cuộc cách mạng chuyển mình mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ trên khắp thế giới nắm bắt các xu hướng mới nhất để đảm bảo sự tồn tại, trở nên cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển. Vậy chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
1.1. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì?
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là việc áp dụng công nghệ để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy sự phát triển. Các hoạt động này bao gồm đặt hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi, sử dụng hệ thống thanh toán tự động, tối ưu hóa chi phí và đề xuất sản phẩm dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI).
1.2. Những hoạt động chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
Hiện này, các hoạt động chuyển đổi số đang diễn ra sôi nổi, góp phần thay đổi cả người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm bán lẻ theo hướng tiện lợi hơn.
Dưới đây là một số hoạt động chuyển đổi số ngành bán lẻ phổ biến hiện nay:
Đa kênh (Multichannel) và hợp kênh (Omnichannel)
Mô hình bán hàng đa kênh và hợp kênh giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm và củng cố mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu. Các doanh nghiệp bán lẻ phát triển dịch vụ trên nhiều nền tảng, tung ra các chương trình khuyến mãi và tri ân khách hàng. Điều này không chỉ khẳng định vị thế doanh nghiệp mà còn duy trì lòng trung thành của khách hàng.
Chuyển kênh (O2O)
Với sự bùng nổ của internet và mạng xã hội, người dùng kết hợp sử dụng kênh offline và online để có trải nghiệm mua sắm liền mạch. Các công ty áp dụng mô hình này đảm bảo sự hiện diện thương hiệu trên mọi nền tảng, giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng mới và mở rộng thị trường.
Digital Marketing
Trong quy trình truyền thông – tiếp thị, doanh nghiệp cần tích hợp công nghệ số để hiểu rõ hơn về khách hàng và cải thiện doanh số. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn ở giai đoạn đầu của marketing số và đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, cần tạo dựng tâm lý sẵn sàng thay đổi và thực hiện chuyển đổi số một cách nghiêm túc và bền vững.
Xem thêm bài viết: Top 13 công cụ Digital Marketing phổ biến và tốt nhất hiện nay
Công cụ số trong chăm sóc khách hàng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm là yếu tố then chốt để kết nối và giữ chân khách hàng. Do nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các công cụ số như quản lý dữ liệu khách hàng (CRM), hệ thống quản lý cuộc gọi, và tổng đài ảo Cloudfone đang được áp dụng rộng rãi nhằm tối ưu hóa hệ thống chăm sóc khách hàng.
Xem thêm: TOP 05 phần mềm chăm sóc khách hàng phổ biến nhất
Thu thập và khai thác dữ liệu hành vi khách hàng
Dữ liệu khách hàng là tài nguyên quý giá giúp doanh nghiệp nhận định thị trường và lên kế hoạch tiếp cận phân khúc khách hàng phù hợp. Qua việc theo dõi và phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hành vi và tâm lý khách hàng, làm nền tảng cho các chiến dịch sau này. Các hình thức thu thập dữ liệu gồm mạng xã hội, truyền thông, khảo sát, phỏng vấn, và quảng cáo.
Tham khảo thêm: Các cách thu thập thông tin khách hàng hiệu quả
1.3. Lợi ích của chuyển đổi số đối với ngành bán lẻ
Hoạt động chuyển đổi số trong ngành bán lẻ mang lại nhiều lợi ích đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng:
Đối với doanh nghiệp bán lẻ
Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp bán lẻ chinh phục thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng kỹ thuật số, giải quyết các vấn đề kinh doanh còn tồn đọng và tăng cường sự hiện diện của thương hiệu.
Làn sóng thương mại xã hội đã thúc đẩy doanh thu bán hàng trực tuyến tại Việt Nam, đưa quốc gia này dẫn đầu 6 thị trường Đông Nam Á với tỷ lệ chuyển đổi trực tuyến cao hơn 30% so với mức trung bình trong khu vực.
Đối với người tiêu dùng
Chuyển đổi số cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng và khách hàng. Trong ngành bán lẻ, điều này đồng nghĩa với việc mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng trong suốt hành trình mua sắm của họ.
Theo nghiên cứu, 73% khách hàng cho rằng trải nghiệm mua sắm là yếu tố quyết định đến việc mua hàng, với 43% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho trải nghiệm tiện lợi và 42% ưu tiên trải nghiệm thân thiện.
2. Vì sao ngành bán lẻ cần chuyển đổi số?
2.1. Đại dịch COVID-19 thúc đẩy chuyển đổi số
Trong hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã trở thành bước ngoặt quan trọng, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp bán lẻ. Đối mặt với các hạn chế và điều chỉnh mới, các doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số không chỉ sống sót qua cuộc khủng hoảng mà còn tạo nên sự bứt phá trong ngành.
Đây là cơ hội để nhận ra tiềm năng của công nghệ trong việc thay đổi mô hình kinh doanh, phương thức hoạt động và chiến lược khách hàng.
2.2. Thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng
Hành vi và thói quen của người tiêu dùng đã thay đổi nhờ sự tiến bộ của công nghệ. Các thiết bị di động thông minh, ứng dụng và internet cho phép khách hàng nhanh chóng tìm kiếm và tiếp cận những gì họ cần ngay lập tức.
Vào năm 2021, khoảng 35 triệu người đã mua sắm trực tuyến và 48 triệu người sử dụng ví điện tử tại Việt Nam. Dự kiến đến năm 2025, số lượng người mua sắm trực tuyến sẽ tăng lên 70 triệu.
2.3. Cạnh tranh ngày càng cao giữa các doanh nghiệp bán lẻ
Ngành bán lẻ là một thị trường hấp dẫn nhưng đầy cạnh tranh. Trong kỷ nguyên công nghệ số, việc tận dụng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp xử lý khối lượng công việc lớn, bắt kịp thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong quá trình chuyển đổi hoá của doanh nghiệp, việc tận dụng sức mạnh của các phần mềm công nghệ là điều vô cùng cần thiết và giúp tăng hiệu quả kinh doanh rất nhiều.
Các doanh nghiệp có thể tham khảo StringeeX - một phần mềm tổng đài CSKH đa kênh, giúp các doanh nghiệp triển khai và quản lý các kênh CSKH trên cùng một nền tảng. Với StringeeX, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập các chiến dịch gọi ra tự động để thông báo xác nhận đơn hàng, trạng thái giao hàng hoặc để nhân viên xử lý các khiếu nại từ khách hàng. Mọi thông tin liên quan đến các cuộc gọi này, bao gồm cả file ghi âm, thông tin khách hàng và lịch sử liên hệ, đều được lưu trữ trong từng phiếu ghi và được mã hóa để dễ dàng tra cứu và quản lý.
Ngoài ra, StringeeX còn cung cấp tính năng CRM tích hợp ngay trong phần mềm hoặc có thể tích hợp với các hệ thống CRM của bên thứ ba, giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quá trình chăm sóc khách hàng.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận tư vấn, bạn có thể đăng ký tại đây:
3. Cơ hội, thách thức và giải pháp chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
3.1. Cơ hội của chuyển đổi số ngành bán lẻ
Thị trường bán lẻ sôi động
Nhu cầu mua sắm cao tại Việt Nam đã thu hút đầu tư lớn từ khắp nơi trên thế giới. Thị trường bán lẻ nội địa không ngừng phát triển, chiếm 78.88% GDP và đóng góp 11.7% vào giá trị gia tăng GDP vào năm 2020.
Cơ cấu dân số trẻ
Lực lượng lao động và người tiêu dùng trẻ tuổi của Việt Nam nhanh chóng tiếp thu và ứng dụng công nghệ, tạo thói quen mua sắm hiện đại và sáng tạo.
Sự dịch chuyển của mua sắm trực tuyến
Mua sắm trực tuyến và thanh toán điện tử như ví điện tử, thẻ tín dụng và chuyển khoản ngân hàng đã hoàn thiện hóa quy trình mua sắm. Sự kết nối giữa các thiết bị di động thông minh và nhu cầu tiện lợi ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành bán lẻ.
Nền chính trị ổn định và nền kinh tế phát triển
Chính phủ Việt Nam liên tục hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ phát triển sáng kiến số, tạo cơ hội tái định vị ngành bán lẻ trong sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế quốc gia.
3.2. Thách thức của chuyển đổi số đối với ngành bán lẻ
Cạnh tranh gay gắt
Thị trường bán lẻ Việt Nam không chỉ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội địa mà còn với các thương hiệu quốc tế. Doanh nghiệp bán lẻ thuần Việt cần đổi mới và tạo ra giá trị độc đáo thông qua chuyển đổi số để thu hút người tiêu dùng.
Thiếu liên kết giữa các bên liên quan
Chuỗi cung ứng gồm nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ cần hoạt động thống nhất để tăng hiệu quả bán hàng kỹ thuật số. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, sự phối hợp chưa trơn tru, dẫn đến thiếu sót trong chăm sóc khách hàng.
Mức độ chuyên nghiệp thấp
Nhiều tổ chức bán lẻ vừa và nhỏ vẫn dựa vào bán hàng thủ công, dẫn đến nguồn hàng hạn hẹp, giá cả thiếu cạnh tranh, kiểm soát chất lượng kém và mạng lưới chưa đáp ứng mong đợi của khách hàng.
Thói quen mua hàng truyền thống
Dù mua sắm hiện đại đang phát triển, nhiều người tiêu dùng lớn tuổi hoặc ở nông thôn vẫn ưa thích mua hàng tại cửa hàng vật lý do thiếu niềm tin vào sản phẩm trực tuyến.
4. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ mới hiện nay
4.1. Mua sắm "không tiếp xúc"
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã mở rộng gian hàng trên các kênh trực tuyến và thương mại điện tử để tăng cường tương tác và tối ưu hóa quyền lợi khách hàng. Những nền tảng này cung cấp thông tin sản phẩm và chương trình khuyến mãi tinh tế, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoạt động như thuê mặt bằng và nhân sự.
Ứng dụng công nghệ mới như thực tế tăng cường (AR) giúp khắc phục các trở ngại của việc mua sắm trực tuyến, bằng cách trình bày sản phẩm dưới dạng mô hình 3D. Theo báo cáo, 61% khách hàng chọn thương hiệu sử dụng AR và 72% mua các sản phẩm mà họ không dự định trước đó.
4.2. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trên thương mại điện tử
Trong mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm, tạo trải nghiệm cá nhân hóa trở nên thiết yếu. Với tầng lớp trung lưu phát triển nhanh tại Việt Nam, nhu cầu thể hiện cá tính và sự khác biệt trong tiêu dùng ngày càng tăng.
Các thương hiệu bán lẻ cần thiết kế quảng bá, tin nhắn tiếp thị và sản phẩm dựa trên dữ liệu khách hàng như sở thích, hành vi mua sắm, và lịch sử giao dịch. Những hình thức phổ biến bao gồm đề xuất sản phẩm, quảng cáo pop-up, và nội dung email cá nhân hóa. Kết quả cho thấy, khách hàng luôn cảm thấy hứng thú và được thúc đẩy mua sắm khi trải nghiệm được cá nhân hóa theo sở thích riêng của họ.
Xem thêm: Marketing trong thương mại điện tử là gì? 8 hình thức Ecommerce Marketing hiệu quả nhất
Tạm kết
Bài viết trên đây đã giải thích rất chi tiết chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì cũng như những lợi ích, cơ hội và thách thức của hoạt động này với doanh nghiệp. StringeeX mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho quý doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.
Đăng ký dùng thử StringeeX miễn phí 10 ngày tại đây để trải nghiệm: