Trong thời đại công nghệ không ngừng thay đổi và phát triển như hiện nay, mô hình PESO được biết đến như một phương pháp giúp doanh nghiệp định hình và triển khai hoạt động truyền thông một cách có hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn. Vậy mô hình PESO là gì và đo lường mô hình này như thế nào? Hãy cùng StringeeX tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình PESO là gì?

Mô hình PESO được tạo ra nhằm giúp các doanh nghiệp và chuyên gia lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch truyền thông – Marketing một cách hiệu quả hơn. PESO là viết tắt của bốn loại phương tiện truyền thông bao gồm: Paid (Trả phí), Earned (Kiếm được), Shared (Chia sẻ) và Owned (Sở hữu).

Mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp xem xét và bổ sung các kênh phù hợp vào chiến dịch quảng cáo của mình. Mỗi kênh có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy, doanh nghiệp cần biết cách kết hợp chúng để tận dụng tối đa lợi thế và khắc phục hạn chế, nhằm đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất.

Tham khảo thêm: 4 cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp

2. Các thành phần và cách hoạt động của mô hình PESO

Như đã nhắc tới ở trên, mô hình PESO gồm bốn thành phần chính: Paid Media (Trả phí), Earned Media (Kiếm được), Shared Media (Chia sẻ) và Owned Media (Sở hữu). Bốn thành phần này tạo nên một khung chiến lược toàn diện trong lĩnh vực truyền thông và Marketing của doanh nghiệp. 

Dưới đây là thông tin chi tiết về từng thành phần:

2.1. Paid Media

  • Cách hoạt động: Paid Media là việc mua không gian quảng cáo trên các nền tảng như truyền hình, báo chí, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, TikTok…), radio, Google AdWords... Doanh nghiệp sử dụng quảng cáo trả phí để nhắm mục tiêu đến đối tượng cụ thể bằng các công cụ tinh vi, tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch. Quảng cáo có thể tùy chỉnh dựa trên đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua sắm và các yếu tố khác.
  • Mục tiêu hướng tới: Tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số. Paid Media nhanh chóng truyền tải thông điệp sản phẩm đến lượng lớn người tiêu dùng, cho phép thương hiệu kiểm soát ngân sách và ROI chặt chẽ.
  • Thách thức: Duy trì hiệu quả chiến dịch với ngân sách hợp lý và đảm bảo phản ánh đúng giá trị và thông điệp thương hiệu.

2.2. Earned Media

  • Cách hoạt động: Earned Media là sự công nhận và chia sẻ tự nhiên từ người dùng, báo chí và các nguồn truyền thông khác mà không cần đầu tư tài chính trực tiếp. Ví dụ bao gồm các bài viết, đánh giá, nhắc đến trên mạng xã hội và các hình thức chia sẻ khác. Earned Media thường xuất phát từ sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ xuất sắc hoặc các chiến dịch Marketing sáng tạo.
  • Mục tiêu hướng tới: Xây dựng uy tín thương hiệu, tạo lòng tin và tăng cường sự tương tác với khách hàng. Sự chia sẻ tích cực tự nhiên từ người dùng tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy nhận thức và niềm tin vào thương hiệu.
  • Thách thức: Việc tạo ra Earned Media đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực lâu dài.

2.3. Shared Media

  • Cách hoạt động: Shared Media tập trung vào việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ nội dung và tương tác với khách hàng. Nội dung có thể được chia sẻ bởi cả thương hiệu và người dùng, tạo môi trường tương tác và lan truyền thông điệp. Các nền tảng mạng xã hội cung cấp cơ hội để thương hiệu tạo và phân phối nội dung hấp dẫn, khuyến khích người dùng tham gia và chia sẻ.
  • Mục tiêu hướng tới: Tăng nhận diện thương hiệu, xây dựng cộng đồng và thúc đẩy sự tương tác của đối tượng mục tiêu. Nội dung chia sẻ và tương tác trên mạng xã hội giúp thương hiệu duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và lan truyền thông điệp một cách tự nhiên.

Tham khảo thêm: Cách tạo Content Calendar cho Social Media đánh trúng khách hàng mục tiêu

2.4. Owned Media

  • Cách hoạt động: Owned Media bao gồm các kênh truyền thông mà thương hiệu sở hữu và kiểm soát hoàn toàn, như website, blog và bản tin điện tử. Qua các kênh này, thương hiệu truyền đạt thông điệp, giá trị và thông tin sản phẩm một cách chi tiết và nhất quán. Owned Media cũng xây dựng SEO, cải thiện vị trí website trên các công cụ tìm kiếm.
  • Mục tiêu hướng tới: Cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về sản phẩm/dịch vụ, xây dựng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy SEO. Duy trì nội dung chất lượng cao và cập nhật thường xuyên giúp thu hút và giữ chân khách hàng, tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến của thương hiệu.

Việc kết hợp linh hoạt và chiến lược bốn thành phần này trong mô hình PESO giúp doanh nghiệp tạo ra một chiến lược truyền thông đa kênh mạnh mẽ, tối ưu hóa sự hiện diện và tương tác với khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau.

3. Lợi ích của mô hình PESO với doanh nghiệp

Sử dụng mô hình PESO trong chiến lược truyền thông và Marketing mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Mô hình này không chỉ cải thiện hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo mà còn xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững. 

Dưới đây là các lợi ích chính của việc áp dụng mô hình PESO:

Tăng cường hiện diện đa nền tảng

Mô hình PESO giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến bằng cách kết hợp các loại media khác nhau. Owned Media cho phép doanh nghiệp kiểm soát nội dung và thông điệp trên các kênh riêng như website, blog, hoặc ứng dụng di động. 

