Telesales là nghề đem lại tiềm năng phát triển rất cao với mức lương tốt hiện nay. Thế nhưng telesales cũng là công việc tương đối áp lực, không hề dễ dàng như mọi người nghĩ đặc biệt là với những ai mới bắt đầu bước chân vào nghề. Hãy cùng StringeeX khám phá bí kíp trở thành telesales giỏi thông qua những kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây.

1. Telesales là gì?

Telesales là nghề bán hàng qua điện thoại. Nhân viên giữ vị trí telesales có nghĩa vụ thực hiện cuộc gọi đến khách hàng nhằm tư vấn, giới thiệu sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng của Telesales là chốt được đơn hàng, dịch vụ với khách thành công. 

Nhân viên Telesales thuộc bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Họ sẽ liên tục tìm kiếm thông tin của nhóm khách hàng tiềm năng. Đồng thời thực hiện cuộc gọi cho khách để giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Nhân viên tiếp cận khách hàng theo cách khôn khéo để làm sao thuyết phục khách hàng chốt đơn. Từ đó, thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp tăng cao.

2. 08 kỹ năng Telesales dành cho người mới bắt đầu

Để telesales thành công, dù là người mới bắt đầu hay một nhân viên telesales lâu năm cũng cần thuần thục những kỹ năng cơ bản sau:

2.1 Kỹ năng phân tích sản phẩm, khách hàng

Để chốt sale thành công, bạn cần nắm được kỹ năng phân tích phân khúc khách hàng. Khi tìm được nguồn khách hàng đang có nhu cầu cao về sản phẩm, khách hàng sẽ thẳng tay chi tiền ra để mua hàng mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều về mức giá hợp lý với ngân sách của họ.

2.2 Kỹ năng giao tiếp

Một trong những kỹ năng quan trọng để bán hàng thành công là kỹ năng giao tiếp tốt bằng lời nói. Trong bất cứ cuộc gọi nào tới khách hàng, điều đầu tiên bạn nên làm là chào hỏi và giới thiệu về bản thân và tên doanh nghiệp một cách ngắn gọn, rõ ràng để họ có được những thông tin cơ bản về công ty của bạn.

Bạn hãy nhớ rằng, đừng đi ngay vào quá trình giới thiệu sản phẩm mà hãy bắt đầu bằng những thông tin cơ bản. Chú ý đến tốc độ và điều tiết giọng nói phù hợp sẽ giúp bạn tạo sự thân thiện để khách hàng thấy được sự chân thành của bạn trong cuộc giao tiếp. 

Khi bạn bán hàng trực tiếp, khách hàng sẽ đánh giá thái độ và tác phong làm việc dựa trên những ấn tượng đầu tiên. Còn khi bạn tiếp thị qua điện ngoại, người nghe sẽ hình thành những ấn tượng của bạn dựa trên cách bạn nói và trình bày vấn đề. Âm lượng của giọng nói, cách phát âm, những điểm nhấn mạnh trong từng câu có ý nghĩa quan trọng giúp bạn truyền tải thông tin mạnh mẽ và dứt khoát đến khách hàng. 

2.3 Kỹ năng lắng nghe

Để trở thành một Telesales giỏi, buộc bạn phải có kỹ năng lắng nghe. Bởi kỹ năng lắng nghe không chỉ giúp bạn hiểu những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải trong khi giao tiếp mà ngược lại, khách hàng sẽ cảm thấy được tôn trọng khi những ý kiến của họ đưa ra bạn lắng nghe một cách cẩn thận. Vì thế, hãy vận dụng kỹ năng nghe hiệu quả để ghi lại những thông tin chính. 

2.4 Kỹ năng xử lý các tình huống một cách linh hoạt 

Dù là các cuộc gặp mặt trực tiếp hay bán hàng thông qua cuộc gọi thì việc bạn gặp những tình huống phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Một trong những vấn đề đó có thể là gặp khách hàng khó tính, có những phản hồi không tốt liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Nếu bạn rơi vào trường hợp này, đừng tỏ ra khó chịu với họ bởi khách hàng có quyền nói ra suy nghĩ của mình theo những cách khác nhau. Cách cư xử thông minh là bạn nên bình tĩnh và lắng nghe ý kiến của khách hàng, sau đó kiên trì thuyết phục hoặc đưa ra những lời phản hồi hợp tình hợp lý để củng cố niềm tin và trấn an khách hàng. 

2.5 Xây dựng nội dung

Xây dựng nội dung là kỹ năng telesales bắt buộc đối với các nhân viên mới vào nghề nói chung, bởi bạn không thể thuyết phục khách hàng của mình khi còn chưa nắm rõ hoặc nắm hết các thông tin mà bạn muốn truyền tải. Ngoài ra, việc diễn đạt các ý thiếu logic, lủng củng do không chuẩn bị chu đáo sẽ khiến bạn lãng phí thời gian của khách hàng mà kết quả đạt được lại không như mong muốn. Chính vì thế trước khi bắt đầu bất cứ cuộc gọi nào, hãy chuẩn bị càng kỹ lưỡng và càng chi tiết càng tốt kỹ năng telesale.

2.6 Kiềm chế cảm xúc

Khi lựa chọn nghề telesale, bạn sẽ được tiếp xúc với vô vàn kiểu người khác nhau. Thái độ và cách cư xử của mỗi người sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc cho mình. Không phải bất cứ ai cũng có một thái độ hợp tác hoặc sẵn sàng lắng nghe bạn, đôi khi bị dập máy một cách thô lỗ là điều chắc chắn sẽ xảy ra. 

Chính vì thế kỹ năng telesale mà bạn cần rèn luyện là kiềm chế cảm xúc cá nhân của mình, không được để những thứ tiêu cực làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Thay vào đó, hãy nghĩ tới mục tiêu tương lai và mong muốn của bạn khi lựa chọn nghề telesales, việc làm này sẽ giúp bạn có thêm động lực và tinh thần hứng khởi hơn.

2.7 Rèn luyện giọng nói

Nếu bạn là một nhân viên telesale thì giọng nói quyết định tới 80% khả năng thuyết phục khách hàng thành công. Một giọng nói truyền cảm, dễ chịu và nhẹ nhàng sẽ khiến cho người đối diện dễ tiếp nhận thông tin và tập trung hơn vào cuộc trò chuyện, hơn thế nữa nếu khả năng thuyết phục tốt thì họ cũng khó lòng mà từ chối. 

Thế nhưng, không phải bất cứ ai cũng bẩm sinh có một giọng nói hay. Hãy tích cực và cố gắng học hỏi kinh nghiệm cũng như rèn luyện giọng nói của mình thường xuyên để cải thiện kỹ năng telesale của mình.

2.8 Kỹ năng làm chủ thời gian

Với cách tiếp cận khách hàng online thông qua điện thoại, khách hàng thường là người bị động nghe điện thoại nên thời gian của họ thường chưa được chuẩn bị kỹ. Từng giây phút nói chuyện với khách hàng đều giá trị, bạn cần làm chủ được thời gian cuộc gọi, tận dụng để khai thác thông tin.

>>> Tham khảo thêm kinh nghiệm telesales trong các lĩnh vực:

 

3. Những điều “tối kỵ” khi làm telesales bạn cần biết

Telesales hiệu quả đó là bạn tránh tuyệt đối những sai lầm ngớ ngẩn có thể mắc phải. Đôi khi vì sự không chuyên nghiệp mà bạn để lại ấn tượng không tốt đẹp trong lòng khách. Điều này có nghĩa là khách khó có thể đặt niềm tin ở bạn. Như vậy coi như bạn đã thất bại. Để thành công, cách làm Telesales là không mắc các sai lầm dưới đây:  

3.1. Sử dụng kịch bản telesale một cách dập khuôn

Nhân viên bán hàng nào cũng sử dụng một kịch bản telesale. Tuy nhiên, sử dụng kịch bản và việc để khách hàng cảm thấy bạn đang sử dụng kịch bản là 2 việc hoàn toàn khác nhau. 

Khách hàng nhận ra điều này thông qua những dấu hiệu sau: Điện thoại viên bắt đầu cuộc nói chuyện bằng tốc độ quá nhanh, tông giọng quá cao thiếu tự nhiên; Tốc độ phản hồi trước một vấn đề của khách hàng quá nhanh (giống như đã học thuộc bài). 

Để khắc phục điều này, đơn giản hãy giảm tốc độ nói của mình lại, đủ để khiến khách hàng cảm thấy hứng thú chứ không khó chịu là bạn đã thành công.

3.2. Không nói lòng vòng, hãy vào thẳng vấn đề

Khi gọi điện tư vấn bán hàng qua điện thoại, bạn nên nhớ tập trung đi thẳng vào vấn đề. Vì điều này giúp không làm phiền khách, làm mất nhiều thời gian nghe máy của khách hàng. Nói vòng vo không đúng chủ đề có thể khiến khách bực bội. Bởi không có vị khách nào ngồi không để chỉ nghe điện thoại quảng cáo, họ còn công việc và sự riêng tư. 

Trong trường hợp khách đang bận không thể nghe bạn trình bày hết, hãy hướng họ đến một cuộc hẹn khác để có cơ hội giới thiệu tường tận về sản phẩm đến họ.

3.3. Đưa ra quá nhiều thông tin và sản phẩm

Việc bạn đưa ra quá nhiều thông tin và sản phẩm sẽ tạo nên tình trạng thông tin nhiễu. Khách khó có thể tập trung hoặc xác định được thông tin nào là quan trọng, là cần thiết. 

Hơn nữa khi đưa ra nhiều thông tin tức là khách được đưa ra nhiều phương án lựa chọn. Điều này càng khiến khách do dự không thể đưa ra được quyết định cuối cùng. Do đó, thông tin càng ít và trọng tâm, nổi bật càng tốt.

Bạn nên sử dụng đồng thời câu hỏi mở gây kích thích và tính tò mò với khách hàng. Đặc biệt là những khuyến mãi khủng tạo cảm giác thích thú và hứng thú cho người nghe.

3.4. Không ép khách hàng

Bạn hãy thử đặt mình vào địa vị khách hàng khi bị ở tư thế “ép” phải mua hàng trong khi bạn không hề có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ. Chắc chắn đó là cảm giác rất khó chịu. Khi bạn ép khách hàng mua nghĩa là thực tế khách không hề có ý định hoặc có nhu cầu. Họ có thể sẽ mua cho xong nhưng chắc chắn sẽ không quay lại lần sau. 

Do vậy, để trở thành một Telesale chuyên nghiệp, bạn đừng bao giờ ép khách hàng mua khi họ chưa thật sự có nhu cầu.

Tạm kết

Hi vọng những kiến thức mà StringeeX tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn phần nào hình dung ra công việc phải làm cũng như những điều mà một telesales phải đối mặt hàng ngày. Hãy biết cách vận dụng những lý thuyết trên một cách linh hoạt, chắc chắn bạn sẽ sớm trở thành một telesales chuyên nghiệp trong tương lai.

Chia sẻ thêm:

Hiện nay, nhiều nhân viên bán hàng và doanh nghiệp vẫn sử dụng hình thức gọi điện truyền thống là sử dụng điện thoại di động của công ty hoặc của chính nhân viên bán hàng để thực hiện các cuộc gọi ra. Cách làm này chỉ thực sự phù hợp với các đội bán hàng quy mô nhỏ, dưới 5 người. 

Trường hợp với đội sale quy mô 10, 20 thậm chí 50 người thì hình thức này sẽ gây không ít khó khăn cho người quản lý trong việc kiểm soát chất lượng cuộc gọi. Chưa kể, nhân viên cũng sẽ dễ dàng lưu trữ thông tin khách hàng, trong trường hợp họ nghỉ việc, doanh nghiệp sẽ bị thất thoát lượng data khách hàng lớn. 

Chưa kể, việc thiếu dữ liệu khách hàng thống nhất cũng đem lại trải nghiệm cá nhân hoá không tốt cho khách hàng. Khách hàng thích được quan tâm và tư vấn điều họ cần chứ không thích cái mà doanh nghiệp muốn họ mua, nhưng nhân viên tìm đâu ra thông tin đó từ chiếc điện thoại của họ đây?

Vấn đề này giờ đây đã có lời giải với StringeeX - Giải pháp tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh:

  • Dễ dàng thực hiện cuộc gọi ra ngay cả trên máy tính làm việc hoặc từ bất cứ nơi đâu chỉ cần có kết nối mạng.
  • Nhân viên có thể thấy thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, những chú ý từ hệ thống từ đó nhằm tạo trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.
  • Tự động lưu trữ dữ liệu cuộc gọi thông qua phiếu ghi, bao gồm file ghi âm, thông tin khách hàng, thông tin nhân viên bán hàng…
  • Cung cấp báo cáo, các chỉ số đánh giá chất lượng cuộc gọi cho nhân viên và nhà quản lý dễ dàng theo dõi, đánh giá.

Xin mời quý doanh nghiệp tham gia trải nghiệm miễn phí 15 ngày để hiểu rõ hơn về StringeeX TẠI ĐÂY.