Remarketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm thu hút, tăng tương tác với khách hàng tiềm năng, để từ đó tạo chuyển đổi và gia tăng lợi nhuận. Vậy remarketing là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao? Cùng StringeeX tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Tìm hiểu remarketing là gì?

Remarketing là gì mà lại được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến?

Khái niệm về remarketing

Remarketing được dịch ra tiếng Việt là tiếp thị lại, được sử dụng rất nhiều trong các chiến dịch Email marketing. Mục đích của remarketing là nhắc nhở khách hàng về những thao tác hay hành động còn dang dở. Ví dụ như việc khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa đặt hàng hay thanh toán.

Không chỉ được sử dụng trong email marketing mà remarketing còn là một công cụ đắc lực trong các chiến lược gia tăng doanh số bán hàng. Ví dụ như up-sell (Bán thêm - Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm phiên bản giá trị cao hơn) hay cross-sell (Bán chéo - Kích thích người mua chi thêm tiền cho sản phẩm có liên quan với sản phẩm mà họ định mua ban đầu).

Chưa hết, remarketing cũng được sử dụng trong việc chăm sóc khách hàng tại các giai đoạn và thời điểm khác nhau. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng và tạo ra mối quan hệ bền vững hơn.

Ví dụ về remarketing 

Tiếp thị lại được sử dụng để kích thích người dùng mua hàng

 

Ví dụ bạn thường xuyên lướt các trang thương mại điện tử để mua sắm sản phẩm (Ví dụ như Shopee, Lazada, Tiki,...). Sau đó, bạn thấy vài sản phẩm ưng ý nên đã thêm vào giỏ hàng. Tuy nhiên vì một vài lý do nào đó mà bạn quên chưa thanh toán hoặc chưa có ý định mua ngay lập tức.

Sau vài ngày, sàn thương mại điện tử đó gửi tới bạn thông báo để nhắc nhở rằng: Bạn vẫn còn quên hàng trong giỏ, đồng thời gửi tới mã giảm giá hay ưu đãi nào đó rất hấp dẫn. Điều này khiến bạn bị thu hút và click vào giỏ hàng để thanh toán luôn.

Đến đây bạn có thể thấy được “sức mạnh” của remarketing rồi đúng không nào. Trong trường hợp bạn từ chối thanh toán đơn hàng, thì ít nhất hình ảnh của thương hiệu cũng đã gây ấn tượng với bạn sau lần “nhắc nhở” đó.

Xem thêm bài viết:

2. Cách thức hoạt động của remarketing ra sao?

Cookie chính là dấu chân mà mỗi người dùng để lại khi truy cập 1 trang web

Khi người dùng truy cập vào bất kì một website nào, họ sẽ để lại dấu chân là cookie (Một bản ghi được tạo và lưu trữ trên trình duyệt). Những cookie này sẽ giúp marketer có số liệu cụ thể về những trang web bạn đã truy cập, thời lượng truy cập của từng trang hay những nội dung mà bạn quan tâm.

Cụ thể, quy trình hoạt động của remarketing - tiếp thị lại diễn ra như sau:

  • Marketer nhúng đoạn mã remarketing vào website của mình.
  • Người dùng truy cập vào website đó và để lại cookie trên trình duyệt.
  • Người dùng rời đi và đến một website khác cho phép hiển thị quảng cáo của Google
  • Sau đó, Google sẽ căn cứ vào thông tin của cookie mà hiển thị quảng cáo website của bạn trên website khác.

3. Tại sao nên thực hiện chiến dịch remarketing?

Lý do nên sử dụng remarketing là gì?

Hiện nay có tới 90% doanh nghiệp sử dụng remarketing bởi đây là hình thức tiếp thị không mất quá nhiều chi phí mà lại có thể giúp doanh nghiệp gia tăng chuyển đổi và tạo đơn hàng.

4. Lợi ích của remarketing với doanh nghiệp 

Dưới đây là 4 lợi ích hấp dẫn mà remarketing đem lại cho doanh nghiệp:

Tăng tỷ lệ chuyển đổi cho sản phẩm/dịch vụ

Remarketing sẽ giúp sản phẩm/dịch vụ tiếp cận tới những người đã từng tương tác với website hoặc thông điệp truyền thông của bạn. Điều này có nghĩa là các đối tượng này đã có sự hiểu biết và yêu thích nhất định đối với sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của bạn rồi. 

Nếu ngay lúc này, bạn thực hiện remarketing thì cơ hội để khách hàng chốt đơn sẽ cao hơn. Từ đó, giúp gia tăng chuyển đổi đáng kể. 

Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu

Remarketing giúp thương hiệu thường xuyên được hiện diện trước khách hàng, nhất là khi họ liên tục thấy thông báo hoặc quảng cáo của bạn trên các trang web khác. Đây chính là cơ hội để khiến khách hàng tăng cường nhận thức về thương hiệu của bạn.

Dễ dàng thu thập dữ liệu khách hàng

Remarketing chính là sự bổ trợ hiệu quả nhất cho hoạt động SEO và SEM. Khi website có lượng truy cập ổn định thì bạn có thể lưu trữ cookie người dùng trong danh sách để tiến hành tiếp thị lại.

Việc remarketing này sẽ giúp doanh nghiệp thu thập các thông tin khách hàng như email, số điện thoại,...

Xây dựng mối quan hệ bền lâu với khách hàng

Việc thường xuyên tương tác và gửi thông báo nhắc nhở tới khách hàng của remarketing - tiếp thị lại, sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tạo dựng lòng tin với khách hàng.

Lý do doanh nghiệp nên remarketing

Bên cạnh các lợi ích dễ thấy thì tiếp thị lại còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả marketing:

  • Tiết kiệm chi phí: Remarketing thường tiếp cận tới những người đã biết tới thương hiệu, sản phẩm nên chi phí của remarketing sẽ thấp hơn so với quảng cáo rất nhiều.
  • Dễ tùy chỉnh đối tượng: Doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên các hành vi trước đó của họ. Việc này sẽ giúp tăng hiệu quả chuyển đổi lên đáng kể.
  • Dễ theo dõi hiệu quả: Tiếp thị lại sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả quảng cáo. Vì thế, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi số lượng nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số marketing quan trọng khác.

5. Nguyên tắc để tạo chiến dịch remarketing hiệu quả

Có 4 nguyên tắc để thực hiện remarketing hiệu quả

Để tạo ra một chiến dịch tiếp thị lại hiệu quả, bạn nên chú ý tới những lưu ý sau:

Tập trung vào các điểm nổi bật của thương hiệu

Người dùng hiện nay thường có xu hướng né tránh và bỏ qua quảng cáo. Họ cũng không thích nhấn vào đường link landing page xuất hiện trên mạng xã hội. Vì vậy, bạn nên rút ngắn thông điệp quảng cáo, tập trung vào những điểm nổi bật, cốt lõi nhất của sản phẩm.

Điều này sẽ giúp gây ấn tượng với người dùng tốt hơn và góp phần gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Đưa ra những sản phẩm mà khách hàng quan tâm

Bạn nên tận dụng các số liệu có được từ website để biết được đâu là sản phẩm mà khách hàng quan tâm nhất hoặc xem sản phẩm đó gần đây nhất. Khi họ thấy một sản phẩm đã từng tương tác và xem nhiều thì khả năng đặt hàng sẽ cao hơn.

Sử dụng remarketing đúng thời điểm

Các công cụ marketing đều nên được thực hiện đúng thời điểm và đánh trúng tâm lý khách hàng, bao gồm cả remarketing. Khi thực hiện tiếp thị lại, bạn nên giới hạn cả thời gian và số lượng, tạo tâm lý gấp rút để khách hàng nhanh chóng thanh toán đơn hàng. 

Sử dụng đồng thời cả mã giảm giá và ưu đãi

Để nâng cao hiệu quả chốt đơn và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, việc thực hiện đồng thời remarketing và các chương trình giảm giá là rất cần thiết. Lấy ví dụ đơn giản: Bạn sẽ rất khó để từ chối một thông báo ưu đãi hấp dẫn dành cho sản phẩm mà bạn quan tâm đúng không nào? Đây chính là lợi ích khi hai công cụ remarketing và chương trình ưu đãi kết hợp với nhau.

Tạm kết

Hi vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ remarketing là gì và những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Có thể thấy đây là công cụ được sử dụng rất phổ biến và tiết kiệm chi phí. Chúc bạn thực hiện được các chiến dịch remarketing hiệu quả!

Nếu bạn đang tìm kiếm công cụ hỗ trợ hoạt động Marketing và CSKH thì tham khảo ngay StringeeX. StringeeX là phần mềm tổng đài bán hàng và chăm sóc khách hàng trên đa kênh (Hotline, SMS, Zalo, Facebook, Live-chat…) và có khả năng thực hiện một số tác vụ của một phần Marketing Online như: 

  • Thực hiện chiến dịch SMS Marketing: StringeeX được trang bị các tính năng hiện đại để bạn tự thực hiện được một chiến dịch SMS Marketing bài bản theo đầy đủ các bước hướng dẫn trên.
  • Thực hiện chiến dịch gọi tự động Auto Call:  thực hiện các cuộc gọi ra tự động, dần thay thế các cuộc gọi đơn giản do tổng đài viên thực hiện trước đây như xác nhận đơn hàng, chăm sóc khách hàng, quảng bá sản phẩm mới, thông báo lịch hẹn, nhắc lịch đóng phí, khảo sát khách hàng…
  • Tích hợp CRM: StringeeX được tích hợp sẵn với mini CRM giúp doanh nghiệp có thể sử dụng ngay với những tính năng cơ bản về quản lý liên hệ khách hàng. Ngoài ra, StringeeX hỗ trợ tích hợp với CRM của các bên thứ ba như Salesforce, Hubspot,...

Để tìm hiểu chi tiết, StringeeX xin mời quý doanh nghiệp đăng ký nhận tư vấn tại đây