Shared Media và Earned Media tăng cường sự hiện diện thông qua sự tương tác và chia sẻ từ cộng đồng, trong khi Paid Media mở rộng nhanh chóng khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Xây dựng và củng cố uy tín thương hiệu

Mô hình PESO giúp xây dựng và củng cố uy tín thương hiệu thông qua việc tạo và phân phối nội dung chất lượng trên nhiều kênh. Earned Media mang lại sự công nhận và đánh giá tích cực từ bên ngoài, còn Shared Media cho phép khách hàng chia sẻ trải nghiệm và ý kiến, tạo hiệu ứng lan tỏa tự nhiên. Sự kết hợp này làm tăng niềm tin và uy tín vào thương hiệu.

Tối ưu hóa ngân sách Marketing

Mô hình PESO cung cấp một cách tiếp cận linh hoạt trong việc phân bổ ngân sách Marketing. Doanh nghiệp có thể tận dụng Earned Media và Shared Media để giảm bớt phụ thuộc vào quảng cáo trả phí, đồng thời sử dụng Paid Media chiến lược để tạo ảnh hưởng mạnh mẽ trên các nền tảng số.

Khuyến khích sự tương tác từ khách hàng

PESO khuyến khích sự tương tác và phản hồi từ khách hàng thông qua Shared Media và Earned Media. Điều này giúp doanh nghiệp lắng nghe và hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn và quan điểm của khách hàng.

Cải thiện SEO và lưu lượng truy cập

Tạo nội dung chất lượng cao và tối ưu hóa SEO trên Owned Media tăng cường lưu lượng truy cập tự nhiên đến website. Khi nội dung này được chia sẻ và thảo luận trên Shared Media và Earned Media, nó giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm, tăng khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng.

Việc áp dụng mô hình PESO giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược truyền thông và Marketing đa kênh hiệu quả, tối ưu hóa sự hiện diện và tương tác với khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau.

4. Cách đo lường mô hình PESO trong Marketing

Đo lường hiệu quả của mô hình PESO (Paid, Earned, Shared, Owned Media) là bước quan trọng để đánh giá thành công của chiến lược truyền thông và marketing. Điều này giúp xác định các yếu tố hoạt động tốt, cần cải thiện và cách tối ưu hóa nguồn lực. 

Các chỉ số để đo lường hiệu quả của từng yếu tố trong mô hình PESO bao gồm:

Paid Media

  • ROI (Return on Investment): Tính toán lợi nhuận thu được so với số tiền đã chi cho chiến dịch.
  • CPC (Cost Per Click) và CPM (Cost Per Thousand Impressions): Phân tích chi phí cho mỗi lần nhấp và mỗi ngàn lượt hiển thị.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: Xác định tỷ lệ khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự.

Earned Media

  • Số lượng và chất lượng đề cập: Đếm số lần thương hiệu được nhắc đến và đánh giá tính tích cực của những đề cập.
  • Tầm ảnh hưởng của nguồn: Đánh giá uy tín và tầm ảnh hưởng của các nguồn truyền thông đã đề cập thương hiệu.
  • Lưu lượng truy cập từ nguồn bên ngoài: Phân tích lượng truy cập web từ các liên kết bên ngoài.

Shared Media

  • Tương tác: Đo lường số lượt thích, bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội.
  • Tăng trưởng người theo dõi: Theo dõi sự tăng trưởng số lượng người theo dõi trên các tài khoản mạng xã hội.
  • Phản hồi và cảm xúc: Phân tích phản ứng của cộng đồng đối với nội dung được chia sẻ.

Owned Media

  • Lưu lượng truy cập web: Theo dõi số lượt truy cập, thời gian trên trang và tỷ lệ thoát.
  • Tỷ lệ chuyển đổi trên trang sở hữu: Đo lường số lượng khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng hoặc thực hiện hành động mong muốn.
  • SEO và xếp hạng từ khóa: Theo dõi vị trí và xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm cho các từ khóa quan trọng.

Tham khảo thêm: 5 bước xây dựng một mẫu kế hoạch Marketing chuyên nghiệp

Tạm kết

Bài viết trên đây đã phân tích rất chi tiết về mô hình PESO là gì, cách thành phần và cách thức hoạt động của mô hình này cũng như cách đo lường hiệu quả. StringeeX mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích được cho quý doanh nghiệp trong quá trình triển khai các hoạt động truyền thông - Marketing của mình.

Trong thời đại của công nghệ như hiện nay, việc sử dụng phần mềm và công cụ phân tích chuyên nghiệp sẽ giúp tự động hóa quá trình này và cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả tổng thể của chiến lược truyền thông.

Để đo lượng các chỉ số trong mô hình PESO, chắc chắn doanh nghiệp sẽ cần đến các công cụ thống kê và đo lường. Nhằm hỗ trợ nhà quản lý trong việc theo dõi các chỉ số thống kê hiệu quả của hoạt động chăm sóc khách hàng, một số phần mềm hỗ trợ hiện nay đều được trang bị thêm tính năng tự động tính toán số liệu và tạo báo cáo. 

StringeeX cung cấp giải pháp phần mềm tổng đài CSKH đa nhiệm, có khả năng tích hợp với các phần mềm CRM. Doanh nghiệp có thể quản lý tập trung dữ liệu khách hàng, dễ dàng theo dõi các chỉ số thống kê hiệu quả của đội ngũ bán hàng và CSKH, từ đó tăng doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Mời quý doanh nghiệp tham gia trải nghiệm 10 ngày dùng thử phần mềm StringeeX không giới hạn tính năng tại đây: