Đặc điểm chung của một chuyến đi xuyên Việt, một sự kiện âm nhạc với hàng trăm nghìn người tham dự và một bản kế hoạch truyền thông trên các trang mạng xã hội là gì? Đó là đều cần lên kế hoạch! Vậy cách tạo Content Calendar hiệu quả trên Social Media để đánh trúng tâm lý khách hàng mục tiêu, từ đó giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp là như thế nào? Cùng Stringee tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Content Calendar cho Social Media là gì?
Content Calendar cho Social Media hiểu đơn giản chính là kế hoạch sản xuất nội dung trên các trang mạng xã hội, ví dụ như: Facebook, Instagram, Youtube, TikTok,... Đây là một công cụ quan trọng giúp người làm Marketing lập kế hoạch và quản lý các nội dung truyền thông cho một doanh nghiệp hay thương hiệu một cách đầy đủ và hiệu quả nhất!
Thông thường, để một bản Content Calendar trên Social Media đạt được kết quả tốt nhất, các bạn cần quan tâm những mục sau trong bản kế hoạch của mình:
- Các tài khoản mạng xã hội cần thiết;
- Ngày, giờ nào sẽ đăng nội dung gì?
- Nội dung về câu chữ, hình ảnh hay video tương ứng như thế nào?
- Một số yếu tố khác như có hashtag, dẫn link… hay không.
- Người phụ trách biên tập và đăng tải nội dung đó
- Trạng thái xử lý nội dung (Đang thực hiện, Chờ duyệt, Đã duyệt, Đã đăng…)
- …
2. Cách tạo Content Calendar hiệu quả và đánh trúng đối tượng khách hàng
Để có được một bản kế hoạch nội dung hoàn chỉnh và có thể vận hành được, các bạn nên làm theo các bước dưới đây:
2.1. Nghiên cứu thị trường, sản phẩm và khách hàng mục tiêu
Ở bước này, các bạn cũng cần nghiên cứu và tìm hiểu rất rõ về thị trường, ngành hàng, về thương hiệu, sản phẩm và đối tượng khách hàng mục tiêu. Đôi khi, các bạn có thể phải thực hiện cả những cuộc khảo sát khách hàng để hiểu rõ hơn về họ. Từ đó sẽ biết cách tạo Content Calendar phù hợp nhất với đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới.
Cụ thể, bạn cần tìm hiểu rõ các yếu tố sau:
- Ngành hàng của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp
- Tên thương hiệu, ý nghĩa tên thương hiệu
- Phân tích theo 6Ps trong Marketing: Product (sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp), Price (mức giá bán như thế nào), Place (địa điểm bán, phân phối), Promotion (các hoạt động xúc tiến đã triển khai, hoặc chưa có), People (yếu tố về con người), Physical Evidence (yếu tố cơ sở vật chất)...
- Điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ là gì (USP)?
- Nắm rõ chân dung đối tượng mục tiêu bạn muốn truyền tải nội dung tới họ (Hành vi của họ trên Social Media ra sao, họ yêu thích dạng nội dung nào…)
Tiếp theo đó, các bạn cũng cần biết được những mục tiêu cần đạt được của hoạt động truyền thông mà doanh nghiệp muốn đạt được là gì để có những hướng đi đúng đắn nhất. Mục tiêu là tăng mức độ nhận diện thương hiệu hay để bán hàng, cần xác định rõ điều này.
Phân tích các đối thủ cạnh tranh và cách họ đang làm Marketing cũng vô cùng cần thiết để đưa ra những đề xuất hợp lý cho bản kế hoạch nội dung của bạn. Đặc biệt là khi bạn muốn xây dựng được những yếu tố chạm tới được cảm xúc của khách hàng và từ đó thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
2.2. Xác định những yếu tố sẽ xuất hiện trong Content Calendar
Tất nhiên, Content Calendar cần được xây dựng để phù hợp với sản phẩm/dịch vụ, đồng thời giải quyết bài toán của thương hiệu và đạt được được mục tiêu đã đề ra. Các yếu tố cần xuất hiện trong bản Content Calendar của bạn bao gồm:
- Nền tảng mạng xã hội mà bạn sẽ lựa chọn.
- Khoảng thời gian thực hiện Content Calendar (ví dụ tháng 5, tháng 6, tháng 7… năm 2023).
- Từng ngày, giờ cụ thể sẽ đăng tại những nội dung gì, định dạng trình bay ra sao, ở đây bạn cũng sẽ xác định được số lượng bài viết mỗi ngày.
- Các link dẫn, tài liệu hay hình ảnh tham khảo.
- Phân công người thực hiện sản xuất nội dung.
…
2.3. Lựa chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn
Sau khi đã có những phân tích và đánh giá chi tiết, người làm truyền thông cần hiểu sâu sắc và một cách toàn diện những kênh Social Media nào sẽ phù hợp với đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn hướng tới. Và những loại nội dung nào sẽ phù hợp với đối tượng mục tiêu mà bạn muốn thu hút?
Không phải sản phẩm/dịch vụ nào cũng sẽ giống nhau về cách truyền thông và tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Có những thương hiệu sẽ phù hợp với nền tảng Facebook, nhưng cũng có thương hiệu lại phù hợp hơn trên Instagram hay TikTok, hoặc đồng thời cả 3 nền tảng. Chính vì vậy bạn cần xác định rõ vấn đề này để có thể xây dựng một bản Content Calendar phù hợp và hiệu quả nhất!
2.4. Xin feedback từ những người có kinh nghiệm
Sau khi hoàn thành bản Content Calendar, hãy chia bản kế hoạch của mình với nhóm sếp của bạn, trưởng nhóm hay các đồng nghiệp hoặc bất cứ ai có kinh nghiệm để nhận lại phản hồi từ họ. Để một Content Calendar được hoàn chỉnh, chúng ta nên không ngần ngại tiếp nhận các phản hồi và góp ý, đồng thời cũng cần thay đổi linh hoạt theo tình hình của thị trường chứ không hẳn là cố định.
2.5. Kiểm tra lại hiệu quả hoạt động của nội dung trên các kênh Social Media
Cuối cùng, việc kiểm tra lại hoạt động truyền thông trên các kênh Social Media là rất quan trọng. Hoạt động này giúp người làm nội dung đánh giá được một số vấn đề như:
- Sự hiện diện của thương hiệu trên mạng xã hội có thật sự hiệu quả hay không?
- Các nội dung đang triển khai hiện tại được đối tượng mục tiêu đón nhận và hưởng ứng như thế nào? Tích cực hay tiêu cực?
- Những loại nội dung nào đem lại hiệu ứng tốt, những loại nội dung nào chưa tốt hoặc không phù hợp với thương hiệu?
Bạn có thể đánh giá được sơ bộ những điều này dựa trên các chỉ số như lượt tăng Like/Follow của Fanpage, lượt tương tác trên mỗi bài viết như số người react bài viết, số bình luận và chia sẻ, số người click vào xem link, số lượng tin nhắn, phản hồi của khách hàng và doanh thu đưa về từ hoạt động này.
3. Các công cụ hỗ trợ xây dựng Content Calendar dễ dàng và hiệu quả hơn
3.1. Template Content Calendar trên Excel của HubSpot
Có thể nhiều bạn đã sử dụng Excel cho các loại báo cáo và phân tích dữ liệu quan trọng trong Marketing. Đồng thời thì công cụ đa diện này cũng hoàn hảo cho việc tổ chức lịch nội dung truyền thông xã hội.
Tuy nhiên, Excel hiện nay lại có một nhược điểm đó là làm offline, trong khi đó nếu công việc sản xuất nội dung và truyền thông của bạn là một công việc cần có sự làm việc nhóm của nhiều người thì sẽ khá bất tiện.
Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể tham khảo mẫu Content Calendar được chia sẻ từ HubSpot dưới đây nhé!
Template này hoạt động như một công cụ lập kế hoạch, giúp bạn theo dõi và lưu trữ các nội dung truyền thông trên mạng xã hội. Các bạn có thể lưu về để áp dụng cho phiên bản offline hoặc online của Excel.
3.2. Google Drive
Đây có lẽ là công cụ phổ biến và được nhiều người làm nội dung ưa chuộng nhất hiện nay. Google Drive có một số tính năng hữu ích giúp các nhà tiếp thị truyền thông xã hội dễ dàng xây dựng lịch nội dung hiệu quả. Đặc biệt rất phù hợp cho làm việc teamwork.
Giá: Miễn phí cho sử dụng cá nhân. Các gói Google Workspace dành cho doanh nghiệp có giá từ $6 mỗi tháng.
Dưới đây là ví dụ về cách mà bạn có thể sử dụng Google Drive, cụ thể là Google Docs để lên kế hoạch và theo dõi Content Calendar của mình:
3.3. LoomLy
Các tính năng cung cấp: Lập kế hoạch nội dung, sáng tạo, xuất bản và lịch
Loomly cho phép bạn quản lý nội dung của mình, lên lịch đăng bài, xem chúng dưới dạng danh sách hoặc lịch và phân tích bài đăng nào đang hiệu quả so với bài đăng nào cần cải thiện.
Bộ tính năng mạnh mẽ nhất của Loomly bao gồm môi trường cộng tác và phê duyệt để các nhóm có thể gửi mô hình mẫu, đưa ra nhận xét, xem nhật ký phiên bản và gắn cờ để phê duyệt. Điều này có thể giúp bạn hợp lý hóa các quy trình để đạt hiệu quả khi có quá nhiều người trong một dự án cụ thể.
Bởi những công dụng vượt trội này mà LoomLy là một công cụ mất phí. Công cụ này cho phép người dùng dùng thử miễn phí 15 ngày. Gói cơ sở là 26$ mỗi tháng cho hai người dùng và 10 tài khoản khi bạn chọn thỏa thuận hàng năm.
Công cụ này hiện chưa quá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên các bạn vẫn có thể thử sử dụng để hỗ trợ tốt hơn cho công việc của mình nhé!
Ngoài những công cụ kể trên, các bạn cũng có thể tham khảo các công cụ hỗ trợ khác như: Trello, SproutSocial, Evernote, Hootsuite, StoryChief…
Tạm kết
Bài viết trên đây đã giúp các bạn trả lời được yêu cầu đặt ra ở đầu bài, đó là cách tạo Content Calendar hiệu quả và chạm được tới khách hàng. Các thông tin được cung cấp cũng đã hướng dẫn rất rõ ràng và các công cụ bạn có thể áp dụng được.
Bên cạnh việc triển khai các nội dung thu hút khách hàng biết đến thương hiệu, bạn và doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề chăm sóc khách hàng trên fanpage để tạo ra chuyển đổi cho sản phẩm/ dịch vụ. Phần mềm StringeeX không phải là phần mềm chuyên về quản lý fanpage nhưng lại vô cùng đa nhiệm khi có thể quản lý khách hàng từ nhiều nguồn bao gồm Facebook Fanpage, Zalo OA, email, Live chat, video call và đặc biệt là tổng đài doanh nghiệp.
Với StringeeX, thay vì sử dụng các phần mềm riêng lẻ để quản lý thì mọi tương tác, yêu cầu của khách hàng từ tất cả các kênh phổ biến (website, email, social) sẽ được đồng bộ và hợp nhất trên một phần mềm duy nhất.
Về tính năng quản lý fanpage Facebook trên StringeeX đáp ứng được các nhu cầu cơ bản như trả lời bình luận, inbox của khách hàng, ghi nhận lại thông tin bằng phiếu ghi và thu thập thông tin khách hàng (tên, số điện thoại, email…) trên một phần mềm duy nhất.
Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất của StringeeX so với các phần mềm khác là cơ chế phân bổ thông minh, tự động chia các bình luận, inbox của khách hàng cho nhân viên theo nhiều luật như xoay vòng, theo nhóm, kỹ năng, chia cho nhân viên hỗ trợ gần nhất,..
Đây là công cụ hàng đầu trong ngành giúp bạn nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, cải thiện hiệu quả của tổng đài và gia tăng trải nghiệm khách hàng. Hơn nữa, StringeeX còn có thể dễ dàng kết nối với các phần mềm CRM, ERP giúp lưu trữ dữ liệu đồng bộ.
Hiện nay, StringeeX đã hợp tác và trợ giúp cho rất nhiều doanh nghiệp vận hành hiệu quả hệ thống chăm sóc khách hàng đa kênh qua gói dịch vụ StringeeX Contact Center. Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ ngay với StringeeX, bạn sẽ được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ Contact Center và nhận báo giá.